Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS

 HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen.

 Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Giáo dục cho HS có ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn sinh học.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: - Hình 5 sgk ( hoặc phim trong phóng to)

 - Phiếu học tập kẻ bảng 5 sgk.

 2. HS: - Soạn bài trước ở nhà.

 - Kẻ bảng 5tr.18 vào vở.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Câu 1: Phát biểu nội dung của định luật phân li độc lập?

 Câu 2: Thực chất của sự di truyền độc lập của các tính trạng là nhất thiết F2 phải có :

 a. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng 3trội :1 lặn

 b. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

 c. Có 4 loại kiểu hình khác nhau

 d. Các biến dị tổ hợp.

 2. Giới thiệu bài mới:

 Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.

 ? Qua thí nghiệm Menđen đã rút ra được điều gì?

HS: Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

 GV: Vậy Menđen đã giải thích hiện tượng này như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 3. Học bài mới:

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng ( khả năng tổ hợp giữa A và a với B và b tạo ra 4 loại giao tử có tỉ lệ như nhau) đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là:AB, Ab, aB, ab.
GV: Gọi 1 HS lên bảng viết lại sơ đồ lai ?
HS: Lên bảng viết à Lớp theo dõi, nhận xét.
q Quan sát hình 5, cho biết:
? Tại sao F2 lại có 16 tổ hợp giao tử hay hợp tử ?
HS: Dựa vào sơ đồ lai trả lời được.
GV: Nhận xét, chốt lại: Do sự phân li độc lập của các cặp gen về giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái.
 *GV giới thiệu cách xác định kiểu gen và kiểu hình ở F2 :
A-B- : Kiểu hình của 2 gen trội A và B.
A-bb : Kiểu hình của gen trội A và gen lặn b.
aaB- : Kiểu hình của gen lặn a và gen trội B.
aabb : Kiểu hình của 2 gen lặn a và b.
GV: Hướng dẫn HS cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2 và yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 5.
Kiểu hình
F2 tỉ lệ
Vàng-Trơn
Vàng,nhăn
Xanh, trơn
Xanh ,nhăn
Tỉ lệ mỗi kiểu gen ở F2
1AABB
2AaBB
2AABb
4AaBb
9 A-B-
1Aabb
2Aabb
3 A-bb
1aaBB
2aaBb
3aaB-
1aabb
1 aabb
Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2
9
3
3
1
HS: Thảo luận. Đại diện nhóm lên bảng điền Ú Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại:
 ? Qua sơ đồ trên, Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
HS: Menđen giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập với nội dung: “Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.
GV: Nhận xét, chốt lại:
* Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp.
 (Vậy quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì ? tìm hiểu mục II) 
Hoạt động 2: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
GV: yêu cầu HS nghiên cưu thông tin
? Trong thí nghiệm của Menđen, đã xuất hiện các biến dị tổ hợp nào?
HS: Vàng-trơn (AAbb,Aabb) và Xanh-nhăn (aaBB, aaBb)
GV: Nhận xét,
? Nguyên nhân của sự xuất hiện các biến dị tổ hợp đó ? 
HS: Do sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền của P qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh hình thành các kiểu gen khác kiểu gen của P.
GV: Nhận xét, chốt lại: 
* Trong TN Menđen chỉ mới đề cặp tới sự di truyền của hai cặp tt do 2 cặp gen tương ứng chi phối. Trên thực tế, ở các sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen ( thường tồn tại ở thể dị hợp).Do đó, số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là rất lớn.
Vd: Kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử: A, a
 AaBb cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab
 ? Kiểu gen AaBbCc cho mấy loại giao tử?
HS: 8 loại giao tử.
GV: Nhận xét, chốt lại: Một cặp gen cho 2 loại giao tử; sự tổ hợp tự do của 3 cặp gen dị hợp sẽ cho 2x2x2 = 8 giao tử.
? Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì trong chọn giống và tiến hoá?
HS: Phát biểu.
GV: Nhận xét, chốt lại: 
? Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính (giao phối), biến dị lại phong phú ?
HS: Do các biến dị đươcï nhanh chóng nhân lên qua quá trình giao phối nên ở các loài giao phối các biến dị phong phú hơn nhiều so với các loài sinh sản vô tính.
GV: Nhận xét, chốt lại: Do trong quá trình giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do các gen (tạo ra các kiểu gen khác bố mẹ )à xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp hơn. Sinh sản vô tính không có quá trình này.
Bài 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
I. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
 Theo Menđen:
* Mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định.
* Quy ước:
Gen A quy định hạt vàng.
Gen a quy định hạt xanh
Gen B quy định vỏ trơn
Gen b quy định vỏ nhăn
* Sơ đồ lai : ( Hình 5 sgk )
P: AABB x aabb
G: AB ab
F1 : AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2 :
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 TLKG: 9 A-B-, 3 A-bb, 3 aaB-, 1aabb
 TLKH: 9 V-T : 3 V-N : 3 X-T : 1 X- N
Giải thích:
* Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
II. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
¢ Giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối.
¢ Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.
4. Kiểm tra - đánh giá:
 Câu 1: Tại sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá?
	a. Tạo nhiều tính trạng khác nhau cho sinh vật.
b. Sinh vật tăng tính đa dạng và phong phú do đó có nhiều khả năng thích nghi và chọn lọc hơn.
c. Tạo giống mới có năng xuất cao, phẩm chất tốt.
d. Cả a, b và c.
 Câu 2. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân lùn, gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả vàng. Các gen này phân li độc lập với nhau. 
Lai cây cà chua cây thân cao, quả đỏ với cây thân lùn, quả vàng, F1 thu được toàn cây thân cao, quả đỏ. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:
	a. P: AABb x aabb	c. P: AABB x aabb
b. P: Aabb x aaBb	d. P: Aabb x aaBB
Hướng dẫn:Theo đề, cây thân lùn, quả vàng có kiểu gen đồng hợp lặn: aabb.
F1 : Toàn cây thân cao, quả đỏ có kiểu gen (A-B-) à Kiểu gen thân cao, quả đỏ của P phải là :AABB.
Ta có sơ đồ lai:
	P : AABB x aabb 
	G : AB ab 
	F1 : AaBb à Đáp án: c
5. Hướng dẫn về nhà: 
Học bài, trả lời câu hỏi sgk. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm cuối bài.
Tìm hiểu trước bài thực hành 6, kẻ bảng 6.1,2 vào vở.
Chuẩn bị mỗi nhóm 2 đồng tiền kim loại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 3 Tiết 6
Ngày soạn: 
Bài 6: THỰC HÀNH 
	TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp HS
Biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện cho HS kĩ năng hợp tác trong nhóm.
 kĩ năng thực hành trong khi gieo đồng kim loại và theo dõi tình toán.
3. Thái độ : 
 Giáo dục cho HS có ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn sinh học.
II. CHUẨN BỊ
1. GV : - Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm.
	 - Phiếu học tập kẻ bảng 6.1,2 
 2. HS: 	+ Mỗi nhóm 2 đồng kim loại.
 + Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ:
 1. Cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm 4 tr.19
	Đáp án : d
 2. Cho biết ở đậu Hà Lan, các gen phân li độc lập.
Gen D :thân cao, gen d : thân thấp; Gen N : hạt vàng, gen n : hạt xanh.
Cho cây thân cao,hạt vàng thuần chủng lai với cây thân thấp, hạt xanh thuần chủng thu được F1. Cho F1 tiếp tự thụ phấn thu được F2 . Hãy lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen của F1, F2 ? 
Hướng dẫn: 
- Cây thân cao, hạt vàng thuần chủng có kiểu gen: DDNN
- Cây thân thấp, hạt xanh thuần chủng có kiểu gen: ddnn
- Sơ đồ lai: 
	P: thân cao, hạt vàng	x	thân thấp, hạt xanh
	DDNN	 ddnn
	G: 	 DN	dn
	F1 :	 DdNn 
TLKH: 100% thân cao, hạt vàng
Cho F1 tự thụ phấn:
F1: 	DdNn	x	DdNn
GF1: DN, Dn, dN, dn	DN, Dn, dN, dn
F2 : 	
 2. Giới thiệu bài mới:
 Làm thế nào để tính tỉ lệ các loại giao tử một cách nhanh nhất? Chúng ta sẽ được biết qua bài thực hành hôm nay.
 3. Học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tiến hành gieo 1 đồng kim loại
GV: hướng dẫn qui trình .
HS: ghi nhớ qui trình thực hành.
GV: Yêu cầu HS thực hành, thống kê kết quả vào bảng 6.1 và thảo luận:
? Em có nhận xét gì về tỉ lệ % xuất hiện mặt sấp và mặt ngửa trong các lần gieo đồng kim loại?
HS: Các nhóm tiến hành gieo đồng kim loại, thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thứ tự các lần gieo
Sấp (S)
Ngửa (N)
1
2
3
100
Cộng
Số lượng
%
GV: Nhận xét, chốt lại: 
Tỉ lệ xuất hiện : mặt sấp/ ngửa là 1:1
Số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng dần tới 1 (tỉ lệ ngang nhau 1S:1N).
GV: Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi: 
? Liên hệ với tỉ lệ các giao tử sinh ra từ con lai F1 (Aa)?
HS: trả lời
GV: Nhận xét, kết luận: Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau.(giống như xác suất xuất hiện mặt sấp và mặ ngửa đồng kim loại)
Gợi ý: Theo công thức tính xác suất thì: 
 P(A) = P(a) = 1/2 hoặc 1A:1a
Hoạt động 2 : Tiến hành gieo 2 đồng kim loại
GV: Hướng dẫn qui trình thực hành
Lưu ý: Quy định trước 
+ Gieo một đồng kim loại: mặt sấp (S) – ngửa (N)
+ Khi gieo hai đồng kim loại :
2 đồng sấp : SS
1 sấp , một ngửa : SN
2 đồng ngửa : NN
HS: Theo dõi hướng dẫn của GV.
GV: Yêu cầu HS gieo 2 đồng kim loại cùng một lúc,thống kê kết quả vào bảng 6.2.
Thảo luận câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về tỉ lệ % số lần gặp các mặt sau: Tất cả sấp, một sấp một ngữa, tất cả ngửa? 
HS: - Thực hành theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả à nhóm khác nhận xét.
Thứ tự lần gieo
Gieo 2 đồng KL
SS
SN
NN
1
2
3
100
Cộng
Số lượng 
TL%
GV: Nhận xét, chốt lại: 
- Tỉ lệ xuất hiện các mặt SS:SN:NN =1:2:1 hay 

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc