Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 53: Tác động con người đối với môi trường
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS chỉ ra các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên.
- Từ đó ý thức trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và cho hiện tai tương.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Khả năng khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II/. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP
III/. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tự liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.
- HS chuẩn bị bài luận ở nhà
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- GV giới thiệu khái quát chương III.
- GV kiểm tra: - Phần chuẩn bị của các nhóm;
- Báo cáo thực hành
Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
Mục tiêu : HS chỉ ra được tác động 2 mặt có lợi và có hại của con người qua các thời kỳ phát triển xã hội.
Tiết Tuần Chương III Ngày soạn CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Ngày dạy Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS chỉ ra các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. - Từ đó ý thức trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và cho hiện tai tương. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo. - Kĩ năng hoạt động nhóm. - Khả năng khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II/. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP III/. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tự liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường. - HS chuẩn bị bài luận ở nhà IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC - GV giới thiệu khái quát chương III. - GV kiểm tra: - Phần chuẩn bị của các nhóm; - Báo cáo thực hành Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI Mục tiêu : HS chỉ ra được tác động 2 mặt có lợi và có hại của con người qua các thời kỳ phát triển xã hội. TG Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV yêu cầu: Nhóm trình bày nội dung chuẩn bị ở nhà. - GV cho lớp thảo luận nhưng theo trật tự và có ý thức xây dựng. - GV nắm bắt ý kiến của các nhóm về từng vấn đề và làm nhiệm vụ là người đánh giá thông báo đáp án đúng. - Sau khi thảo luận xong GV cho HS tóm tắt một số ý chính trong nội dung này. - Đại diện nhóm trình bày (có thể dùng cả tranh miêu tả) - Các nhóm theo dõi nội dung ® ghi nhớ. - Các nhóm có thể đặt câu hỏi trong nội dung vừa trình bày hoặc đề nghị trình bày lại 1 đoạn nào đó. Ví dụ: + Con người đốt lửa ® cháy rừng ® dồn thú dữ ® Thú bị nướng chín từ đó con người chuyển sang ăn thịt chín ® điều đó có ý nghĩa gì? + Việc hình thành khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp có nhất thiết phải chặt phá rừng hay không? + Thời kỳ công hiệp hóa gây hậu quả mất diện tích đất trồng, vậy nếu không tiến hành công nghiệp hóa thì sao? * Kết luận: Tác động của con người - Thời kỳ nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ ® giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất ® thay đổi đất và tầng nước mặt. - Xã hội công nghiệp: + Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp ® đất càng thu hẹp. + Rác thải rất lớn. Hoạt động 2 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI TỰ NHIÊN Mục tiêu: HS chỉ ra được hoạt động cụ thể con người gây hậu quả cho môi trường. TG Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung GV nêu câu hỏi: + Những hoạt động nào của con người làm phá hủy môi trường tự nhiên + Hậu quả từng những hoạt động của con người là gì? - GV thông báo đáp án đúng và tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng (đáp án như SGV). - GV hỏi: Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, em hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường? - GV nêu vấn đề: Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng? - GV cho thảo luận giữa các nhóm sau đó yêu cầu HS khái quát nội dung thành những vấn đề cơ bản: - Đất Cây rừng - Nước ngẩm - Đời sống * Liên hệ: Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong ngững năm gần đây? - HS nghiên cứu bảng 53.1 SGK tr. 159. - Thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành bảng 53.1. - Đại diện nhóm trình bày đáp án ® nhóm khác bổ sung. - HS kể thêm như: Xây dựng nhà máy lớn, chất thải công nghiệp nhiều. - Một vài nhóm trình bày nội dung đả chuẩn bị từ nhà. - Các nhóm khác theo dõi ® Nhận xét bổ sung và hỏi thêm. - HS có thể kể: lũ quét ở Hà Giang + Lở đất; + Sạt lở bồ sông Hồng. * Kết luận: - Nhiều hoạt động của con người đả gây hậu quả rất xấu. + Mất cân bằng sinh thái + Xói mòn đất ® Gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm. + Nhiều loài sinh vật bị mất, đặc biệt nhiều loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng. Hoạt động 3 TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Mục tiêu : HS chỉ ra các hoạt động tích cực của con người trong việc cải tạo môi trường tự nhiên. TG Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - GV nêu câu hỏi: + Con người đả làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường. - GV nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh nội dung kiến thức. * Liên hệ: Cho biết thành tựu con người đả đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường. - HS nghiên cứu SGK tr. 159. - Kết hợp kiến thức từ sách báo trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. - Đại diện trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung. - HS kể thêm: + Phủ xanh đồi trọc. + Xây dựng khu bảo tồn. + Xây dựng nhà máy thủy điện. * Kết luận: - Hạn chế sự gia tăng dân số. - Sử dụng có hiểu quả nguồn tài nguyên. - Pháp lệnh bảo vệ sinh vật. - Phục hồi trồng rừng. - Xử lí rác thải. - Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HS trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người. V. DẶN DÒ. - Học bài, làm bài số 2 SGK tr. 160. - Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
File đính kèm:
- 53.doc