Giáo án sinh học7 trường Trung Học Cơ Sở Điền Trung

I. MỤC TIÊU :

 1 Kiến thức:

 Hiểu được thế giới động vật đa dạng , phong phú ( về loài, kích thước, số lượng, cá thể, môi trường sống ).

Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật phong phú như thế nào ?

2. Kỹ năng:

 Kỹ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:.

- Tranh vẽ phóng to các hình sgk.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

2. Giới thiệu:

3. Bài mới:

 

doc112 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án sinh học7 trường Trung Học Cơ Sở Điền Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng di chuyển của cá
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng.
- Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng SGK, yêu cầu học sinh điền bảng.
- Quan sát hình vẽ.
- Tìm hiểu thông tin dưới hình vẽ SGK.
- Hoàn thành bảng: ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá.
- Đại diện 1 học sinh điền bảng, học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn thành bảng.
KL: 
Điều kiện sống khác nhau nên đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá
? Nêu đặc điểm chung của cá?
- Qua tìm hiểu đặc điểm các đại diện của cáđNêu đặc điểm chung của cá.
 Kết luận: 
Đặc điểm chung của cá
 - Sống ở nước.
 - Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
 - Có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
 - Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
 - Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của cá
? Cá có vai trò như thế nào đối với con người?
? Để bảo vệ, phát triển và tận dụng nguồn tài nguyên cá, ta phải làm như thế nào? 
- Tìm hiểu thông tin SGK mục III.
- Trả lời câu hỏi .
KL: Học sinh tự rút ra kết luận
 IV. Kiểm tra đánh giá:
 - Nêu đặc điểm phân biệt lớp cá sụn và cá xương?
- Nêu đặc điểm chung của cá và vai trò của cá đối với con người?
V. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập trong vỡ bài tập
- Ôn tập lại phần: Động vật không xương sống.
 Ngày soạn: 20/ 12/ 09
 Ngày dạy: 21/ 12/ 09
Tiết 34: thực hành- mổ cá
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Nhận dạng một số nội quan trên mẫu mổ.
 2. Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.
 3. Rèn luyện kỹ năng mổ động vật có xương sống, phối hợp làm việc theo nhóm.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Tranh vẽ H32.1 – H.32.3
 - Mỗi nhóm thực hành 1 bộ đồ mổ + 1 con cá chép + chậu nước….
 - Bẳng kẻ sẵn – SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Bài cũ:
- Nêu 1 số đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ?
 2. Bài thực hành:
Hoạt động 1: Hướng dẫn mổ cá
- Giới thiệu tranh vẽ H.32.1 – H 32.2 
- Hướng dẫn cách mổ cá chép theo hình vẽ.
- Theo dõi các nhóm tiến hành thực hành mổ cá, giúp đỡ các nhóm còn lúng túnh khó khăn trong khi mổ.
- Quan sát tranh vẽ.
- Tìm hiểu cách mổ cá theo hình vẽ.
- Tiến hành mổ cá theo nhóm.
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
- Giới thiệu tranh vẽ H2.3 và mô hình cấu tạo trong của cá chép cho học sinh đối chiếu và so sánh.
- Giải thích vai trò của xương cột sống và xương sườn.
- Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh bảng đã kẻ sẵn trong vở thực hành theo mẫu bảng: Các nội quan cá.
- Quan sát mẫu mổ với tranh vẽ và mô hình cấu tạo trong của cá chép để nhận dạng và xác định: Lá mang, tim, dạ dày, ruột, gan, mật, thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng.
- Hoàn chỉnh bảng: Các nội quan của cá.
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá, tổng kết thực hành
- Nhận xét về quá trình chuẩn bị của học sinh , quá trình tiến hành thực hành, nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Đại diện các nhóm thực hành báo cáo 
kết quả thực hành của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung để hoàn chỉnh bản thu hoạch.
- Dọn dẹp vệ sinh phòng thực hành và dụng cụ thực hành.
 Ngày soạn: 24/ 12/ 09
 Ngày dạy: 25/ 12/ 09
Tiết 35: ôn tập phần I
động vật không xương sống
 I. Mục tiêu bài học:
 - Khái quát được đặc điểm các ngành động vật không xương sống từ thấp đến cao.
 - Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.
 - Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.
 - Thấy được tầm quan trọng chung của động vật không xương sống đối với con người và đối với tự nhiên.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 Tranh vẽ các đại diện các ngành động vật không xương sống.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập về tính đa dạng của động vật không xương sống
- Treo bảng phụ kẻ bảng 1: Các đại diện của động vật không xương sống ( Lược bỏ hình vẽ).
- Treo tranh vẽ các đại diện có trong bảng
? Dựa vào bảng, nêu tên các đại diện, tên ngành và đặc điểm của các đại diện đó?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng đã kẻ săn và điền vào bảng phụ dựa vào thông tin bảng 1 và tranh vẽ các đại diện.
Hoạt động 2: Ôn tập về sự thích nghi của động vật không xương sống
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và hoàn thành bảng 2.
- Yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Tiếp tục quan sát tranh vẽ các đại diện động vật không xương sống.
- Hoàn thành bảng 2 vào bảng đã kẻ sẵn.
- Báo cáo kết quả, nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 3: Ôn tập về tầm quan trọng thực tiễn.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 3.
- Hoàn thành bảng 3.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung, và nhận xét đánh giá.
Hoạt động 4: Hệ thống đặc điểm của các ngành động vật không xương sống
? Nêu đặc điểm cơ bản của các ngành động vật không xương sống đã học?
- Tìm hiểu thông tin phần tóm tắt ghi nhớ trong SGK.
- Nêu đặc điểm của ngành động vật không xương sống.
 IV. Dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức phần động vật không xương sống đã học. - Chuẩn bị giấy kiểm tra chất lượng kỳ I.
Ngày thi: 30/ 12/ 09
Tiết 36: thi học kì I
Thi theo đề của phòng giáo dục
 Ngày soạn: 03/ 01/ 10
 Ngày dạy: 04/ 01/ 10
Chương trình học kì 2
Lớp lưỡng cư
Tiết 37: ếch đồng
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nhi với đời sống ở nước, vừa ở cạn.
- Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
 II. Đồ dùng dạy – học:
 -Tranh vẽ H.35.1 – H35.4
 - Mô hình ếch đồng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống của ếch đồng
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục I.
? ếch đồng thường sống ở đâu?
? Thức ăn của ếch đồng là gì? ếch đồng thường kiếm ăn trong thế nào?
? Mùa đông ếch có hiện tượng gì? Điều này có ý nghĩa gì?
? So với cá đặc điểm về đời sống nào của ếch tiến hoá hơn? Vì sao?
- Ghi đề mục I.
- Tìm hiểu thông tin mục I.
- Trả lời câu hỏi .
KL. ếch có đời sống vừa ỏ nước vừa ở cạn, kiến ăn về ban đêm, có hiện tượng trú đông, là động vật biến nhiệt
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển
- Giới thiệu mô hình ếch đồng, yêu cầu học sinh quan sát.
? Nêu 1 số đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng?
- Treo tranh vẽ H.35.2 – H.35.3
? ếch đồng di chuyển như thế nào ở trên cạn và dưới nước?.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng SGK.
- Quan sát mô hình ếch đồng.
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng.
- Quan sát tranh vẽ, nêu cách di chuyển của ếch đồng.
- Quan sát cấu tạo ngoài của ếch đồng, hoàn thành bảng SGK- trang 114.
- Giải thích các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn và ở nước.
Kl. - ếch có hai cách di chuyển: Bơi và nhảy cóc.
 - Cấu tạo ngoài: Học sinh tự rút ra kết luận trong bảng.
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch đồng
? ếch đồng sinh sản vào mùa nào?
? Đến mùa sinh sản, ếch đồng có hiện tượng gì?
? So sánh cách thụ tinh của ếch với cá? Vì sao được gọi là thụ tinh ngoài?
- Treo tranh H. 35.4
? Nêu sự phát triển của ếch?
- Đọc thông tin SGK.
- Trả lời câu hỏi .
- Quan sát tranh vẽ, nêu sự phát triển có biến thái của ếch.
KL: Học sinh tự rút ra kết luận
IV. Kiểm tra đánh giá:
 - Nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với môi trường cạn và nước?
- ếch phát triển như thế nào? 
IV. Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị bài mới
 --------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 7/ 01/ 10
 Ngày dạy: 8/ 01/ 10
Tiết 38: Thực hành- quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nhận dạng và xác định vị trí của các cơ quan ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn nhưng cấu tạo chưa hoàn chỉnh.
 2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập
 II. Đồ dùng dạy – học:
 Mô hình cấu tạo trong của ếch đồng, mẫu mổ ếch đồng, tranh vẽ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
- Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với môi trường nước và cạn?
 2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ xương ếch
- Treo tranh vẽ H. 36.1, yêu cầu học sinh quan sát.
? Nêu vai trò của bộ xương ếch?
? Bộ xương ếch có những đặc điểm nào để thích nghi với đời sống ở cạn và ở nước.
- Hoạt động cá nhân.
- Quan sát tranh vẽ,.
- Trả lời câu hỏi .
KL: Bộ xương ếch gồm: 
- Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của da và các nội quan
- Treo tranh vẽ H36.2 – H36.3.
- Giới thiệu mô hình cấu tạo trong của ếch đồng và mẫu mổ ếch đồng để học sinh quan sát, so sánh.
- Hoạt động nhóm.
- Quan sát, so sánh trên hình vẽ, mô hình và mẫu mổ ếch đồng.
- Nhận dạng các nội quan của ếch đồng.
- Xác định vị trí của các nội quan ếch đồng.
- Xác định đặc điểm các nội quan thích nghi với đời sống ở cạn nhưng có cấu tạo chưa hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: Hoàn thành bảng theo nhóm.
Hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
ý nghĩa thích nghi
ở nước
ở cạn
Tiêu hoá
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết
Thần kinh
 Sinh dục
Hoạt động 4: Tổng kết thực hành
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành đã tổng hợp vào bảng.
- Nhận xét báo cáo của các nhóm bổ sung và hoàn chỉnh báo cáo của các nhóm.
- Đánh giá ý thức học tập, kết quả thực hiện của tiết thực hành.
- Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau.
 IV. Dặn dò:
- Yêu cầu tất cả học sinh về nhà hoàn thành bảng thu hoạch vào vở thực hành, vẽ hình cấu tạo trong của ếch đồng.
 -------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 10/ 01/ 10
 Ngày dạy: 11/ 01/ 10
Tiết 39: đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm để phân biệt 3 bộ trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam
- Nêu được đặc điểm nơi sống và tập tính tự vệ các đại diện của các bộ lưỡng cư ở trên 
- Nêu được vai trò của lương cư đối với con người.
- Nêu được đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ động v

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 7(1).doc
Giáo án liên quan