Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013

I, MỤC TIÊU:

1, Kiến thức:

- H/s nêu được thành phần hoá học của ADN, tính đa dạng, đặc thù của ADN.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatxơn và F.Crick. Chú ý tới NTBS của các cặp nuclêôtít.

2, Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Rèn kỹ năng hoạt độnh nhóm.

3, Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II, PHƯƠNG TIỆN;

1, GV: -Tranh hình 15 SGK

 - Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN

2, HS: - Ôn lại kiến thức về hình thái NST trong các kỳ của nguyên phân, giảm phân.

III, TIẾN TRÌNH:

1, kiểm tra bài cũ:

 - Gv trả bài thực hành.

2, Bài mới:

- GV giới thiệu về AND: là thành phần của NST, mang gen, là cơ sở vật chất di truyền ở cấp phân tử.-> Bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2012
Ngày day: 11/10/2012
Tiết 15 :
Chương III: AND và GEN
 bài 15: ADN (Axit đe oxi ribonucleic )
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- H/s nêu được thành phần hoá học của ADN, tính đa dạng, đặc thù của ADN.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatxơn và F.Crick. Chú ý tới NTBS của các cặp nuclêôtít.
2, Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn kỹ năng hoạt độnh nhóm.
3, Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II, phương tiện;
1, GV: -Tranh hình 15 SGK
 - Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
2, HS: - ôn lại kiến thức về hình thái NST trong các kỳ của nguyên phân, giảm phân.
III, tiến trình:
1, kiểm tra bài cũ: 
 	 - Gv trả bài thực hành.
2, Bài mới:
- GV giới thiệu về AND: là thành phần của NST, mang gen, là cơ sở vật chất di truyền ở cấp phân tử.-> Bài mới.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Kiến thức cần đạt
HđI; tìm hiểu cấu tạo hoá học của phân tử adN.
- Y/c H/s N/c thông tin SGK:
+ Nêu thành phần hoá học của ADN.
+ Cấu tạo hoá học của ADN.
- Y/c H/s tiếp tục nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ,cho biết:
+ Vì sao nói ADN có tính đa dạng và đặc thù?
- GVNX -> Nhấn mạnh: 
+ Đa dạng, đặc thù của ADN
-> Đa dạng, đặc thù của sinh vật.
+ Trong giảm phân: ADN giảm 1/2 sau đó phục hồi trong thụ tinh -> đảm bảo số lượng ổn định.
- H/s nghiên cứu.
+ Trình bày.
- H/s tiếp tục nghiên cứu, quan sát, trình bày.
( Đa dạng: Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nu_. Đặc thù: Do SL,TP,TTSX của các nu_).
- H/s ghi nhận. 
I, Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
- ADN cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,O,N,P.
- ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtít gồm 4 loại: A,T,G,X.
- Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nucleotit.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng , đặc thù của sinh vật. 
HđII; tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử adN.
- GV giới thiệu cấu trúc không gian của AND.
- Y/c HS quan sát mô hình phân tử AND:
+ Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Gọi học sinh trình bày trên mô hình.
- GVNX.
- Y/c H/s thảo luận theo nhóm, cho biết:
+ Các loại nu- nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
+ Giả sử trình tự của các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau:
-A-T- G- G- X- A- G-T- X-
- Xác định trình tự các đơn phân trên mạch còn lại?
- GVNX -> KL: Hệ quả của NTBS.
- Lưu ý: 
+ Tỉ số A +T/ G +X trong các phân tử ADN khác nhau và đặc trưng cho loài.
- H/s quan sát.
- H/s quan sát, mô tả.
- Trình bày trên mô hình.
- H/s thảo luận, trả lời các câu hỏi.
( A- T, G- X và ngược lại)
(-T- A- X- X- G- T- X- A- G-) 
II, Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái -> phải.
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20A0 chiều cao 34A0 gồm 10 cặp nu-.
- Các nu- trên 2 mạch liên kết theo NTBS: A-T,G-X.
Và ngược lại.
+ Hệ quả của NTBS:
* Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên:
- Khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân trên mạch còn lại.
- Tỉ lệ các đơn phân trong AND: A =T, G = X.
=> A + G = T +X.
3, Củng cố:
 - H/s trả lời câu hỏi 3,4,5 SGK. ( câu 5: a)
4, Dặn dò:
 - H/shọc bài theo SGK.
 - Đọc “ Em có biết?”.
 - Làm bài tập 1,2,6
 - Tìm hiểu trước bài 16.
--------—–& —–--------
Ngày soạn: 09/10/2012
Ngày dạy: 12/10/2012
Tiết 16 :
ADN và bản chất của gen.
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- H/s nêu được cơ chế tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc; Bổ sung, bán bảo toàn. 
- Nêu được bản chất của gen, chức năng của gen và chức năng của ADN.
2, Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3, Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II, phương tiện;
1, GV: -Tranh hình 16 SGK
 - Mô hình tự nhân đôi của phân tử ADN
2, HS: - Đọc trước bài 16.
III, tiến trình:
1, kiểm tra bài cũ: 
 	 - Mô tả cấu trúc không gian của ADN?
2, Bài mới:
- GV giới thiệu ADN nhân đôi ->Quá trình đó diễn ra như thế nào? Gen là gì? -> Bài mới.
Hđ của giáo viên
Hđ của học sinh
Kiến thức cần đạt
HđI; tìm hiểu nguyên tắc tự nhân đôI của Adn
+ Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? Khi nào? 
- Y/c HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình 16 cho biết:
+ Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi?
+ Quá trình nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN?
+ Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nu- nào liên kết với nhau thành từng cặp?
+ Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?
+ NX về cấu tạo giữa ADN con và ADN mẹ?
- Y/c HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN trên mô hình?
- Y/c HS cho biết:
+ Quá trình tự nhân đôi của ADN diẽn ra theo những nguyên tắc nào?
- Y/c HS làm bài vận dụng:
+ Cho biết trình tự các nu- trên ADN mẹ, xác định trình tự các nu- của 2 ADN con?
- GVNX à kết luận: ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi.
- HS nghiên cứu thông tin ghi nhớ kiến thức.
- HS quan sát.
+ Mô tả.
( ADN tháo xoắn, tách thành 2 mạch)
( 2 mạch).
( A- T, G- X)
( Theo chiều ngược nhau)
( 2 ADN con giống nhau, giống ADN mẹ)
- 1 H/s mô tả trên mô hình.
- H/s trình bày các nguyên tắc.
- HS làm bài tập vận dụng.
1, ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
* ADN nhân đôi trong nhân tế bào, ở kỳ trung gian.
* Quá trình tự nhân đôi:
+ 2 mạch ADN tách nhau theo chiều dọc.
+ Các nu- của 2 mạch khuôn liên kết với các nu- tự do theo NTBS.
+ 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.
- KQ: 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
* Nguyên tắc nhân đôi:
- Khuôn mẫu
- NTBS
- Bán bảo toàn
* ý nghĩa: nhờ sự tự nhân đôi của ADN làm cho NST được nhân đôi ở kỳ trung gian.
HđII; tìm hiểu bản chất của gen.
+ Nêu bản chất hoá học của gen?
- GVNXà Phân tích.
+ Gen nằm trên NST.
+Bản chất hoá học là ADN
+ 1 phân tử ADN gồm nhiều gen.
+ Gen có chức năng gì?
- HS trảlời
- HS trả lời.
- HS nêu chức năng của gen.
2, Bản chất của gen.
+ Gen là 1 đoạn của phân tử ADN.
+ Bản chất hoá học của gen là ADN.
+ Gen có nhiều loại.
+ Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử Protein.
HđIII; tìm hiểu chức năng của ADN.
+ ADN có chức năng gì?
+ Gen quy định cấu trúc prôtein mà gen nằm trên ADN à ADN có chức năng mang thông tin quy định cấu trúc của Protein.
+ ADN nhân đôi à NST nhân đôi à đặc tính di truyền được truyền đạt ổn định qua các thế hệ.
- HS nghiên cứu ghi nhớ kiến thức.
- HS trả lời.
- HS ghi nhớ kiến thức.
3, Chức năng của ADN.
+ Lưu giữ thông tin di truyền.
+ Truyền đạt thông tin di truyền.
3, Củng cố: 
- HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
4, Dặn dò:
- HS học bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 SGK.
- Kẻ bảng 17 vào vở bài tập.

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 tuan 8.doc
Giáo án liên quan