Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 58: Ô nhiễm môi trường (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010
I/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của HS.
2/ Kỹ năng: Rèn KN quan sát, KN sống của HS.
3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
II/ Phương tiện dạy học:
1/Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to H55.1-H55.4 SGK
- Bảng phụ kẻ bảng 55/SGK
2/Chuẩn bị của HS:
-Soạn bài mới:câu 1,2 /SGK/169.
-Kẻ bảng 55 SGK vào vở soạn.
III/ Tiến trình bài giảng:
1/KTBC: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? (HSTB,Yếu).
Các hoá chất BVTV và các chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào? Tác hại của ô nhiễm chất phóng xạ? (HSK,G).
2/ Vào bài mới: Các em đã biết thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm. Vậy để hạn chế ô nhiễm môi trường ta phải làm gì? Bài học hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề đó.
3/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động III: III/ Hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Mục tiêu: Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững qua đó nâng cao ý thức BVMT.
- Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
NS:1/4/2010 NG:3/4/2010 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tt) Tuần:30 Tiết:58 I/Mục tiêu: 1/ Kiến thức:Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của HS. 2/ Kỹ năng: Rèn KN quan sát, KN sống của HS. 3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II/ Phương tiện dạy học: 1/Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to H55.1-H55.4 SGK Bảng phụ kẻ bảng 55/SGK 2/Chuẩn bị của HS: -Soạn bài mới:câu 1,2 /SGK/169. -Kẻ bảng 55 SGK vào vở soạn. III/ Tiến trình bài giảng: 1/KTBC: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? (HSTB,Yếu). Các hoá chất BVTV và các chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào? Tác hại của ô nhiễm chất phóng xạ? (HSK,G). 2/ Vào bài mới: Các em đã biết thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm. Vậy để hạn chế ô nhiễm môi trường ta phải làm gì? Bài học hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề đó. 3/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động III: III/ Hạn chế ô nhiễm môi trường: Mục tiêu: Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững qua đó nâng cao ý thức BVMT. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Hoạt động của GV: Hoạt động của HS: GV yêu cầu HS quan sát tranh H55.1- H55.4 SGK và liên hệ thực tế cuộc sống để nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. - Hs quan sát tranh H 55.1- 55.4 đưa ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 1/ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí: GV yêu cầu HS quan sát tranh H 55.1 nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí? Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Có quy hoạch tốt và hợp lý khi xây dựng khu công nghiệp , khu dân cư để tránh ô nhiễm khu dân cư. - Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi tiếng ồn. - Phát triển công nghệ để sử dụng nhiên liệu không gây khói bụi. Nêu các công nghệ không gây khói bụi? (HSG) HS trả lời : Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, 2/Các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước: GV cho HS quan sát tranh H 55.2 và nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước? HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. -Xây dựng hệ thống cấp, thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch. 3/ Hạn chế ô nhiễm do thuốc BVTV: GV cho HS quan sát tranh H 55.3 và yêu cầu HS nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc BVTV? HS quan sát tranhvà trả lời câu hỏi Hạn chế sử dụng thuốc BVTV. Tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại. Nêu các biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại? Trong sản xuất ta có nên lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ không? HS trả lời :Mèo bắt chuột,cá diệt bọ gậy, HS trả lời 4/ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn: GV yêu cầu HS quan sát tranh H55.4 và nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn? HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. -Cần quản lý chặt chẽ chất thải rắn. -Cần chú ý các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn. -Chôn lấp đốt cháy chất thải rắn một cách khoa học. Ngoài các biện pháp nêu trên để hạn chế ô nhiễm môi trường ta phải làm gì? GV yêu cầu HS quan sát tranh H55.1-H55.4, thảo luận nhóm và cử đại diện lên điền vào bảng phụ GV đã kẻ sẵn. Nhóm khác nhận xét bổ sung. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của con người. HS quan sát tranh, cử đại diện lên điền, nhóm khác nhận xét bổ sung. Tác dụng hạn chế Ghi kết quả Biện pháp hạn chế 1/Ô nhiễm không khí 2/Ô nhiễm nguồn nước 3/Ô nhiễm do thuốc BVTV 4/Ô nhiễm do chất thải rắn 5/Ô nhiễm do chất phóng xạ 6/Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tat 7/ ô nhiễm do các tác nhân sinh học 8/ô nhiễm tiếng ồn A,b,d,e,g,i,k,l,m,o C,d,e,g,i,k,l,m,n,o G,k,l,n D,e,g,h,k,l G,k,l G,k C,d,e,g,k,l,m,n G,i,k,o,p a. Lắp đặt các thiết bị lọc lhí cho các nhà máy b.Sử dụng năng lượng không gây ra khí thải c.Tạo bbể lắng và lọc nước thải d.Xây dựng nhà máy xử lý rác e.Chôn lấp đốt rác một cách khoa học g. đẩy mạnh nghiên cứu KH h.Xây dựng nhà máy tái chế chất thải i. Xây dựng công viên xanh k. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người l. Xây dựng nơi quản lý các chất gây ô nhiễm m. Kết hợp ủ phân động vật n. Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn o.Xây dụng nhà máy xa khu dân cư p.Hạn chế gây tiếng ồn của phương tiện giao thông 4/Tổng kết đánh giá: -GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK (HSY) -Hậu quả của ô nhiễm môi trường?Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?(HSTB) -Tại địa phương em có những tác nhân naò gây ô nhiễm môi trường? Theo em phải khắc phục ô nhiễm đó bằng cách nào?(HSK) -Thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học Xanh- Sạch -Đẹp mỗi HS phải làm gì? (HSG) 5/ Dặn dò: -HS học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK -Chuẩn bị bài mới: .Giấy bút .Kẻ sẵn ở nhà các bản theo mẫu trong bài vào giấy A4 để tiện ghi chép kết quả điều tra thực hành Rút kinh nghiệm:.
File đính kèm:
- Giao an thi Ha.doc