Đề cương ôn học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013

Câu 1: Chức năng của NST :

-Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là AND, chính nhờ sự tự sao của AND đưa đến sự tự nhân đôi của NST , nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

 

Câu 2: Cơ chế NST xác định giới tính. Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai con gái lá đúng hay sai.

- Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.

- Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST tạo rà loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ở đa số các loài.

Quan niệm đó là sai. Vì :

+ Trong giảm phân:

Người mẹ chỉ tạo ra 1 loại trứng mang NST giới tính X

Người bố tạo ra 2 loại tinh tinh trùng: một loại mang NST giới tính X và một loại mang NST giới tính Y

+ Trong thụ tinh:

 Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng tạo ra hợp tử XY phát triển thành con trai.

 Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng tạo hợp tử XX phát triển thành con gái.

 

Câu 3 : So sánh thường biến với đột biến.

Giống nhau :

- Đều làm thay đổi kiểu hình của cơ thể.

- Đều có liên quan đến các thay đổi của môi trường sống.

Khác nhau :

Thường biến Đột biến

- Biến đổi kiểu hình nhưng không biến đổi kiểu gen

- Biểu hiện đồng loạt.

- Theo một hướng xác định

- Không di truyền được.

- Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

- Có ‎ý nghĩa thích nghi, giúp cơ thể thích ứng với môi trường => có ‎ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa và CG - Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi kiểu hình

- Biểu hiện ở từng cá thể riêng lẻ.

- Không định hướng

- Di truyền được.

- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

- Phần lớn có hại cho sinh vật. Rất ít đột biến có lợi nhưng góp phần làm tăng sai khác giữa các sinh vật=> là nguyên liệu của tiến hóa vá chọn giống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP SINH HỌC 9 HKI ( 2012 – 2013 )
Câu 1: Chức năng của NST :
-Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là AND, chính nhờ sự tự sao của AND đưa đến sự tự nhân đôi của NST , nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 2: Cơ chế NST xác định giới tính. Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai con gái lá đúng hay sai.
- Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
- Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST tạo rà loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ở đa số các loài.
Quan niệm đó là sai. Vì :
+ Trong giảm phân: 
Người mẹ chỉ tạo ra 1 loại trứng mang NST giới tính X
Người bố tạo ra 2 loại tinh tinh trùng: một loại mang NST giới tính X và một loại mang NST giới tính Y
+ Trong thụ tinh: 
 Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng tạo ra hợp tử XY phát triển thành con trai.
 Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng tạo hợp tử XX phát triển thành con gái.
Câu 3 : So sánh thường biến với đột biến.
Giống nhau :
- Đều làm thay đổi kiểu hình của cơ thể.
- Đều có liên quan đến các thay đổi của môi trường sống.
Khác nhau : 
Thường biến
Đột biến
- Biến đổi kiểu hình nhưng không biến đổi kiểu gen
- Biểu hiện đồng loạt.
- Theo một hướng xác định
- Không di truyền được.
- Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
- Có ‎ý nghĩa thích nghi, giúp cơ thể thích ứng với môi trường => có ‎ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa và CG
- Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi kiểu hình
- Biểu hiện ở từng cá thể riêng lẻ.
- Không định hướng
- Di truyền được.
- Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
- Phần lớn có hại cho sinh vật. Rất ít đột biến có lợi nhưng góp phần làm tăng sai khác giữa các sinh vật=> là nguyên liệu của tiến hóa vá chọn giống.
Câu 4 : Chức năng của prôtêin: 
 Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng:
- Là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, xây dựng các bào quan và màng sinh chất,cấu trúc đa dạng của prôtêin qui định mọi đặc điểm hình thái, giải phẫu của cơ thể.
- Tạo nên các enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa.
- Tạo nên các hoocmôn có vai trò điều hòa trao đổi chất trong tế bào, cơ thể.
- Hình thành các kháng thể bảo vệ cơ thể. 
- Tham gia chức năng vận động của tế bào và cơ thể.
- Phân giải prôtêin tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt dđộng sống của tế bào và cơ thể.
 Vậy, prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, qui định ra tính trạng của cơ thể.
Câu 5 : Đột biến gen là gì ? 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen : Mất một cặp nuclêiôtit, thêm một cặp , thay thế một cặp nuclêôtit.
 * Tại sao thường có hại cho sinh vật ?
 - Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá dẫn đến làm biến đổi kiểu hình.
- Đột biến gen phá vỡ sự hài hoà, thống nhất trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 6: Cấu trúc của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó.?
- Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc đặc trưng.
- Mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ 1), chia nó thành 2 cánh. Tâm động là là điểm dính của NST trên dây tơ vô sắc của thoi phân bào. Khi dây tơ co rút, NST trượt về các cực của tế bào. Một số NST còn có eo thứ 2 được xem là nơi tổng hợp ARN ribôxôm.
- Mỗi crômatit gồm một phân tử AND và prôtêin loại histôn.
- Nhờ cấu trúc cuộn xoắn của crômatit mà chiều dài của NST được rút ngắn lại. Sự thu gọn cấu trúc không gian này thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong chu kỳ tế bào.
Câu 7: So sánh AND –ARN về chức năng ?
Chức năng
 AND 
- Lưu giữ thông tin di truyền : là thông tin qui định cấu trúc prôtêin.
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ vào khả năng tự nhân đôi.
- Chứa các gen khác nhau. 
- Có khả năng đột biến tạo nên thông tin di truyền mới.
 ARN 
- mARN: trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin và truyền đạt thông tin di truyền từ trong gen ra ngoài để tổng hợp Prôtêin.
- tARN: vận chuyển axit amin vào chuỗi axit amin để tổng hợp Prôtêin
- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - là nơi tổng hợp Prôtêin.
Câu 8: Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ?
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc NST.
- Các dạng đột biến cấu trúc : mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.
* Nguyên nhân : Tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc NST : là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu tr1uc NST.
 - Đột biến cấu trúc NST thường có hại nhưng cũng có trường hợp có lợi.
Câu 9 : Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ?
Các kì
Nguyên phân
Kỳ đầu
Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, tâm động đính vào sợi tơ của thoi phân bào
Kỳ giữa
Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập trung một hàng trước mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau
2crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
Kỳ cuối
Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra thành sợi mảnh rồi thành nhiễm sắc chất.
Câu 10:Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
 Gen mARN Prôtêin tính trạng
- Gen ( một đoạn của ADN) là khuôn mẫu tổng hợp ra mARN.
- mARN là khuôn mẫu tổng hợp ra prôtêin.
- Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
 Vậy, bản chất của mối quan hệ giữa Gen và tính trạng theo sơ đồ trên là:
 Trình tự các nuclêotit trên gen (ADN) qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN, thông qua đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành phân tử prôtêin và từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, gen và tính trạng có quan hệ mật thiết với nhau, gen qui định tính trạng.
Bài tập: Lai 1 cặp tính trạng 
 Viết trình tự các Nuclêôtit trên mạch ADN ARN

File đính kèm:

  • docDe cuong On tap Sinh 9 HKI 20122013.doc
Giáo án liên quan