Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU :

 1 / Kiến thức :

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ .

- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

* Trọng tâm: cấu tạo của cơ.

2 / Kỹ năng :

- HS quan sát tranh và nhận biết kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm.

3 / Thái độ

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ .

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

GV: - Tranh vẽ hình 9.1, 9-4 – SGK

Bộ thí nghiệm sự co cơ: Ếch, máy ghi, đồ mổ, ba cao su.

 HS : Xem trước bài ở nhà

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. On định lớp

2. Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày thành phần hóa học , tính chất của xương ? Khẩu phần ăn như thế no ?

? Nối: ( dùng bảng phụ ) 1.c 2.a 3.b 4.e 5.f 6.d 7.g

Thành phần cấu tạo Chức năng Trả lời

1. Lớp sụn đầu xương.

2. mô xương xốp.

3. màng xương.

4. mô xương cứng.

5. khoang xương.

6. lớp sụn tăng trưởng.

7. tủy xương a. Phân tán lực.

b. Giúp xương to ra.

c. Giảm ma sát trong khớp xương.

d. Giúp xương dài ra.

e. Chịu lực đảm bảo vững chắc.

f. Chức tủy.

g. Sinh hồng cầu.

3. Bài mới :Tiết trước các em đã biết tính chất của xương , mà cơ bám vào xương .Vậy cơ có những tính chất như thế nào ,các em vào bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05	Tiết: 09
Ngày soạn : 19-09-2009
 	Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ 
A. MỤC TIÊU :
 1 / Kiến thức :
Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ .
Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
* Trọng tâm: cấu tạo của cơ.
2 / Kỹ năng :
HS quan sát tranh và nhận biết kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm.
3 / Thái độ
Giáo dục HS ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ .
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
GV: - Tranh vẽ hình 9.1, 9-4 – SGK
Bộ thí nghiệm sự co cơ: Ếch, máy ghi, đồ mổ, búa cao su.
	HS : Xem trước bài ở nhà
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày thành phần hóa học ,øàà tính chất của xương ? Khẩu phần ăn như thế nào ?
? Nối: ( dùng bảng phụ )	 1.c	2.a	3.b	4.e	5.f	6.d	7.g
Thành phần cấu tạo
Chức năng
Trả lời
Lớp sụn đầu xương.
mô xương xốp.
màng xương.
mô xương cứng.
khoang xương.
lớp sụn tăng trưởng.
tủy xương
Phân tán lực.
Giúp xương to ra.
Giảm ma sát trong khớp xương.
Giúp xương dài ra.
Chịu lực đảm bảo vững chắc.
Chức tủy.
Sinh hồng cầu.
3. Bài mới :Tiết trước các em đã biết tính chất của xương , mà cơ bám vào xương .Vậy cơ có những tính chất như thế nào ,các em vào bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và TB cơ.
HS hoạt động nhĩm: nghiên cứu thông tin SGK, H 9.1 và trao đổi nhóm.
GV: giới thiệu hình 9-1/32 và 4 nhóm cơ chính: cơ đầu cổ, cơ vùng thân, cơ chi trên và cơ chi dưới.
? Bắp cơ và tế bào cơ có cấu tạo như thế nào ?
? Có mấy loại tơ cơ ? đặc điểm của tơ cơ ?
? Tại sao tế bào cơ có vân ngang ?
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác NX, bổ sung.
GV sử dụng H. 9.1 để phân tích lại cấu tạo bắp cơ và TB cơ.
- Sự sắp xếp tơ cơ dày và tơ cơ mảnh tạo nên các đĩa sáng và đĩa tối.
+ Đĩa tối : phân bố tơ cơ dày.
+ Đĩa sáng: phân bố tơ cơ mảnh.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu tính chất của cơ.
GV : Biểu diễn thí nghiệm: tính chất của cơ( hình 9-2/ 32) 
HS: QS GV biểu diễn thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.
? Qua thí nghiệm em có NX gì về tính chất của cơ là gì ? 
? Giải thích cơ chế sự co cơ ? 
HS trả lời HS khác NX, bổ sung.
GV: phát búa cao su cho các nhóm HS và hướng dẫn HS làm TN phản xạ đầu gối.
HS: hoạt động nhóm hoàn thành thí nghiệm và các câu hỏi sau :
? Nêu hiện tượng gì xảy ra trong thí nghiệm?
? Mô tả cơ chế phản xạ đầu gối? Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?
? Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác NX, bổ sung.
GV: 1 nhịp co cơ gồm 3 pha(0,05s) : Pha tiềm tàng(1/10), pha co cơ(4/10) và pha dãn(1/2)
HOẠT ĐỘNG 3 :Ý nghĩa hoạt động của cơ
GV : Cho hs quan sát hình 9.4 – SGK
? Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào ?
? Phân tích sự phối hợp hoạt động co giãn giữa cơ 2 đầu( cơ gấp) và cơ 3 đầu( cơ duỗi) ở cánh tay?
HS trả lời HS khác NX, bổ sung.
Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
Bắp cơ : 
- Bên ngoài là màng liên kết bao bọc, hai đầu có gân, giữa là bụng cơ.
- Bên trong có nhiều sợi cơ (TB cơ) tập trung thành bó cơ.
Tế bào cơ : 
 Gồm nhiều tơ cơ được chia thành 2 loại, tơ cơ dày và tơ cơ mảnh
 Tơ cơ dày và mảnh xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc tạo thành vân ngang.
II. Tính chất của cơ :
Tính chất của cơ là co và giãn tạo nên sự vận động.
Cơ chế: Khi co cơ, tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho TB cơ ngắn lại.
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh và kích thích của môi trường.
III. Ý của nghĩa hoạt động co cơ.
- Cơ co giúp xương cử động, tạo nên sự vận động của cơ thể.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
4: KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ :
 Câu 1 : Do đâu khi co cơ, tế bào cơ ngắn lại ?
Do các tơ cơ mảnh ngắn lại làm cho đĩa sáng ngắn lại.
Do các tơ cơ dày co ngắn làm cho các đĩa tối co ngắn.
Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ : Lớp tơ cơ mảnh lồng vào lớp tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại và tế bào cơ co ngắn lại.
Do các tơ cơ mảnh trượt trên các tơ cơ dày làm cho các đĩa sáng ngắn lại khiến tế bào cơ co ngắn.
? Đặc điểm nào của TB cơ phù hợp với chức năng co cơ? ( TB cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên TB cơ dài, mỗi cấu trúc có các tơ cơ dày và mảnh xếp xen kẽ => co cơ)
? Trình bày tính chất của cơ và cơ chế của sự co cơ?
? Ý nghĩa của hoạt động co cơ là gì?
5. HƯỚNG DẪN – DẶN DÒ :
Học bài, nắm vững được đặc điểm của bắp cơ và tế bào cơ, thấy rõ được tính chất căn bản của cơ và ỳ nghĩa của hoạt động co cơ.
Trả lời câu hỏi 1,2,3 – SGK
+ Câu 2: Khi đứng: cơ gấp và cơ duỗi cùng co nhưng không co tối đa.tạo thế cân bằng giúp cho hệ thống xương chân thẳng.
+ Câu 3: Không bao giờ cùng co tối đa. Duỗi tối đa khi cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích.
Ôn lại một số kiến thức về lực, công cơ học.
Nghiên cứu trước bài 10: hoạt động của cơ.
D. RÚT KINH NGHIỆM :
HẾT.

File đính kèm:

  • docT9_CTvatinhchatcuaCO.doc