Giáo án Sinh học - Phần 5

I. Mục tiêu:

- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép AND ở tế bào nhân sơ.

- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).

- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện:

-Tranh phóng to bảng 1 trang 8

-Tranh phóng to hình 1.2 trang 9

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Mở đầu, vào bài: GV đặt một số câu hỏi:

 Vì sao con kiến lại sinh ra con kiến có kích thước rất nhỏ trong khi con voi có kích thước rất lớn? Tại sao một số bệnh di truyền trong dòng họ nhưng khi kết hôn với những người trong cộng đồng thì con sinh ra có xác suất mắc bệnh rất thấp? Học di truyền và biến dị để làm gì ?

2.Dẫn HS vào bài mới:

 Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:

 

doc74 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học - Phần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
 Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận mà chỉ bổ trợ cho học thuyết của Menđen. 
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Nhắc lại các tỉ lệ để chuẩn bị làm bài tập tương tác gen.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 11: LIÊN KẾT GENVÀ HOÁN VỊ GEN
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cơ sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
Phương tiện: Hình 11 SGK, vẽ sơ đồ bổ trợ.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết mỗi NST mang nhiều Gen. Qui luật phân li dộc lập chỉ xét truờng hợp các gen nằm trên các NST khác nhau. Vậy nếu 2 gen quy định 2 tính trạng cùng nằmg trên một cặp NST tương đồng thì sẽ di truyền theo quy luật như thế nào ?
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲Cho HS đọc mục I SGK, nghiên cứu thí nghiệm và rút ra nhận xét.
▲HD HS làm rõ ND.
 -Nếu lai phân tích 1 cặp và 2 cặp tính trạng dị hợp cho tỉ lệ FB như thế nào?
 -Số tổ hợp lai trong thí nghiệm của Menđen tăng hay giảm so với lai phân tích trong qui luật phân li độc lập?
▲ Cho HS đọc mục II SGK, nghiên cứu thí nghiệm và so sánh với kết quả của thí nghiệm trên, rút ra nhận xét.
▲HD HS làm rõ ND.
 -Nếu lai phân tích 2 cặp tính trạng dị hợp cho tỉ lệ FB trong thí nghiệm 1 hoặc trong qui luật phân li độc lập như thế nào?
 -Số tổ hợp lai trong thí nghiệm của Menđen tăng hay giảm so với lai phân tích PLĐL hoặc trong thí nghiệm 1?
▲ Cho HS đọc mục III SGK, rút ra ND.
∆ Đọc SGK, rút ra nhận xét. 
∆Làm rõ ND theo HD của GV.
 -1 cặp tính trạng FB : 1 : 1
 -2 cặp tính trạng FB : 1 : 1 : 1 : 1
 -Giảm (2 so với 4)
∆ Đọc SGK, rút ra nhận xét. 
∆Làm rõ ND theo HD của GV.
 -PLĐL FB : 1 : 1 : 1 : 1
 -Thí nghiệm 1 FB : 1 : 1
-So với TN1: số tổ hợp nhiều hơn (4 so với 2).
-So với PLĐL số tổ hợp như nhau nhưng tỉ lệ các tổ hợp khác nhau.
∆Đọc SGK, rút ra ND
I.Liên kết gen 
1/Thí nghiệm
 Morgan cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám cánh dài và thân đen cánh cụt đuợc F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt đuợc FB: 1 thân xám cánh dài: 1 thân đen cánh cụt. 
 Kết quả này khác với tỉ lệ 1: 1 : 1 : 1 trong phép lai phân tích hai cặp tính trạng theo qui luật PLĐL của Menden.
2/Giải thích TN trên cơ sở TB học:
 Phép lai trên có thể giải thích bằng qui luật di truyền liên kết. Theo đó, mỗi NST gồm một phân tử ADN, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên phân tử ADN (lôcut). Do vậy các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau trong quá trình tạo giao tử tạo thành nhóm liên kết. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.
 Sơ đồ lai:
P: BV/BV (xám, dài) x bv/bv (đen, cụt) Gp: BV	 bv
F1: BV/bv(100% xám, dài)
F1 x F1: BV/bv x bv/bv
GF1: BV, bv bv
F2: 1 BV/bv : 1bv/bv
 1 xám, dài : 1 đen, cụt
II.Hoán vị gen
1/Thí nghiệm
 Tiếp tục thí nghiệm trên, lần này Morgan cho Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực thân đen cánh cụt đuợc FB: 969 thân xám cánh dài: 944 thân đen cánh cụt : 206 thân xám, cánh cụt : 185 thân đen, cánh dài. 
 Kết quả này khác với tỉ lệ 1: 1 : 1 : 1 trong phép lai phân tích hai cặp tính trạng theo qui luật PLĐL của Menden và cũng khác tỉ lệ 1 : 1 trong qui luật liên kết gen.
2/Giải thích TN trên cơ sở TB học:
 Phép lai trên có thể giải thích bằng qui luật di truyền hoán vị gen. Theo đó, các nhóm gen tuy liên kết nhưng vẫn có thể xuất hiện trao đổi chéo do các NST tương đồng tiếp hợp nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở một số tế bào tạo thành tổ hợp gen mới. 
 Nhìn chung, các gen trong nhóm liên kết có khuynh huớng liên kết chặt chẽ hơn trao đổi chéo nên tần số hoán vị gen ( f ) thường nhỏ hơn 50%.
 Ở một số loài HVG xuất hiện ở cả 2 giới. Ở ruồi giấm HVG chỉ xuất hiện ở giới cái. 
 Trong phép lai trên ta có:
 f = (206 + 185)/(965 + 944 + 206 + 185)
 0,17 = 17% 
Sơ đồ lai:
F1 x F1: BV/bv x bv/bv
GF1:
 0,415BV, 0,415bv, 0,085Bv, 0,085bV 1 bv
F2: 
0,415BVbv:0,415bv/bv:0,085Bv/bv:0,085bV/bv
 41,5% xám, dài 41,5% đen, cụt
 8,5% xám, cụt 8,5% đen, dài
III.Ý nghĩa
1. Ý nghĩa của LKG
 - Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1 NST.
 - Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống.
 - Duy trì sự ổn định của loài.
2. Ý nghĩa của HVG
 -Tạo nguồn biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá
 -Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 NST.
 -Thiết lập được bản đồ di truyền: Là khoảng cách tương đối của các gen trên NST. Đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1cM.
 -Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp Gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	Cho HS làm bài tập bổ trợ.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Mục tiêu:
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ở thể và lục lạp)
II. Phương tiện - phương pháp dạy học:
 Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 Phương tiện:
III. Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề: 
Nếu gen nằm trên NST giới tính thì sẽ tuân theo quy luật nào? Tại sao bệnh mù màu màu lại hay xảy ra ở nam giới ?
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲Cho HS đọc ND mục I.1a, hỏi NST giới tính là gì? 
 Nhấn mạnh : 
 -Không chỉ tế bào sinh dục mới có NSTGT mà ở tấc cả các tế bào sôma đều có NSTGT.
 -Ngoài các gen quy định giới tính, NST giới tính có thể chứa các gen khác.
 -Kí hiệu bộ NST ở nguời là nam 44A + XY, nữ 44A + XX.
▲Cho HS đọc nội dung mục I.2/SGK, làm rõ các kiểu xác định NSTGT.
 Liên hệ ở nguời:
 -Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
 -Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
 -Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh sấp xỉ 1:1?
▲Yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2.a trong SGK, thảo luận về kết quả 2 phép lai thuận nghịch của Morgan ? Kết quả ở F1, F2 ? Kết qua đó có gì khác so với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Mendel ?
▲Cho HS quan sát, giải thích hình vẽ 12.2 ?
▲HD HS phân tích TN, viết sơ đồ lai CM.
 -Nhận xét đặc điểm di truyền cua gen trên NST X (chú ý sự di truyền tính trạng màu mắt trắng cho đời con ở phép lai thuận) ?
 -Đặc điểm di truyền của tính trạng do Gen nằm trên NST X là gì ?
▲Cho HS đọc SGK nêu 1 số ví dụ về hiện tượng di truyền của 1 tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định?
 -Làm thế nào để biết gen quy định tính trạng đang xét nằm trên Y ?
 -Đặc điểm di truyền của tính trạng do Gen nằm trên NST Y là gì ?
▲Cho HS đọc mục ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính ?
▲Cho HS nghiên cứu thí nghiệm mục II, rút ra nhận xét?
 -Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện kiểu hình của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép lai thuận nghịch ?
 -Hãy giải thích hiện tượng trên?
 -Di truyền qua nhân có đặc điểm gì ?
 -Kết quả thí nghiệm này có gì khác so với phép lai thuận nghịch ở TN phát hiện di truyền LK với giới tính và PLĐL của Mendel ?
 ▲Đưa ra phương pháp xác định các quy luật di truyền.
DĐọc SGK nắm thông tin trả lời câu hỏi.
DĐọc SGK, làm rõ nội dung.
 Thảo luận trả lời.
 -Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ cho ra 1 loại NSTGT X còn bố thì cho ra 2 loại NSTGT X và Y.
 -Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NSTGT X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái.Còn tinh trùng mang NST GT Y kết hợp với trứng tạo ra hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai
-Do 2 loại tinh trùng mang X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
DĐọc SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
DQuan sát và giải thích hình.
DLàm việc cùng GV.
DĐọc SGK, phát hiện quy luật DT.
 -Tính trạng chỉ có ở 1 giới.
 -Di truyền thẳng.
DĐọc SGK, rút ra ý nghĩa.
DĐọc SGK, cho nhận xét.
 -Kết quả khác nhau.
 -Do gen ngoài nhân qui định.
 -DT dòng mẹ
 -DT ngoài nhân: Lai thuận khác lai nghịch, con giống mẹ.
 -PLĐL: Lai thuận, lai nghịch giống nhau.
 -DTLKGT: lai thuận, lai nghịch khác nhau.
I. Di truyền liên kết với giới tính
1.NST giới tính:
 Là loại NST chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen khác).
2.Cơ chế NST xác định giới tính
*Kiểu XX, XY: 
 -Đực XY, cái XX: Động vật có vú, ruồi giấm, người, gai, chua me.
 -Đực XX, cái XY: Chim, bướm, cá, ếch, nhái, dâu tây.
*Kiểu XX, XO: 
 -Đực XO, cái XX: Châu chấu, rệp, bọ xít
 -Đực XX, cái XO: Bọ nhậy 
3.Di truyền liên kết với giới tính
a.Gen trên vùng không tương đồng của X
 *Thí nghiệm: Morgan lai ruồi giấm mắt đỏ với ruồi mắt trắng
 Lai thuận: 
 P: cái mắt đỏ x đực mắt trắng 
 F1: đồng loạt mắt đỏ
 F2: 3 đỏ : 1 trắng (ruồi đực)
 Lai nghịch: 
 P: cái mắt trắng x đực mắt đỏ 
 F1: 1 cái mắt đỏ : 1 đực mắt trắng
 F2: 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng
 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng
 *Nhận xét:
 Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Morgan là khác nhau và khác kết quả của phép lai thuận nghịch của Mendel
 *Giải thích:
 -Gen W/w quy định tính trạng màu mắt chỉ c

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 PHAN 5 moi.doc