Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 46 - Bài 44: Ảnh Hưởng Lẫn Nhau Giữa Các Sinh Vật
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật
- Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài
- Thấy được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát kênh hình để trả lời câu hỏi
- Rèn kĩ năng khái quát hoá để tổng hợp kiến thức
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Máy chiếu và phiếu học tập
2. Học sinh:
Tìm hiểu bài trược khi lên lớp
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp quan và vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
Câu 2: Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
2. Bài mới
- Giới thiệu: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến các sinh vật khác ở xung quanh. Sự ảnh hưởng đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
Ngày dạy:13/02/2009 Tiết 46 Bài 44: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật - Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài - Thấy được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát kênh hình để trả lời câu hỏi - Rèn kĩ năng khái quát hoá để tổng hợp kiến thức - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Máy chiếu và phiếu học tập 2. Học sinh: Tìm hiểu bài trược khi lên lớp III. Phương pháp: Phương pháp quan và vấn đáp IV. Tiến trình dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? Câu 2: Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? 2. Bài mới - Giới thiệu: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến các sinh vật khác ở xung quanh. Sự ảnh hưởng đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: quan hệ cùng loài ? Các sinh vật cùng loài thường có đặc điểm gì ? - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét - GV chiếu hình 44.1 và giới thiệu hình, yêu cầu HS quan sát các hình trên, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: ? Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? ? Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì? - GV gọi đại diện nhóm trả lời - GV gọi đại diện nhóm nhận xét - GV nhận xét ? ở điều kiện bình thường các cá thể trong nhóm hỗ trợ nhau, song khi gặp điều kiện bất lợi hiện tượng gì sẽ xảy ra? - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét - GV chiếu bài tập: Hãy chọn ý đúng trong câu sau: Hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm có ý nghĩa: A. Làm tăng khả năng cạnh tranhgiữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng - GV gọi HS chọn ý đúng - GV nhận xét ? Qua những phần trên, em hãy cho biết các sinh cùng loài thường có những mối quan hệ gì? - Gv gọi HS trả lời - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét, thông tin bổ sung: Hiện tượng hỗ trợ phổ biến ở thực vật là hiện tượng liền rễ ví dụ cây thông nhựa. Những cá thể này có quan hệ trao đổi chất rất chặt chẽ với nhau. à HS trả lời( yêu cầu nêu được): Các sinh vật cùng loài thường sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể à HS quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu nêu được): + Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi là cản trở sức thổi của gió nên cây không bị đổ + Trong tự nhiên, động vật sống thanh bầy đàn có lợi là tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù và tự vệ tốt hơn à Đại diện nhóm nhận xét à HS trả lời: Khi gặp điều kiện bất lợi, các cá thể trong nhómcạnh tranh nhau gay gắt à Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm à HS hoạt động cá nhân à HS chọn ý đúng: C à HS trả lời: Quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh à HS nhận xét Tiểu kết: Các sinh vật cùng loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc cạnh tranh Hoạt động 2: quan hệ khác loài - GV chiếu bảng 44. Các mối quan hệ khác loài, yêu cầu HS nghiên cứu bảng 44 khoảng 3 phút - GV chiếu 1 số câu hỏi sau: ? Sự khác nhau căn bản giữa hội sinh và cộng sinh? ? Sự quan hệ sinh vật ăn thịt- con mồi, kí sinh - vật chủ? - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét, thông tin cho HS quan hệ nửa kí sinh và lấy ví dụ để HS hiểu rõ hơn - GV phát phiếu học tập với nội dung như ở phần lệnh, yêu cầu HS sắp xếp cụ thể hơn - GV thu phiếu học tập của 1 số nhóm để chữa - GV chiếu đáp án đúng, yêu cầu HS quan sát và hoàn thành vào vở bài tập - GV chiếu hình ảnh địa y và vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu ? Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì? - GV gọi HS trả lời - GV nhận xét - GV thông tin về mối quan hệ khác loài: Quan hệ ức chế cảm nhiễm là quan hệ trong đó sinh vật này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài khác bằng cách tiết ra môi trường chất độc ví dụ như tảo giáp gây tử vong nhiều loài tôm cá - GV: Người ta có thể sử dụng 1 loài sinh vật vào tiêu diệt những sinh vật khác có hại trong nông nghiệp, lâm nghiệp như: Kiến vống tiêu diệt sâu hại lá cây cam, ? Thế nào là phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp đấu tranh sinh học? - Học sinh nghiên cứu SGK/132 kết hợp xem tranh, mẫu vật. à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): + Cộng sinh: cần thiết có lợi cho cả hai bên. + Hội sinh: chỉ có lợi cho một bên, bên kia không có lợi, không bị hại. + Con mồi bi giết chết, bị ăn thịt. + Vật chủ còn sống trong một thời gian. à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Quan hệ hỗ trợ: 2 bên cùng có lợi hoặc một bên có lợi còn một bên không có lợi và không có hại. Quan hệ đối địch: Một bên có lợi, một bên có hại. à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sâu bệnh Tiểu kết: Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch. 3. Củng cố bài học Dạng quan hệ nào dưói đây là quan hệ nửa kí sinh? Địa y Tầm gửi trên cây sung. Dây tơ hồng trên cây cúc tần. Giun sán trong ruột người. ĐA: b Tầm gửi là cây dùng rễ hút nước, muối khoấng của cây chủ, sau đó nhờ lá của nó tổng hợp thành chất hữu cơ đi nuôi cây. Chim là loài có ích hay có hại? Tuỳ thời gian( có loài chim vừa ăn hạt vừa ăn sâu bọ, lúc ăn hạt là có hại lúc ăn sâu bọ là có lợi) và tuỳ từng loài. 4. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Hoàn thành vở bài tập. - Đọc “Em có biết”. - Mỗi tổ chuẩn bị dụng cụ thực hành: Dụng cụ đào đất, ống đựng động vật, vợt bắt côn trùng, kéo cắt cây, bút chì, giấy ô ly.
File đính kèm:
- tiet 46-B44.doc