Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 16 - Bài 16: ADN Và Bản Chất Của Gen
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN
- HS nêu được bản chất hoá học của gen
- Nắm được các chức năng của ADN
2. Kĩ năng:
- Tiép tục rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh), thảo luận nhóm
3. Thái độ:
Giúp HS có niềm tin vào khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+Tranh vẽ hình 16 sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN, giáo án điện tử
2. Học sinh:
+Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau :
Câu 1 : Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A = 20% , tỉ lệ các loại nucleotit còn lại là :
A) T =20% , G =X =30%
B) T =30% , G = 20% , X =30%
C) G =30 %, T =30% , X =20%
D) Kết quả khác
Câu 2 : ADN có tính đa dạng đặc thù thể hiện bởi :
A) Thành phần các nucleotit cấu tạo nên nó
B) Số lợng các nucleotit trong ADN
C) Trật tự sắp xếp của các nuclêotit trên ADN
D) Cả A,B ,C
Đáp án : 1 A, 2, D
2. Bài mới: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào và nó có chức năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Ngày dạy:24/10/2008 Tiết 16 Bài 16: adn và bản chất của gen I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN - HS nêu được bản chất hoá học của gen - Nắm được các chức năng của ADN 2. Kĩ năng: - Tiép tục rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh), thảo luận nhóm 3. Thái độ: Giúp HS có niềm tin vào khoa học II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: +Tranh vẽ hình 16 sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN, giáo án điện tử 2. Học sinh: +Tìm hiểu bài trước khi lên lớp. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp quan sát, vấn đáp IV. Tiến trình dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ : Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1 : Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A = 20% , tỉ lệ các loại nucleotit còn lại là : A) T =20% , G =X =30% B) T =30% , G = 20% , X =30% C) G =30 %, T =30% , X =20% D) Kết quả khác Câu 2 : ADN có tính đa dạng đặc thù thể hiện bởi : A) Thành phần các nucleotit cấu tạo nên nó B) Số lợng các nucleotit trong ADN C) Trật tự sắp xếp của các nuclêotit trên ADN D) Cả A,B ,C Đáp án : 1 A, 2, D 2. Bài mới: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào và nó có chức năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: tìm hiểu ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? - GV: Phân tích ADN có cấu trúc 2 mạch đơn các nu bổ sung cho nhau, nhờ đó ADN có 1 đặc tính quan trọng là tự nhân đôi đúng mẫu ban đầu - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin cho biết sự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? Tại các NST ở kì nào trong quá trình phân bào? - GV: Gọi HS trả lời - GV: Gọi HS nhận xétà GV nhận xét - GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi ở phần lệnh vào vở bài tập - GV: Gọi 1à 2 HS đọc bài làm của mình - GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV: Đưa ra nhận xét, đánh giá. ? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? - GV: Gọi HS trả lời - GV: Gọi HS nhận xét à GV nhận xét, bổ sung: Sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST à HS nghiên cứu thông tin suy nghĩ trả lời câu hỏi à HS trả lời( yêu cầu HS nêu được): + Quá trình tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào + Tại các NST ở kì trung gian à HS nhận xét bài làm của bạn à HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi phần lệnh vào vở bài tập à HS đọc bài làm( yêu cầu HS làm được): + Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên 2 mạch của ADN + Trong quá trình tự nhân đôi A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại + Khi bắt đầu tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn dần dần tách nhau ra. Các nu trên mạch đơn sau khi tách nhau ra sẽ liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào để hình thành nên mạch mới + 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ à HS nhận xét à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được): Theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn . Tiểu kết: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào tai các NST ở kì trung gian. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại 1 nửa Hoạt động 2: tìm hiểu bản chất của gen - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi ? Bản chất của gen là gì? - GV: Gọi HS trả lời - GV gọi 1 HS trả lời HS nhận xét - GV nhận xét, bổ sung: Gen được phân chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào chức năng của chúng, song trong chương trình lớp 9 ta đề cập chủ yếu đến gen cấu trúc mang thông tin di truyền quy định cấu trúc của 1 loại protein Ngày nay với hiểu biết khá sâu về cấu trúc và chức năng của gen người ta đã xác lập được bản đồ phân bố các gen trên NST ở 1 số loàià có ý nghĩa trong chọn giống, y học à HS nghiên cứu SGK, hoạt động cá nhân à Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định à HS nhận xét Tiểu kết: Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định Hoạt động 3: tìm hiểu chức năng của adn - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi ?Chức năng của ADN là gì? - GV gọi 1 HS trả lời - GV gọi 1 HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá ? Vì sao ADN có các chức năng đó - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời câu hỏi trên - GV đại diện nhóm trả lời - GVđại diện nhóm nhận xét - GV nhận xét, đánh giá àHS nghiên cứu thông tin SGK à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được): ADN có các chức năng sau: +ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền + ADN truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể à HS nhận xét à HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu trả lời được): + Vì gen chứa thông tin di truyền mà ADN lại chứa genà ADN chứa thông tin di truyền + Vì ADN có khả năng tự nhân đôià cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể Tiểu kết: ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền 3. Củng cố bài học: GV hỏi ? Qua tiết học này em nắm được nội dung gì? Hs : - Đọc ghi nhớ/ Trang 50SGK - Bài tập: Chọn câu trả lời đúng trong câu sau: ADN có những đặc điểm nào để được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử A, Chứa và truyền đạt thông tin di truyền nhờ cơ chế tự nhân đôi B, Đặc trưng cho loài C, Có thể bị biến đổi D, Cả A, B, C Đáp án D 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học phần ghi nhớ trong SGK. - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ,/ trang 50-SGK. - Đọc trước bài 17 -------- ừừừ ---------
File đính kèm:
- Copy of Tiet 16-S9.doc