Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình giảng dạy cả năm - Năm học 2011-2012
BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS có khả năng :
- Học sinh phân tích được kết quả lai hai cặp tính trạng .
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li và qui luật phân ly độc lập.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiêhj trong phép lai hai cặp tính trạng của Men đen
- Nêu được ứng dụng của qui luật phân ly trong sản xuất và đời sống.
II/KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin trong SGK, Quan sát sơ đồ lai để giải thích được kết quả thí nghiệm.
III/ PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
- Dạy học nhóm, trực quan, động não, vấn đáp tìm tòi,
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
GV: - Tranh phóng to hình 5 SGK.
HS: - Kẻ bảng bảng 5 vào vở bài tập
V. TIẾN HÀNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
( Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó).
- Biến dị tổ hợp là gì? nó xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Vì sao?
3. Khám phá : Yêu cầu HS nhắc thí nghiệm và kq lai hai cặp tính trạng của MenĐen
4. Kết nối :
Kết luận:
- Từ kết quả thí nghiệm: sự phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
- Quy ước gen:
A quy định hạt vàng
a quy định hạt xanh
B quy định hạt trơn
b quy định hạt nhăn
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) => mỗi cơ thể đực hoặc cái cho 4 loại giao tử nên cơ thể F1 phải dị hợp về 2 cặp gen (AaBb), các gen A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do cho 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab.
- Sơ đồ lai: Hình 5 SGK.
* Kết luận
- ở sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen, các gen thường ở thể dị hợp. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu nên sinh vật rất đa dạng và phong phú.
- Quy luật phân li độc lập giải thích nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp (đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen) làm sinh vật đa dạng và phong phú ở loài giao phối.
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng của chọn giống và tiến hoá.
4. Củng cố, đánh giá
- Kết quả phép lai có tỉ lệ kiểu hình 3: 3:1:1, các cặp gen này di truyền độc lập. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?
(tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) => cặp gen thứ 1 là Aa x Aa
=> cặp gen thứ 2 là Bb x bb
Kiểu gen của phép lai trên là: AaBb x AaBb)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập 4 SGk trang 19.
Hướng dẫn:
Câu 3: ở loài sinh sản hữu tính giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, sinh sản vô tính không có quy luật này.
Câu 4: Đáp án d vì bố tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen aabb sinh ra con đều mắt đen, tóc xoăn trong đó sẽ mang giao tử ab của bố, vậy giao tử của mẹ sẽ mang AB => kiểu gen của mẹ phải là AABB.
- HS làm thí ngiệm trước ở nhà: Gieo 1 đồng xu , Gieo 2 đồng xu.
Mỗi loại 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.1 và 6.2.
TIỆN DẠY HỌC. - GV: chuẩn bị bảng phụ 40.1 đến 40.5 SGK. - HS: Nghiên cứu trước bài mới. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Khám phá. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV chia lớp thành 10 nhóm nhỏ và yêu cầu: + 2 nhóm cùng nghiên cứu 1 nội dung. + Hoàn thành bảng kiến thức từ 40.1 đến 40.5 - GV quán sát, hướng dẫn các nhóm ghi kiến thức cơ bản. - GV nhận xét, đánh giá giúp HS hoàn thiện kiến thức. - Các nhóm kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung các bảng. - Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự sửa chữa và ghi vào vở bài tập. Bảng 40.1 – Tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy luật Nội dung Giải thích ý nghĩa Phân li Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp. Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. - Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. - Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt). Phân li độc lập Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Tạo biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. Di truyền liên kết với giới tính ở các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1 Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính. Điều khiển tỉ lệ đực: cái. Bảng 40.2 – Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo. NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Kì giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kì cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ. Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ. Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn). Bảng 40.3 – Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Các quá trình Bản chất ý nghĩa Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ. Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh snả vô tính. Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ. Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Thụ tinh Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n). Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Bảng 40.4 – Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN - Chuỗi xoắn kép - 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền. ARN - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển axit amin - Tham gia cấu trúc ribôxôm. Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn - 20 loại aa. - Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmon điều hoà hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng. Bảng 40.5 – Các dạng đột biến Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc cấu ADN thường tại 1 điểm nào đó Mất, thêm, thay thé, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc NST. Mất, lặp, đảo đoạn. Đột biến số lượng NST Những biến đổi về số lượng NST. Dị bội thể và đa bội thể. Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 1, 2, 3, 4,5 SGK trang 117. - Cho HS thảo luận toàn lớp. - HS vận dụng các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. 4. Nhận xét - đánh giá - GV nhận xét,đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, chất lượng làm bài của các nhóm. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Hoàn thành các câu hỏi trang 117. - Ôn lại phần biến dị và di truyền. - Giờ sau kiểm tra học kì. TUẦN 18 Ngày soạn: /12/2011 Tiết 36 Ngày soạn: /12/2011 Bài 33: ĐỌC THÊM GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG I.Mục tiêu. *Học xong bài này HS cần: - Học sinh nắm được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến. - Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học để gây đột biến. - Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và thực vật. II/KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI. - Kĩ năng thu thập, xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh sưu tầm để tìm hiểu các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọng giống. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm, trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. III/ PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. - Trực quan, vấn đáp - tìm tòi. - Dạy nhóm, động não. IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - GV: Tìm hiểu thêm thông tin về các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống. - HS: Nghiên cứu trước bài mới. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Khám phá. Trong chọn giống cây trồng người ta đã gâyđột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hóa học để tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc. Để tìm hiểu vấn đề này thầy và các fm nghiên cứu bài hôm nay. 4. Kết nối. Hoạt động 1: Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu sơ lược 3 loại tác nhân vật lí chính: tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi: - Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến? - Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào? - Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé? - Sốc nhiệt là gì? tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiẹt chủ yếu gây ra loại đột biến nào? - Lắng nghe GV giới thiệu. - HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để trả lời. - Rút ra kết luận. - HS nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi. Kết luận: 1. Các tia phóng xạ. 2. Tia tử ngoại. 3. Sốc nhiệt. Hoạt động 2: Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục II và trả lời câu hổi: - Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hoá chất lại gây đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn? - Tại sao dùng cônxixin có thể gây ra các thể đa bội? - Người ta dùng tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào? - HS sử dụng thông tin SGK để trả lời các câu hỏi. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. Kết luận: - Dùng hoá chất (EMS. NMU, NEU - Dùng conxixin tạo thể đa bội. - Phương pháp: ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm ở thời điểm nhất định vào dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp. + Tiêm dung dịchvào bầu nhuỵ. + Quấn bông tẩm hoá chất vào đỉnh sinh trưởng. + Cho hoá chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng. Hoạt động 3: Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV định hướng: sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm: + Chọn giống VSV, chọn giống cây trồng, chọn giống động vật. - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: - Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và cây trồng theo hướng nào? Tại sao? - Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi? - HS lắng nghe. - HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và trả lời. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. Kết luận: - Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu với VSV và cây trồng. 1. Chọn giống VSV. 2. Trong chọn giống cây trồng 3. Đối với vật nuôi: Chỉ sử dụng với 1 số động vật bậc thấp khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động vật bậc cao sơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết hoặc khó áp dụng. 4. Củng cố - Con người đã sử dụng tác nhân nào để gây đột biến nhân tạo và tiến hành như thế nào? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK. Tuần 18 Tiết 35 Ngày soạn: Ngày dạy: Kiểm tra học kì I A. Mục tiêu. - Kiểm tra kiến thức của HS phần di truyền và biến dị. - Thấy được ưu nhược điểm về tiếp thu kiến thức của HS, đánh giá năng lực nhận thức , ý thức học tập của HS giúp GV phân loại HS. - Phát huy tính tự giác, thật thà của HS. II. Đề kiểm tra Phần I: Phần trắc nghiệm Câu 1: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống ở các câu sau: 1. Thể đồng hợp là các gen trong tế bào đều giống nhau. 2. Trội không hoàn toàn là F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội: 1 lặn: 2 trung gian. 3. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi. 4. NST tự nhân đôi ở kì trung gian của chu kì phân bào. 5. Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái. 6. Tính đặc thù của ADN là do hàm lượng ADN trong nhân tế bào. 7. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ARN " prôtêin là: A – U; G – X; T – A; X – G. 8. Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính. Câu 2: Hãy sắp xếp các thành phần sau theo thứ tự khối lượng tăng dần: ADN; mARN; gen; NST. Câu 3: Chọn từ
File đính kèm:
- GA SINH 9 CKTKN.doc