Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu :

a) Kiến thức : - Hiểu mối quan hệ giữa Protein và ARN thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi Axit Amin

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ : Gen ( một đoạn ADN )  m ARN  Prôtein  Tính trạng

 b) Kĩ năng : - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 - Rèn tư duy phân tích , hệ thống hóa kiến thức

II. Chuẩn bị : - Tranh phóng to các hình 19.1 , 19.2 , 19.3 SGK

 - Mô hình động về sự hình thành chuỗi Axit Amin

III. Tiến trình :

1) Ổn định :

2) Kiểm tra : ( 8 phút )

- Mô tả cấu trúc của Prôtêin ? Vì sao Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù

 - Prôtêin có vai trò quan trọng như thế nào đối với tế bào và cơ thể ?

3) Bài dạy :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngy soạn: 24 tháng 10 năm 2009 
 Tuần 10 – Tiết 19 
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu :
a) Kiến thức : - Hiểu mối quan hệ giữa Protein và ARN thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi Axit Amin 
- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ : Gen ( một đoạn ADN ) à m ARN à Prôtein à Tính trạng 
 b) Kĩ năng : - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình 
 - Rèn tư duy phân tích , hệ thống hóa kiến thức 
II. Chuẩn bị : - Tranh phóng to các hình 19.1 , 19.2 , 19.3 SGK 
 - Mô hình động về sự hình thành chuỗi Axit Amin 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 
Kiểm tra : ( 8 phút )
- Mô tả cấu trúc của Prôtêin ? Vì sao Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù 
 - Prôtêin có vai trò quan trọng như thế nào đối với tế bào và cơ thể ? 
Bài dạy : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG I : 
Mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin : ( 15 phút )
- Yêu cầu nghiên cứu thông tin đoạn 1 SGK : 
+ Giữa gen và Prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào ? 
+ Vai trò của dạng trung gian đó ? 
- Chốt kiến thức 
- Treo hình 19.1 : 
+ Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi Axit Amin ? 
+ Các loại Nu nào ở m ARN và t ARN liên kết với nhau ? 
+ Tương quan về số lượng giữa Axit Amin và Nu của m ARN khi ở trong Ribôxôm ? 
- Hoàn thiện kiến thức 
+ Trình bày qúa trình hình thành chuỗi Axit Amin ? 
- GV phân tích : Số lượng , thành phần , trình tự sắp xếp các Axit Amin tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại Prôtein 
- Sự tạo thành chuỗi Axit Amin dựa trên khuôn mẫu ARN 
* HOẠT ĐỘNG II ; Tìm hiểu mối quan hệ giữa gen và tính trạng ( 12 phút ) 
- Cho HS quan sát hình 19.2 và 19.3 
+ Giải thích mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1 , 2 , 3 ? 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr.58 
+ Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ ? 
-Tự thu nhận và xử lí thông tin 
- Thảo luận nhóm , thống nhất : 
+ Dạng trung gian : m ARN 
+ Vai trò : Mang thông tin tổng hợp Protein 
- Đại diện nhóm phát biểu , lớp bổ sung 
- Quan sát hình , thảo luận nhóm , thống nhất : 
+ Thành phần tham gia : mARN, t ARN , ribôxôm 
+ Các loại Nu liên kết theo NTBS : A-U , G-X 
+ Tương quan : cứ 3 Nu à 1 AxitAmin 
- Đại diện nhóm phát biểu , lớp bổ sung 
- 1HS trình bày trên sơ đồ , lớp bổ sung  
- Khi biết trình tự các Nu trên m ARN à biết trình tự các Axit Amin trên Prôtêin 
- Quan sát hình , vận dụng các kiến thức đã học , trả lời 
- Tự thu nhận thông tin , ghi nhớ liến thức 
- 1 HS lên trình bày bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng 
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin 
@ mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của Prôtein sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào 
@ Sự hình thành chuỗi Axit Amin : 
+ mARN rời khỏi nhân đến Riboxôm để tổng hợp Prôtêin 
+ Các tARN mang Axit Amin vào Ribôxôm khớp với m ARN theo NTBS à đặt Axit Amin vào đúng vị trí của nĩ .
+ Khi Ribôxôm dịch một nấc trên mARN à 1 Axit Amin được nối tiếp 
+ Khi Riboxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN à chuỗi Axit Amin được tổng hợp xong 
- Nguyên tắc tổng hợp : 
 + Khuôn mẫu ( mARN ) 
 + Bổ sung ( A – U ; G – X ) 
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng : 
@ Mối liên hệ : 
 + ADN là khuôn mẫu để tổng hợp m ARN 
 + m ARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi Axit Amin ( Cấu trúc bậc một của Prôtein ) 
 + Prôtein tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào à biểu hiện thành tính trạng 
@ Bản chất mối quan hệ gen – tính trạng : 
 Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên ARN , qua đó qui định trình tự các Axit Amin của phân tử Prôtêin . Prôtêin tham gia vào các hoạt động sống của tế bào à biểu hiện thành tính trạng 
4) Củng cố : ( 7 phút ) - Trình bày sự hình thành chuỗi Axit A min trên sơ đồ ? 
 - Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng ? 
5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) - Học bài , trả lời câu hỏi SGK 
 - Ôn lại các cấu trúc không gian của ADN 
Ngày soạn: 24 tháng 10 năm 2009 
 Tuần 10 – Tiết 20
THỰC HÀNH :
QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
I. Mục tiêu : 
Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN 
Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN 
 - Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN 
II. Chuẩn bị : - Mô hình phân tử ADN - Hộp đựng mô hình phân tử ADN tháo rời 
- Màn hình và máy chiếu ( nguồn sáng điện ) - Đĩa CD , băng hình về cấu trúc , cơ chế tự sao , cơ chế tổng hợp ARN , cơ chế tổng hợp Prôtêin ( nếu có ) 
III. Tiến trình : 
Ổn định : 2) Kiểm tra : ( 5 phút ) Mô tả cấu trúc không gian của ADN ? 
3) Thực hành : 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND
( 15 phút )
- Hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN , thảo luận :
+ Vị trí tương đối của 2 mạch Nu ? 
+ Chiều xoắn của 2 mạch ? 
+ Đường kính vòng xoắn ? Chiều cao vòng xoắn ? 
+ Số cặp Nu trong 1 chu kì xoắn ? 
+ Các loại Nu nào liên kết với nhau thành cặp ? 
- Gọi 1 HS lên trình bày mô hình 
- Quan sát mô hình , thảo luận nhóm 
thống nhất : 
+ ADN gồm 2 mạch song song , xoắn phải 
+ Đường kính 20 , chiều cao 34 ,gồm 10 cặp Nu / chu kì xoắn 
+ Các Nu liên kết từng cặp theo NTBS : A-T ; G-X 
- Đại diện nhóm trình bày trên mô hình : Đếm số cặp và chỉ rõ các loại Nu nào liên kết với nhau 
Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử AND
( 10 phút )
- Hướng dẫn cách lắp ráp mô hình : 
+ Lắp mạch 1 : Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống ( chú ý lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí ; đảm bảo khoảng cách với trục giữa ) 
+ Lắp mạch 2 : Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang Nu theo NTBS với đoạn 1 
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch 
- Gọi đại diện các nhóm đánh giá chéo kết quả lắp ráp mô hình 
- Ghi nhớ cách tiến hành 
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn , kiểm tra tổng thể : 
 + Chiều xoắn 2 mạch 
 + Số cặp của mỗi chu kì xoắn 
 + Sự liên kết theo NTBS 
- Đại diện các nhóm nhận xét 
4) Kiểm tra , đánh giá : ( 3 phút )
GV nhận xét chung về tinh thần , kết quả giờ thực hành 
Đánh giá , cho điểm các nhóm 
Rút kinh nghiệm 
5 ) Hướng dẫn học ở nhà : ( 2 phút ) - Vẽ hình 15 SGK vào vở 
 - Ôn tập 3 chương 1 , 2 , 3 theo câu hỏi cuối bài - Đọc trước bài 21 

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc