Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 23 - Bài 22: Đột Biến Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Giải thích và nắm được nguyên nhân, nêu được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:Tranh vẽ phóng to H22/SGK; Bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu trước bài mới trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Chọn phương án đúng nhất.
Câu 1: Thế nào là ĐBG?
A. ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen
B. ĐBG là những biến đổi là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra
C. ĐBG là những tác động tử môi trường làm ảnh hưởng tới kiểu gen
D. Cả A và C
Câu 2: Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì?
A. Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí ,hoá học
B. Do sự rối loạn quá trình tự sao chép của ADN dưới tác động của môi trường
C. Do sự cạnh tranh giữa cá thể đực hoặc cái trong loài
D. Cả A và B
Đáp án : 1D, 2D
2. Bài mới
Ngày dạy: 19/11/2008 Tiết 23 Bài 22: đột biến cấu trúc nst I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. - Giải thích và nắm được nguyên nhân, nêu được vai trò của đột biến nhiễm sắc thể. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:Tranh vẽ phóng to H22/SGK; Bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu trước bài mới trước khi lên lớp. Iii. phương pháp dạy học - Phương pháp quan sát - Phương pháp vấn đáp IV. Tiến trình dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ Chọn phương án đúng nhất. Câu 1: Thế nào là ĐBG? A. ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen B. ĐBG là những biến đổi là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra C. ĐBG là những tác động tử môi trường làm ảnh hưởng tới kiểu gen D. Cả A và C Câu 2: Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì? A. Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí ,hoá học B. Do sự rối loạn quá trình tự sao chép của ADN dưới tác động của môi trường C. Do sự cạnh tranh giữa cá thể đực hoặc cái trong loài D. Cả A và B Đáp án : 1D, 2D 2. Bài mới Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: đột biến cấu trúc NST - GV treo tranh vẽ H.22/SGK, yêu cầu HS quan sát hình vẽ (chú ý đến các mũi tên,chữ kí hiệu đoạn NST trước và sau khi bị biến đổi).Thảo luận nhóm (2 phút) ,trả lời các câu hỏi sau: + Các nhiễm sắc thể sau khi bị biến đổi khác với nhiễm sắc thể ban đầu như thế nào? + Các hình 22a, b, c minh hoạ những dạng nào của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? - Gọi đai diện nhóm lên chỉ tranh vẽ trả lời các câu hỏi - GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét - GV nhận xét ? Trong các dạng đột biến trên, dạng nào làm cho số lượng gen tăng, giảm, dạng nào làm thay đổi sự sắp xếp các gen trên NST? - GV gọi 1 HS trả lời - GV nhận xét ? Bản chất của đột biến cấu trúc NST là gì? - GV gọi 1 HS trả lời - GV gọi 1 HS nhận xét - GV nhận xét và bổ sung ngoài 3 dạng đột biến trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn các em có thể tìm hiểu dạng đó thêm - Quan sát hình vẽ - Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu trả lời được): + NST a bị biến đổi thành NST khác mất 1 đoạn H NST b bị biến đổi thành NST khác, đoạn BC được lặp lại NST c bị biến đổi thành NST khác đoạn BCD đứt ra quay ngược 180 độ thành DCB đính vào NST + Hình 22a: Đột biến mất đoạn NST Hình 22b: Đột biến lặp đoạn NST Hình 22c: Đột biến đảo đoạn NST + Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc cúa NST à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được) Đột biến dạng mất, lặp đoạn làm cho số lượng gen tăng, giảm Đột biến đảo đoạn làm thay đổi sự sắp xếp các gen trên NST à HS trả lời( yêu cầu HS nêu được): Bản chất của đột biến cấu trúc NST là sự tăng, giảm, sắp xếp lại trật tự các gen trên NST à HS nhận xét Tiểu kết: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, bao gồm: mất đoạn lặp đoạn, đảo đoạn. Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST -Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: ? Đột biến cấu trúc NST do những nguyên nhân nào? ? Vì sao các tác nhân lí hoá trong ngoại cảnh lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST - GV gọi đại diện nhóm trả lời - GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét à GV nhận xét chung ? Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho cơ thể sinh vật. - GV gọi 1 HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung: đa số đột biến cấu trúc NST thường có hại tuy nhiên trong thực tiễn người ta còn gặp một số dạng đột biến có lợi - GV yêu cầu HS đọc 2 ví dụ trong SGK ? Em hãy cho biết ví dụ nào có lợi, ví dụ nào có hại? - GV gọi 1 HS trả lời - GV nhận xét và lấy thêm 1 vài ví dụ về đột biến NST: + Đột biến lặp đoạn NST 21 ở người gây hội chứng đao. Hoặc có mất đoạn NST số 5 ở người gây hội chứng “tiếng khóc như mèo” - HS đọc thông tin /SGK. - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trả lời (yêu cầu trả lời được): + Nguyên nhân chủ yếu là tác nhân vật lí hoá học và con người + Vì nó làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Vì nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà của các gen trên NST đã được hình thành trong quá trình tiến hoá. à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Ví dụ 1 có hại, ví dụ 2 có lợi. Tiểu kết: - Tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh và con người - Vai trò: đa số có hại, một số ít có lợi. - Tính chất: di truyền 3. Củng cố bài học - HS đọc kết luận SGK - Cho HS làm bài tập trắc nghiệm Chọn phương án đúng nhất Câu 1: ĐBNST là gì? A. Là sự thay đổi số lượng NST B. Là sự thay đổi cấu trúc NST C. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình D. Cả A,B và C Câu 2: Nguyên nhân gây đột biến NST là gì? A. Do các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh tác động làm phá vỡ cấu trúc NST. B. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học tác động vào cơ thể SV. C. Do quá trình giao phối ở các SV hữu tính D. Cả A và B Đáp án : 1A, 2D Câu 3: So sánh ĐBG với ĐB cấu trúc NST *Gợi ý : Tìm điểm giống nhau Tìm điểm khác nhau 4. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và làm bài tập 1,2,3/ sgk. - Hoàn thành câu 3 theo gợi ý. - Chuẩn bị bài 23 -----ụ-----
File đính kèm:
- Tiet 23-B22.doc