Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 42: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

A/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : ôn lại các kiến thức cơ bản về chọn giống và thành tựu của chọn giống cây trồng và vật nuôi ở VN.

2. Kỹ năng :

3. Thái độ : Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn , trân trọng những thành tựu khoa học.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

* GV : Tranh vẽ H.34.1 , H.35 sgk + bộ tranh thực hành sinh học 9

 Các loại biểu bảng có liên quan

* HS : ôn lại các kiến thức đã học ở bài 34, 35,36,37.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

- VÀO BÀI : Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng nhiều mặt của con người , các nhà chọn giống cây trồng luôn tìm ra nhiều phương pháp để tạo ra các giống mới ngày càng nhiều và nhanh nhất, dẫn đến những thành tựu nổi bật trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi hiện nay.

Hoạt động 1 :

- Mục tiêu : ôn tập về hiện tượng thoái hóa ở cây trồng và vật nuôi.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV đặt vấn đề : Trong trồng trọt và chăn nuôi , người ta thường thấy có hiện tượng ở các thế hệ sau , nhiều dòng bộc lộ các đặc điểm có hại :

H:Quan sát tranh và cho biết đó là hiện tượng gì ?

 

 

 

H: Nêu những biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật ?

 

H: Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa ?

 

H: Vậy tại sao trong chọn giống người ta lại dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?

 

 

* Chuyển ý : Sau khi tạo ra được các dòng thuần , người ta cho lai hữu tính 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau tạo ưu thế lai F1. - HS chú ý nghe GV đặt vấn đề

 

 

 

- Hoạt động lớp : cá nhân quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của GV

-y/c trả lời :

* Quan sát H.34.1 đó là hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn .

* Có những biểu hiện : sinh trưởng và phát triển yếu , khả năng sinh sản giảm , quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non.

* Vì ở các thế hệ sau tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

 

* Để tạo ra được các dòng thuần ( có các cặp gen đồng hợp ) để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn , đánh giá được kiểu gen của từng dòng , phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 42: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT :42
NS :
ND :
BÀI 39 :
	TÌM HIỂU THÀNH TỰU 
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : ôn lại các kiến thức cơ bản về chọn giống và thành tựu của chọn giống cây trồng và vật nuôi ở VN.
Kỹ năng :
Thái độ : Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn , trân trọng những thành tựu khoa học.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
* GV : Tranh vẽ H.34.1 , H.35 sgk + bộ tranh thực hành sinh học 9 
 Các loại biểu bảng có liên quan 
* HS : ôn lại các kiến thức đã học ở bài 34, 35,36,37.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
- VÀO BÀI : Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng nhiều mặt của con người , các nhà chọn giống cây trồng luôn tìm ra nhiều phương pháp để tạo ra các giống mới ngày càng nhiều và nhanh nhất, dẫn đến những thành tựu nổi bật trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi hiện nay.
Hoạt động 1 :
Mục tiêu : ôn tập về hiện tượng thoái hóa ở cây trồng và vật nuôi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt vấn đề : Trong trồng trọt và chăn nuôi , người ta thường thấy có hiện tượng ở các thế hệ sau , nhiều dòng bộc lộ các đặc điểm có hại :
H:Quan sát tranh và cho biết đó là hiện tượng gì ?
H: Nêu những biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật ?
H: Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa ?
H: Vậy tại sao trong chọn giống người ta lại dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
* Chuyển ý : Sau khi tạo ra được các dòng thuần , người ta cho lai hữu tính 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau à tạo ưu thế lai F1.
- HS chú ý nghe GV đặt vấn đề 
- Hoạt động lớp : cá nhân quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của GV 
-y/c trả lời :
* Quan sát H.34.1 à đó là hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn .
* Có những biểu hiện : sinh trưởng và phát triển yếu , khả năng sinh sản giảm , quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non.
* Vì ở các thế hệ sau tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
* Để tạo ra được các dòng thuần ( có các cặp gen đồng hợp ) để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn , đánh giá được kiểu gen của từng dòng , phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
Hoạt động 2 :
- Mục tiêu : Hiện tượng ưu thế lai – Một số phương pháp để tạo ưu thế lai và thành tựu của chọn lọc trong chọn giống.
GV
HS
- GV sử dụng lại H.35 và nêu 1 số câu hỏi :
H: Ưu thế lai là gì ?Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ?
H: Để tạo ưu thế lai người ta dùng phương pháp gì ?
Chuyển ý : Trong thực tiễn sản xuất để tạo ra những giống có năng suất cao , người ta tiến hành chọn lọc giống .
H: Có mấy phương pháp chọn lọc ?
H: Phân tích ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp ?
H: Trong chọn giống cây trồng và vật nuôi, người ta sử dụng phương pháp nào là chủ yếu . 
H:Thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi là gì ?
- y/c HS hoàn thành bảng 39/ sgk trang 115
* Lưu ý : Với nội dung ôn tập như trên GV phân công các nhóm thảo luận để thống nhất câu trả lời và cử đại diện lên báo cáo trước lớp theo nội dung được phân công:
Nhóm 1+4 à thoái hóa
Nhóm 2+5 à ưu thế lai
Nhóm 3 +6 à Phương pháp chọn lọc và thành tựu trong chọn giống .
* Mỗi nội dung cho 1 nhóm gắn lên bảng , nhóm còn lại nhận xét phần trả lời của nhóm bạn à GV hoàn chỉnh.
-Quan sát H.35 và trả lời các câu hỏi :
Khái niệm về ưu thế lại
Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Để tạo ưu thế lai , người ta dùng phương pháp :
ở cây trồng : chủ yếu là lai khác giống
ở vật nuôi : lai kinh tế
y/c trả lời :
Gồm : chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
Phân tích ưu ,nhược của mỗi phương pháp chọn lọc 
Phương pháp chủ yếu trong chọn giống cây trồng là lai hữu tính , ở vật nuôi là lai giống.
Thành tựu nổi bật ở chọn giống cây trồng à tạo ra các giống lúa , ngô , đậu tương . Ở vật nuôi như : lợn , gà , vịt , cá 
Hoàn thành bảng 39/sgk.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ : Cho HS làm bài kiểm tra 15’ ( theo 2 đề )
* ĐỀ A :
1 ) Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể ? Ưu và nhược điểm của phương pháp này ? ( 5đ)
2) Lai kinh tế là gì ? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống ? ( 5 đ)
* ĐỀ B :
1 ) Nguyên nhân và những biểu hiện của hiện tượng thoái hóa ở cây trồng và vật nuôi ? (5đ)
2) Ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ? Giải thích tại sao không chọn F1 làm giống ? ( 5đ)
- THU BÀI + NHẬN XÉT TIẾT HỌC.
- DẶN DÒ :
	* Xem bài 41/trang 118 ( chú ý phần II )
	* Chuẩn bị bảng 41.2 ( trang 119 )
	* Hoàn thành bài tường trình số 7 à nộp bài vào tiết học sau.

File đính kèm:

  • docBAI 39.doc