Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 6: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Biết cách xác định xác suất của một vàhai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.

 Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.

 2.Kỹ Năng : Rèn kỹ năng thống kê, phân tích kết quả thực hành.

3.Thái độ : rèn luyện tính nghiêm túc, chính xác, khoa học.

B/ CHUẨN BỊ :

 Mỗi HS có sẵn 2 đồng kim loại

 Phần chuẩn bị ở nhà của HS ( theo phiếu 6.1 và 6.2 + bảng tổng hợp kết quả của các nhóm ở mục gieo 1 đồng xu.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. TỔ CHỨC LỚP :

 chia lớp làm 10 nhóm ( mỗi nhóm khoảng 4 HS )

 Cho HS ngồi theo nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. THỰC HIỆN :

GIỚI THIỆU BÀI : Qua chương I , chúng ta đã tìm hiểu qui luật của di truyền của Menđen. Để phát hiện những qui luật này, trong quá trình nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng một phương pháp toán học là phân tích các kết quả lai bằng phép tính xác suất thống kê. Trong bài thực hành hôm nay ta sẽ tìm hiểu 1 cách sơ lược về phép tính này thông qua việc xác định khả năng xuất hiện các mặt của đồng kim loại, từ đó giúp các em có thể hiểu được tỉ lệ xuất hiện của các loại giao tử vàcác kiểu gen trong các thí nghiệm của Menđen.

Hoạt động 1:

I/ GIEO MỘT ĐỒNG KIM LOẠI:

Mục tiêu: thống kê kết quả gieo tính tỉ lệ “ sấp- ngửa.

Từ đó tỉ lệ giao tử của con lai F1 : Aa

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 6: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 6
NS:
ND:
	BÀI 6 : THỰC HÀNH
	TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN 
CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI.
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết cách xác định xác suất của một vàhai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
 2.Kỹ Năng : Rèn kỹ năng thống kê, phân tích kết quả thực hành.
3.Thái độ : rèn luyện tính nghiêm túc, chính xác, khoa học.
B/ CHUẨN BỊ : 
Mỗi HS có sẵn 2 đồng kim loại
Phần chuẩn bị ở nhà của HS ( theo phiếu 6.1 và 6.2 + bảng tổng hợp kết quả của các nhóm ở mục gieo 1 đồng xu.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TỔ CHỨC LỚP : 
chia lớp làm 10 nhóm ( mỗi nhóm khoảng 4 HS )
Cho HS ngồi theo nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
THỰC HIỆN :
GIỚI THIỆU BÀI : Qua chương I , chúng ta đã tìm hiểu qui luật của di truyền của Menđen. Để phát hiện những qui luật này, trong quá trình nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng một phương pháp toán học là phân tích các kết quả lai bằng phép tính xác suất thống kê. Trong bài thực hành hôm nay ta sẽ tìm hiểu 1 cách sơ lược về phép tính này thông qua việc xác định khả năng xuất hiện các mặt của đồng kim loại, từ đó giúp các em có thể hiểu được tỉ lệ xuất hiện của các loại giao tử vàcác kiểu gen trong các thí nghiệm của Menđen.
Hoạt động 1:
I/ GIEO MỘT ĐỒNG KIM LOẠI:
Mục tiêu: thống kê kết quả gieo à tính tỉ lệ “ sấp- ngửa.
Từ đó tỉ lệ giao tử của con lai F1 : Aa
GV
HS
- Giới thiệu 2 mặt của đồng kim loại, hướng dẫn các gieo và cách ghi kết quả vào bảng 6.1
- y/ c mỗi nhóm gieo 100 lần.
- Sau khi thực hiện xong, GV hướng dẫn HS thống kê kết quả theo các mốc: 25 lần, 50 lần, 100 lần.--> tính tỉ lệ “ Sấp – ngửa ở các mốc và rút ra kết luận.
- hoạt động lớp:
GV : căn cứ vào kết quả, ta giả sử mặt sấp là A, mặt ngửa là a, như vậy cá thể Aa có khả năng tạo ra mấy loại giao tử, với tỉ lệ như thế nào?
- Phân công trong nhóm:
1 HS gieo
1 HS đọc kết quả
Các HS còn lại : ghi kết quả vào bảng 6.1 của cá nhân ( đánh chéo )
Các nhóm thực hiện:
tính tỉ lệ S- N là 50% S: 50%N hay 1S:1N è khả năng xuất hiện của mặt sấp = khả năng xuất hiện của mặt ngửa = 50% hay ½
è đại diện nhóm báo cáo kết quả và đi đến kết luận
- HS trả lời: Aa tạo ra 2 loại giao tử là A và a với tỉ lệ khác nhau.
TIỂU KẾT:
Khi gieo một đồng kim loại thì khả năng xuất hiện mỗi mặt bằng nhau và bằng ½
Như vậy à cá thể Aa tạo ra 2 loại giao tử theo tỉ lệ 1A:1a.
Hoạt động 2:
II/ GIEO HAI ĐỒNG KIM LOẠI
Mục tiêu: thống kê kết quả gieo à tính tỉ lệ SS : SN:NS:NN . Từ đó liên hệ với tỉ lệ xuất hiện các kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng.
- GV giới thiệu:hai đồng kim loại được gieo cùng 1 lần hoàn toàn độc lập với nhau .Khi rơi xuống đất thì mặt trên của 2 đồng kim loại có thể là 1 trong 4 trường hợp sau đây : 2 đồng sấp ( SS ) , 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa ( SN ) hoặc 1 đồng ngửa và 1 đồng sấp ( NS) hoặc 2 đồng ngửa ( NN) à hướng dẫn kết quả mỗi lần rơi.
- y/c mỗi nhóm gieo 100 lần 
- sau khi thực hiện xong , tính tỉ lệ SS:SN:NS:NN
- căn cứ vào kết quả , giả sử mặt S là A, mặt N là a vàlà 2 loại giao tử của cá thể Aầ Vậy sự tổ hợp lại 2 loại giao tử ( A,a) của cơ thể cái ( giả sử là đồng xu thứ nhất ) với 2 loại giao tử ( A,a) của cơ thể đực ( đồng xu thứ hai) sẽ tạo được những loại tổ hợp gen có tỉ lệ như thế nào ?
- GV giải thích: Xác suất xuất hiện đồng thời của 2 mặt đồng kim loại có thể là:
SS: 1/2 .1/2 = 1/4 
SN: 1/2 .1/2 = 1/4
NS: 1/2 .1/2 = 1/4 
NN: 1/2 .1/2 = 1/4 
H: vậy khi gieo đồng thời 2 đồng kim loại thì khả năng xuất hiện các sự kiện SS,SN,NS,NN như thế nào? ( GV bổ sung thêm cho câu trả lời của HS : 1/4 là tỉ lệ xuất hiện của mỗi mặt S hoặc N 
H: từ đó suy ra tỉ lệ các kiểu gen của F2 ? 
HS tự phân công trong nhóm:
1 HS gieo 
1 HS đọc kết quả.
Các HS còn lại ghi kết quả vào bảng 6.2 của cá nhân ( đánh chéo)
Các nhóm thực hiện
Các nhóm tính tỉ lệ: 
25% SS: 25%SN:25%NS:25%NN
 hay 1SS: 2 SN:1NN
hay 1/4 SS : 2/4 SN: 1/4 NN.
y/c trả lời: có 3 loại tổ hợp gen, tỉ lệ là:
1AA:2Aa:1aa.
HS trả lời à GV ghi vào phần kết luận
HS:
AA= 1/2 A . 1/2 A = 1/4 
Aa = 1/2 A . 1/2 a = 1/4 
aA = 1/2 a . 1/2 A = 1/4 
aa = 1/2 a . 1/2 a = 1/4 
KẾT LUẬN:
Khi gieo đồng thời 2 đồng kim loại thì khả năng xuất hiện các sự kiện: SS:SN:NS:NN đều bằng nhau và bằng 1/4 .
Như vậy : tỉ lệ các kiểu gen ở F2 là tích giữa tỉ lệ các giao tử của F1 ( Aa) 
¯CỦNG CỐ:
Hoạt động 3: 
KHẲNG ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỘ CHÍNH XÁC VỀ MẶT THỐNG KÊ.
Thực hiện : gọi lần lượt 10 nhóm đọc kết quả khi gieo 1 đồng xu.
GV ghi vào bảng tổng hợp như sau:
 SỐ LẦN GIEO
NHÓM
25
50
100
S
N
S
N
S
N
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
NHÓM 4
------------
NHÓM 10
CỘNG:
Yêu cầu: dựa vào các số liệu, so sánh và nêu nhận xét về kết quả của các lần gieo
Kết luận: tỉlệ thống kê 1S:1N càng chính xác khi số lần gieo càng nhiều à tỉ lệ phân li trong lai 1 cặp tính trạng chỉ đúng khi số lượng cá thể đem lai càng lớn.
¯NHẬN XÉT- DẶN DÒ :
- Xem lại các thí nghiệm về lai 1 cặp tính trạng và lai 2 cặp tính trạng.

File đính kèm:

  • docBAI 6.doc