Giáo án Sinh học 12 - Tiết 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày được nguyên nhân, các dạng, cơ chế hình thành, hậu quả và vai trò của lệch bội.

- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội, cơ chế hình thành đa bội.

- Học sinh nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể.

2. Kỹ năng: Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá, làm việc với SGK.

3. Tư tưởng: Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về vật chất di truyền trong tế bào.

II. Chuẩn bị phương tiện

1. Giáo viên: Hình vẽ 6.1, 6.2, 6.3 và 6.4 SGK.

2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.

III. Trọng tâm - Phương pháp

1. Trọng tâm: Cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.

2. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng sách giáo khoa.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút

Mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST bằng hình vẽ? Trình bày hậu quả của chúng?

3. Nội dung bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Tiết 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/09/2008
Tiết 6. Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được nguyên nhân, các dạng, cơ chế hình thành, hậu quả và vai trò của lệch bội. 
- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội, cơ chế hình thành đa bội.
- Học sinh nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể.
2. Kỹ năng: Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá, làm việc với SGK.
3. Tư tưởng: Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về vật chất di truyền trong tế bào. 
II. Chuẩn bị phương tiện
1. Giáo viên: Hình vẽ 6.1, 6.2, 6.3 và 6.4 SGK.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
III. Trọng tâm - Phương pháp
1. Trọng tâm: Cơ chế phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.
2. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi bộ phận kết hợp sử dụng sách giáo khoa.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
Mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST bằng hình vẽ? Trình bày hậu quả của chúng?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV: Đột biến số lượng NST là gì? Bao gồm những loại nào? (Sự thay đổi số lượng NST có hai loại chính là: lệch bội và đa bội).
GV: Chia 4 nhóm, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
Nội dung
Lệch bội
Khái niệm
Các dạng
Cơ chế phát sinh 
Hậu quả, vai trò 
GV: Hãy quan sát hình 7.1, ví dụ đưa ra để minh hoạ cho vấn đề gì? 
GV: ý nghĩa của lệch bội ?
GV: Chia 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK hoàn thành phiếu học tập?
Nội dung
Đa bội
Khái niệm
Các dạng
Cơ chế phát sinh 
Hậu quả, vai trò 
GV: Hãy quan sát hình 7.2, để giải thích cơ chế thể dị đa bội được hình thành do lai xa.
Cơ chế hình thành:
Loài A: cơ thể AA x AA
 Gt: A, AA AA
Hợp tử AAA: thể tam bội bất thụ.
 AAAA: thể tứ bội hữu thụ. 
Cơ chế hình thành:
 Loài A x Loài B
 Cơ thể: AA BB
 Gt: A B
Cơ thể: AB con lai lưỡng bội bất thụ, ở thực vât tự thụ phấn. 
Gt AB AB
Hợp tử: AABB thể dị đa bội hữu thụ
(Thể song nhị bội hữu thụ).
GV: Hậu quả và vai trò của của đột biến đa bội.
+ ở động vật ?
+ ở thực vật ?
* ĐB SL NST là đột biến làm thay đổi số lượng ở một hay một số cặp NST hoặc ở toàn bộ bộ NST. 
I. Lệch bội
1. Khái niệm: Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST.
* Các dạng thể lệch bội:
- Thể không nhiễm: 2n - 2
- Thể một nhiễm: 2n - 1
- Thể ba nhiễm: 2n + 1
- Thể bốn nhiễm: 2n + 2
Nếu lệch bội cùng xảy ra ở một số cặp thì gọi là các thể lệch bội kép.
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh. 
a) Nguyên nhân: Các tác nhân từ bên trong hoặc bên ngoài làm cản trở sự phân li của một hay một số cặp NST. 
b) Cơ chế: Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể lệch bội.
3. Hậu quả của các lệch bội
Làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên không sống được hoặc giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.
4. ý nghĩa của các lệch bội
Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Trong chọn giống sử dụng thể lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác. Dùng để xác định vị trí của gen trên NST.
II. Đa bội
1. Khái niệm: Là hiện tượng trong tế bào chứa số NST là bội số của n nhưng lớn hơn 2n.
2. Phân loại đa bội.
a) Tự đa bội: là tăng số NST đơn bội của cùng một loài lên một số nguyên lần gồm đa bội chẵn (4n, 6n...) và đa bội lẻ (3n, 5n...).
b) Dị đa bội: là hiện tượng cả hai bộ NST cuả hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một TB.
3. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
a) Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí, hoá học và do rối loạn môi trường nội bào, do lai xa.
b) Cơ chế phát sinh:
- Trong giảm phân bộ NST không phân li tạo giao tử chứa (2n), khi thụ tinh sẽ kết hợp giao tử (n) thành cơ thể 3n hoặc kết hợp với giao tử (2n) thành cơ thể 4n.
- Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n), nếu tất cả các cặp không phân li thì tạo nên thể 4n. 
4. Hậu quả và vai trò
a) ở thực vật: phổ biến ở thực vật. Đa bội lẻ không cho giao tử. Đa bội chẵn tạo giống, loài mới cho chọn giống và tiến hoá. 
b) ở động vật: hiếm xảy ra, chỉ gặp ở các loài lưỡng tính như giun đất; loài trinh sản như bọ cánh cứng, tôm, cá vàng, kì nhông
c) Các đặc điểm của thể đa bội
- TB đa bội có số ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ, thể đa bội có TB to, cơ quan dinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ chống chịu tốt.
- Các thể đa bội lẻ không có khả năng sinh giao tử bình thường như các giống cây không hạt như nho, dưa 
4. Củng cố
- Phân biệt sự khác nhau giữa đột biến đa bội và dị bội.
- ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 78. Hãy xác định: 
+ Thể không nhiễm: 2n – 2
+ Thể một nhiễm: 2n – 1
+ Thể một nhiễm kép: 2n -1 – 1
+ Thể ba nhiễm: 2n + 1
+ Thể ba nhiễm kép: 2n +1 + 1
+ Thể bốn nhiễm: 2n + 2.
5. Dặn dò
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Hãy phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội?
- Về nhà làm bài tập SGKvà bài tập chương I.

File đính kèm:

  • docGiao an Bai 6 Sinh 12 CB.doc