Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 29 - Bài 28: Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này HS phải:

- Sử dụng đựơc phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người

- Phân biệt được 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng

- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to về phương pháp nghiên cứu phả hệ

- Ảnh về trường hợp trẻ đồng sinh cùng trứng đều là trai hoặc gái

2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp vấn đáp

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

- GV: giới thiệu nội dung chương V

- Giới thiệu mục tiêu bài học

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 29 - Bài 28: Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 10/12/2008
 Chương 5
 Di truyền học
Tiết 29
Bài 28: phương pháp nghiên cứu
 di truyền người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học xong bài này HS phải:
- Sử dụng đựơc phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người
- Phân biệt được 2 trường hợp: sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to về phương pháp nghiên cứu phả hệ
- ảnh về trường hợp trẻ đồng sinh cùng trứng đều là trai hoặc gái
2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.
Iii. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp vấn đáp
IV. Hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
2. bài mới
- GV: giới thiệu nội dung chương V
- Giới thiệu mục tiêu bài học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:tìm hiểu phươmg pháp Nghiên cứu phả hệ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin/ 78 SGK
? Phả hệ là gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và giới thiệu thêm một số kí hiệu được sử dụng trong sơ đồ phả hệ
- GV treo tranh hình 28.1/ 78 SGK yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở phần lệnh
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét
- GV gọi HS viết sơ đồ lai minh hoạ cho ví dụ trên
- GV phát phiếu học tập với nội dung:
ở người bệnh mù màu do 1 gen kiểm soát( không phân biệt được màu đỏ với màu lục). 1 cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh sinh được 3 người con : 2 con gái bình thường và 1 con trai mắc bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường sinh được 1 cháu trai bình thường và 1 cháu trai mắc bệnh. Người con gái thứ nhất lấy chồng bình thường sinh được 2 con gái bình thường và 1 con trai mắc bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng mù màu sinh được 2 trai và 2 gái bình thường.
1. Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền này
2. Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn quy định
3. Bệnh có di truyền liên kết với giới tính không?
Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập
GV gọi đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình
 GV gọi nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
- GV có thể mở rộng thêm bệnh này là do đột biến gen lặn liên kết X. GV viết sơ đồ lai minh hoạ
- HS đọc thông tin/ sgk 
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ
à HS quan sát tranh 28.1, thảo luận nhóm
à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu nêu được):
+ ở F1 thấy toàn con có mắt màu nâuà mắt màu nâu là trội hoàn toàn so với mắt màu đen
+ Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan đến giới tính vì 2 màu mắt này đều biểu hiện ở cả nam và nữ
à Đại diện nhóm nhận xét
à HS viết sơ đồ lai( viết được):
Quy ước A: màu nâu a: màu đen
P: AA x aa
F1: Aa
 Aa x Aa
F2: 1AA : 2 Aa : 1aa
à Các nhóm hoàn thành phiếu học tập
à Đại diện nhóm trình bày (yêu cầu trả lời được):
+ Bố mẹ bình thường sinh con bệnh à bệnh mù màu do gen lặn quy định
+ Bệnh này thường xuất hiện ở con trai nên là bệnh có di truyền liên kết với giới tính.
Hoạt động 2: tìm hiểu phương pháp Nghiên cứu trẻ đồng sinh
- GV giới thiệu trẻ đồng sinh hay gặp nhất là trẻ sinh đôi: Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng
- GV treo tranh hình 28.2/ 79 SGK yêu cầu HS quan sát tranh hoàn thành lệnh
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV gọi HS đọc “ em có biết”
? Người ta làm thế nào để xác định được vai trò của kiểu gen, môi trường đối với kiểu hình ở người?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS quan sát tranh và hoàn thành lệnh
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Giống nhau: Đều minh hoạ quá trình phát triển từ trứng được thụ tinh thành hợp tử, hợp tử phân bào phát triển thành phôi
+ Khác nhau cơ bản:
28.2a
28.2b
1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng
1 hợp tử tách thành 2 phôi phát triển thành 2 đứa trẻ
2 trứng thụ tinh với 2 tinh trùng
1 hợp tử phát triển thành 1 đứa trẻ
à HS đọc “ em có biết”
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Nuôi các trẻ này trong hoàn cảnh đồng nhất hoặc khác nhau rồi so sánh những đặc điểm giống, khác nhau từ đó xác định đặc tính nào do gen quy định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường
Tiểu kết:
1/ Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
- Sinh đôi cùng trứng 
- Sinh đôi khác trứng
2/ ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh: hiểu được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng
3. Củng cố bài học
- HS đọc kết luận SGK
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
Chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?
 A. Là phương pháp theo dõi những bệnh, tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ
 B. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó
 C. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
 D. Cả B và C
Câu 2: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở điểm nào?
 A. Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình
 B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và đồng giới tính
 C. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính
 D. Cả B và C
Câu 3: ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì?
 A. Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu
 B. Biết được tiềm năng của trẻ để định hướng cho việc học tập và lao động
 C. Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng
 D. Cả A, B và C
Đáp án : 1A, 2D, 3C
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập/ sgk
- Đọc “ em có biết ”
- Sưu tầm những tranh ảnh (người thật) bị bệnh đao ở địa phương
- Tìm hiểu trước bài 29

File đính kèm:

  • docTiet 29-B28.doc
Giáo án liên quan