Đề thi thử Đại học lần thứ nhất môn Sinh học - Mã đề 358 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb. Biết các gen phân ly độc lập, trình giảm phân diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử mang kiểu gen Aabb được sinh ra từ cây này là:

A. 4/36. B. 6/36. C. 16/36. D. 12/36.

Câu 2: Cho trâu đen lai với trâu đen thu được 4 nghé con trong đó có cả nghé đen và nghé trắng, biết tính trạng do một cặp gen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Trong các nghé con thu được có 3 nghé đen và 1 nghé trắng.

B. Từ dữ liệu đã cho, không thể xác định được chính xác có bao nhiêu nghé đen và nghé trắng trong 4 nghé con thu được.

C. Trong số 4 nghé con thu được có thể có 3 nghé trắng, 1 nghé đen.

D. Tính trạng màu đen ở trâu là tính trạng trội.

Câu 3: Cho các bệnh, tật ở người:

1- Ung thư máu; 2- Tiếng mèo kêu; 3- Mù màu; 4- Hồng cầu hình liềm; 5- Bạch tạng; 6-Máu khó đông.

 Bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là:

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học lần thứ nhất môn Sinh học - Mã đề 358 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định quả hình tròn; alen b quy định quả hình bầu dục. Tạp giao các cây đậu F1 thu được kết quả sau: 140 cây cao, quả tròn; 40 cây thấp, quả bầu dục; 10 cây cao, quả bầu dục; 10 cây thấp, quả tròn. Biết các gen nằm trên NST thường. Kiểu gen F1 và tần số hoán vị gen là:
A. , f = 20%, xảy ra ở một giới.	B. , f = 20%, xảy ra ở hai giới.
C. , f = 20%, xảy ra ở hai giới.	D. , f = 20%, xảy ra ở một giới.
Câu 19: Tiến hành giao phấn hai cây cùng loài có kiểu gen AaBbDd và AabbDd. Tỷ lệ các cá thể đồng hợp về một cặp gen ở thế hệ sau là:
A. 12,5%	B. 25%	C. 18,75%	D. 37,5%
Câu 20: Một gen của E.coli dài 0,102μm. Mạch mang mã gốc của gen có A = 130; T = 90; X = 80. Gen phiên mã tạo ra mARN. Theo lý thuyết, số loại bộ ba tối đa có thể có trên mARN là:
A. 64 loại.	B. 8 loại.	C. 27 loại.	D. 9 loại.
Câu 21: Tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn. Vì thế
A. các chuỗi thức ăn thường có ít mắt xích.
B. các chuỗi thức ăn thường phải bắt đầu từ thực vật.
C. các hệ sinh thái thường kém đa dạng.
D. các sinh vật tiêu thụ thường dùng một số ít loại thức ăn khác nhau.
Câu 22: Trong kỹ thuật di truyền, để xác định được tế bào nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học phải
A. chọn loại vi khuẩn dễ quan sát.	B. chuyển nhiều gen vào tế bào nhận.
C. chọn thể truyền mang gen đánh dấu.	D. chuyển gen bằng plasmit.
Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng với quan niệm của Đacuyn?
A. Biến dị cá thể được phát sinh do đột biến và sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ.
B. Các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
C. Khi điều kiện sống thay đổi, tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể cũng thay đổi.
D. Quần thể sinh vật có xu hướng thay đổi kích thước trong mọi điều kiện môi trường.
Câu 24: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%, giữa D và E không có hoán vị gen. Xét phép lai Y, tính theo lý thuyết, các cá thể con có mang A, B và có cặp nhiễm sắc thể giới tính là ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 7,5%.	B. 12,5%.	C. 18,25%.	D. 22,5%.
Câu 25: Xét một gen có 2 alen A và a của một quần thể động vật, trong đó A quy định lông đen, a quy định lông trắng và kiểu gen Aa biểu hiện tính trạng lông khoang. Sau 3 thế hệ ngẫu phối, người ta thấy rằng trong quần thể, số cá thể lông khoang nhiều gấp 6 lần số cá thể lông trắng. Tần số các alen A và a lần lượt là:
A. 0,55 và 0,45.	B. 0,75 và 0,25.	C. 0,65 và 0,35.	D. 0,8 và 0,2.
Câu 26: Cây bông có gen kháng sâu hại được tạo ra nhờ phương pháp
A. chuyển gen từ giống bông cao sản.	B. chuyển gen từ vi khuẩn.
C. gây đột biến nhiễm sắc thể.	D. gây đột biến gen.
Câu 27: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♂ XAXA x ♀ XaY.
B. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♀XAXA x ♂ XaY.
C. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀ AAXBXB x ♂ aaXbY.
D. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♂AAXBXB x ♀ aaXbY.
Câu 28: Các quần thể sau đây sống trong cùng một khu vực: cá, ếch, giun đất, mèo. Khi thời tiết lạnh đột ngột, số lượng cá thể của quần thể nào giảm mạnh nhất?
A. Cá.	B. Mèo.	C. Giun đất.	D. Ếch.
Câu 29: Điểm khác biệt về vai trò của nhân tố chọn lọc tự nhiên (CLTN) so với nhân tố đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hóa là:
A. CLTN là nhân tố tạo ra các biến dị.
B. CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng.
C. CLTN là nhân tố không làm thay đổi tần số alen.
D. CLTN là nhân tố tiến hóa không có hướng.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật, môi trường là nhân tố chọn lọc trực tiếp các kiểu gen và tạo ra các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
B. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi phải trải qua một quá trình lâu dài, chịu sự chi phối của các nhân tố tiến hóa.
C. Alen quy định kiểu hình thích nghi mới đầu thường chỉ xuất hiện ở một hoặc một số rất ít cá thể, sau đó được nhân lên và phát tán trong quần thể.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy nhiều alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi.
Câu 31: Ở lúa, 2n = 24. Một cây lúa mang 2 cặp NST có trình tự nucleotit giống nhau. Quá trình giảm phân bình thường sẽ hình thành tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 211 loại.	B. 210 loại.	C. 212 loại.	D. 22 loại.
Câu 32: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:
A. 48 con.	B. 84 con.	C. 64 con.	D. 36 con.
Câu 33: Loài người xuất hiện trong kỷ Đệ tứ với đặc điểm về địa chất khí hậu là
A. các lục địa gần giống ngày nay, khí hậu ấm áp.
B. các lục địa đã hình thành, khí hậu ẩm và nóng.
C. các lục địa gần giống ngày nay, khí hậu lạnh và khô.
D. khí hậu ẩm và nóng, sau đó trở nên lạnh và khô.
Câu 34: Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”. Nguyên nhân là do:
A. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó tạo điều kiện cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành nhóm loài ưu thế mới.
B. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó dẫn đến cạn kiệt nguồn sống của chính các loài ưu thế và các loài khác trong quần xã.
C. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường ổn định, từ đó dễ bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới.
D. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường thay đổi, từ đó dễ bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới.
Câu 35: Ở thỏ, alen A quy định tính trạng lông đen, alen a quy định tính trạng lông trắng. Giả sử có một quần thể thỏ rừng ngẫu phối cân bằng di truyền với 50 con, trong đó số cá thể lông trắng là 8 con. Sau 5 năm, số lượng các thể của quần thể tăng lên đạt mức 200 con. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Sau 5 năm, số cá thể có kiểu gen Aa tăng thêm 72 con.
B. Sau 5 năm, tần số cá thể có kiểu gen aa tăng lên 4 lần.
C. Sau 5 năm, quần thể thỏ đã sinh ra 150 con.
D. Sau 5 năm, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,16AA:0,48Aa:0,36aa.
Câu 36: Vật chất trong sinh quyển được duy trì sự cân bằng thông qua
A. các cơ chế trao đổi vật chất giữa sinh vật với môi trường.
B. các chuỗi và lưới thức ăn trong các hệ sinh thái.
C. các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
D. chu trình sinh địa hóa các chất.
Câu 37: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. phân hóa mức độ thành đạt sinh sản của các kiểu gen khác nhau.
B. phân hóa mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể khác nhau.
C. hai quá trình diễn ra song song, vừa đào thải, vừa tích lũy.
D. quá trình đấu tranh sinh tồn của sinh vật trong môi trường sống.
Câu 38: Xét cấu trúc nhiễm sắc thể số III của 4 dòng ruồi giấm (a, b, c và d) được thu thập ở bốn vùng địa lý khác nhau nhận được kết quả như sau:
Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10.	Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.	
Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10.	Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10.
Biết rằng quá trình hình thành các dòng khác nhau là do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Nếu dòng c là dòng gốc, thì hướng tiến hóa của các dòng là
A. c® a ® d ® b	B. c ® b ® a ® d	C. c ® d ® b ® a	D. c ® d ® a ® b
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng về liên kết gen ?
A. Các gen trên cũng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.
B. Các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp tử của loài.
C. Các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.
D. Các gen trên cũng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp tử của loài.
Câu 40: Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:
A. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá cây, rụng lông, lột xác).
B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.
D. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn.
II. PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp, nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.
PHẦN A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Cho đậu Hà lan F1 lai với nhau thu được thế hệ sau có tỷ lệ phân ly 3 vàng - nhăn : 1 xanh - nhăn. Kiểu gen của F1 là:
A. AABb	B. AaBB	C. Aabb	D. aaBb
Câu 42: Dựa vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, có thể dự đoán được đặc điểm giải phẫu lá của những cây Chò trong rừng Cúc Phương là:
A. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển	B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.
C. phiến lá mỏng, mô giậu không phát triển.	D. phiến lá dày, mô giậu không phát triển.
Câu 43: Xét 3 locut gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường. Locut thứ nhất gồm 3 alen thuộc cùng nhóm gen liên kết với locut thứ hai có 2 alen. Locut thứ ba gồm 4 alen thuộc nhóm gen liên kết khác. Xét trên lý thuyết, trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen được tạo ra từ 3 locut trên?
A. 180.	B. 90.	C. 360.	D.

File đính kèm:

  • docThi thu Chuyen Nguyen Hue L42011.doc