Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu :

 a) Kiến thức : - Hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của

Menđen

 -Phân tích được ý nghĩa của qui luật phân li độc lập đối với chọn giống và

tiến hóa

 b ) Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

II. Chuẩn bị ; - Tranh phóng to hình 5 SGK

 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 5

III. Tiến trình :

1) Ổn định : 2) Kiểm tra :

Trình bày TN và phát biểu nội dung của qui luật phân li độc lập ? Căn cứ vào đâu Menden cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình DT độc lập với nhau ? Học sinh trả lời .

GV nhận xét

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3 – Tiết 5 
 Soạn : 06 – 09 – 2009
 LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG ( tt ) 
I. Mục tiêu : 
 a) Kiến thức : - Hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của 
Menđen 
 -Phân tích được ý nghĩa của qui luật phân li độc lập đối với chọn giống và 
tiến hóa 
 b ) Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình 
 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
II. Chuẩn bị ; - Tranh phóng to hình 5 SGK 
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 5 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 2) Kiểm tra : 
Trình bày TN và phát biểu nội dung của qui luật phân li độc lập ? Căn cứ vào đâu Menden cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình DT độc lập với nhau ? 
Học sinh trả lời .
GV nhận xét
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I : Menđen giải thích kết quả thí nghiệm : ( 15 phút )
+ Nhắc lại tỉ lệ phân li tứng cặp tính trạng ở F2 ? 
+ Từ kết quả trên cho kết luận gì ? 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin à giải thích kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen ? 
* Lưu ý : Ở cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B và b như nhau à tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau 
+ Tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử hay hợp tử ? 
- Hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2 à Yêu cầu HS hoàn thành bảng 5 tr. 18 
* HOẠT ĐỘNG II : Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập : ( 15 phút )
+ Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính , biến dị lại phong phú ? 
- Ở những loài sinh sản hữu tính , biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính , vì trong giảm phân hình thành giao tử , do có sự phân li của các cặp gen à tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau à trong thụ tinh tạo nhiều loại hợp tử khác nhau à xuất hiện nhiều BDTH . Còn ở những loài sinh sản vô tính không có hiện tượng này 
Vàng / xanh = 3/1 
Trơn / nhăn = 3/1 
- Thảo luận nhóm , cử đại diện trả lời 
- Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái à F2 có 16 tổ hợp giao tử 
- Căn cứ hình 5 , thảo luậnnhóm , hoàn thành bảng 
- Do ở F2 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền à hình thành các kiểu gen khác P 
- Sử dụng qui luật PLĐL có thể giải thích được sự xuất hiện của BDTH 
+ Nêu ý nghĩa của qui luật phân li độc lập ? 
- Đưa ra các công thức tổ hợp để phân tích cho HS
I. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm : 
- Giải thích : Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền ( cặp gen ) qui định . Các cặp nhân tố di truyền này đã phân li độc lập trong quá trính phát sinh giao tử và tổ hợp tự do trong quá trình thụ tinh 
- Sơ đồ lai : 
 Qui ước gen : 
A : Hạt vàng - a : Hạt xanh 
B : Vỏ trơn - b : Vỏ nhăn 
à Kiểu gen vàng trơn TC : AABB 
 Xanh nhăn : aabb 
 Sơ đồ lai : ( hình 5 SGK ) 
F1 : AaBb
GF1 : AB – Ab – aB – ab 
Tỉ lệ Kiểu hình v kiểu gen ở F2 l :
F2 : 9 Vàng trơn :1AABB - 2AABb
 2 AaBB - 4 AaBb
3 Vàng nhăn : 1 AAabb – 2 Aabb
3 Xanh trơn : 1 aaBB – 2 aaBb
1 Xanh nhăn : aabb
II. Ý nghĩa của qui luật PLĐL : 
- Giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp , đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen
à BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa . Đây là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu tính .
4) Củng cố : ( 7 phút )
 - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào ? 
 - Kết quả một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là : 9 : 3 : 3 : 1 . Hãy xác định kiểu gen 
 của phép lai trên ? 
5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) - Học bài , trả lời câu hỏi SGK 
 - Làm BT 4 SGK 
 - Các nhóm làm trước thí nghiệm : Gieo một đồng xu - Gieo hai đồng xu 
 	Mỗi loại 25 lần , thống kê kết quả vào bảng 6.1 
 Tuần 3 – Tiết 6 
 Soạn : 06 – 09 – 2009
 THỰC HÀNH 
 TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT
 CỦA ĐỒNG KIM LOẠI 
I.Mục tiêu :
a) Kiến thúc : - Biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại 
 - Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng 
b) Kĩ năng : Rèn kĩ năng hợp tác trong nhóm 
II. Chuẩn bị : - HS : Mỗi nhóm có sẵn hai đồng kim loại - Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở 
 - GV : Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 
Kiểm tra : 
Phát biểu nội dung của qui luật phân li và qui luật phân li độc lập ?
Học sinh trả lời .
GV nhận xt
 3 ) Thực hành :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Tiến hành gieo đồng kim loại 
( 15 phút )
- GV hương dẫn qui trình : 
 a) Qui định trước mặt sấp và ngửa của đồng kim loại 
Gieo một đồng kim loại : 
+ Lấy một đồng kim loại , cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định 
+ Mỗi nhóm gieo 25 lần , thống kê kết quả mỗi lần rơi vào vở BT ( bảng 6.1 ) 
c) Gieo hai đồng kim loại : 
+ Lấy hai đồng kim loại , cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định . Có thể xảy ra 3 trường hợp : 2 đồng sấp ( SS ) – 1 đồng sấp , 1 đồng ngửa ( SN ) - 2 đồng ngửa ( NN ) 
+ Mỗi nhóm gieo 25 lấn , thống kê kết quả vào bảng 6.2 
Thống kê kết quả của các nhóm
( 15 phút )
- Đại diện nhóm lần lượt đọc kết quả 
- GV ghi vào bảng tổng hơp : 
 T/ hành
Gieo 
một đồng KL
Gieo 
hai đồng KL
Nhóm
S
N
SS
SN
NN
1
2
3
4
Cộng
Số lượng
Tỉ lệ %
- Gỉa sử : Nếu tượng trưng : 
 + Một đồng kim loại à cơ thể lai F1 
 + Mặt sấp ( S ) à giao tử A ( của F1) 
 + Mặt ngửa ( N ) à giao tử a ( của F1 ) 
 + Hai đồng kim loại à cặp lai F1 X F1 
 + Hai mặt sấp , sấp ( SS) à hợp tử AA ( của F2 ) 
 + Hai mặt sấp , ngửa ( SN ) à hợp tử Aa ( của F2 ) 
 + Hai mặt ngửa , ngửa ( NN ) à hợp tử aa ( của F2 ) 
à Liên hệ : 
+ Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa ? 
( Nêu được: Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau ) 
+ Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng ? 
( Nêu được : Kết quả gieo hai đồng KL có tỉ lệ : 1SS : 2SN : 1NN à Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là : 1AA : 2 Aa : 1 aa ) 
+ Muốn đảm bảo độ chính xác của thí nghiệm trên cần có điều kiện gì ? ( Số lượng thống kê lớn ) 
à GV kết luận : Menđen đã tiến hành thí nghiệm với một số lượng cá thể lai rất lớn , với nhiều cặp tính trạng khác nhau , dùng toán thống kê xác suất và đã rút ra được các qui luật di truyền về lai một hoặc hai cặp tính trạng 
4) Nhận xét, đánh giá : ( 7 phút ) 
- Nhận xét tinh thần và thái độ , kết quả của mỗi nhóm 
 - Cho các nhóm viết thu hoạch theo mẫu bảng 6.1 và 6.2 
5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) Làm các bài tập tr. 22 , 23 SGK 

File đính kèm:

  • docSinh 9 Tuan 3.doc