Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 7: Bộ xương - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

Học sinh trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình .

Phân biệt được các loại xương dài , xương ngắn , xương dẹt về hình thái cấu tạo .

Phân biệt được các loại khớp xương , nắm vững cấu tạo khớp động .

* Trọng tâm: Các thành phần chính của bộ xương

2. Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng hoạt động nhóm , kỹ năng quan sát tranh , mô hình , kỹ năng phân tích , so sánh.

3. Thái độ :

 Giáo dục ý thức giữ gìn , vệ sinh bộ xương .

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

GV: - Tranh 7.4: Các loại khớp.

 - Mô hình bộ xương người .

HS : - Xem lại bộ xương thú ở SH 7.

 - Nghieân cứu trước bài 7: Bộ xương.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ.

? Phản xạ là gì ? Hãy cho ví dụ 1 phản xạ, Phân tích phản xạ đó ?

- Nơ ron hướng tâm còn gọi là . . .nơ ron trung gian còn gọi là . nơ ron ly tâm còn gọi là .

3. Bài mới

Mở bài : Trong quá trình tiến hoá sự vận động của cơ thể có là được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương . Ở con người , đặc điểm của cơ và xương phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động . Giữa bộ xương người và bộ xương thỏ có những phần tương đồng .

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 7: Bộ xương - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 04	Tiết: 07	 
Ngày soạn: 12-09-2009	
	CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG	 	Bài 7: BỘ XƯƠNG 
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức :
Học sinh trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình .
Phân biệt được các loại xương dài , xương ngắn , xương dẹt về hình thái cấu tạo .
Phân biệt được các loại khớp xương , nắm vững cấu tạo khớp động .
* Trọng tâm: Các thành phần chính của bộ xương 
2. Kỹ năng : 
	Rèn kỹ năng hoạt động nhóm , kỹ năng quan sát tranh , mô hình , kỹ năng phân tích , so sánh.
3. Thái độ : 
	Giáo dục ý thức giữ gìn , vệ sinh bộ xương .
B. CHUAÅN BÒ CUÛA THAÀY VAØ TROØ :
GV: - Tranh 7.4: Các loại khớp.
	 - Mô hình bộ xương người .
HS : - Xem lại bộ xương thú ở SH 7.
	 - Nghieân cứu trước bài 7: Bộ xương.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCØ :
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ. 
? Phản xạ là gì ? Hãy cho ví dụ 1 phản xạ, Phân tích phản xạ đó ?
Nơ ron hướng tâm còn gọi là....nơ ron trung gian còn gọi là.nơ ron ly tâm còn gọi là.
Bài mới 
Mở bài : Trong quá trình tiến hoá sự vận động của cơ thể có là được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương . Ở con người , đặc điểm của cơ và xương phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động . Giữa bộ xương người và bộ xương thỏ có những phần tương đồng .
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bộ xương 
Mục tiêu : Chỉ rõ các vai trò chính của bộ xương . Nắm được 3 phần chính của bộ xương và nhận biết được trên cơ thể mình .
Cách tiến hành : 
? Theo em bộ xương có vài trò gì ? 
HS hoạt động cá nhân: trả lời – HS khác NX.
GV Treo và giới thiệu hình 7.1, 7.2, 7.3 hoặc mô hình: Bộ xương người.
HS hoạt động nhóm: nghiên cứu thông tin SGK / 25 kết hợp QS tranh H 7.1 ; 7.2 ; 7.3 và mô hình bộ xương người → trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi 
? Bộ xương người chia thành những phần nào? Nêu đặc điểm của từng phần ?
? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Ý nghĩa ?
? Đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với dáng đứng thẳng ?
Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
GV đánh giá và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
+ X.sọ gồm 8 xương, X.mặt gồm 6 đôi xương chẵn, 3 đôi xương lẻ.
+ Cột sống cong 4 chỗ: cổ, ngực, lưng và cùng, trọng tâm dòn về hai chân => Dáng đứng thẳng.
+ X.cụt - > di tích xương đuôi .
+ X.sườn gồm 12 đôi: 10 đôi gắn vào x.ức, 2 đôi tự do(X.sườn cụt ). 
+ Khác: Về kích thước, cấu tạo: đai vai, đai hông, sự sắp xếp và đặc điểm hính thái của xương: X.cổ tay, X.cổ chân, X.bàn tay, X.bàn chân.=> thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
* Hoạt động 2 : Phân biệt các loại xương 
Mục tiêu : Học sinh chỉ rõ 3 loại khớp xương , xác định các loại xương đó trên cơ thể của mình .
Cách tiến hành : 
HS hoạt động cá nhân: nghiên cứu thông tin SGK / 25, QS mô hình.
? Xương người có mấy loại xương ? cho ví dụ ?
? Nêu đặc điểm để phân biệt các loại xương đó ?
? Xác định các loại xương đó trên cơ thể người ? 
HS trả lời , lớp nhận xét , bổ sung .
GV xác định các loại xương trên mô hình hoặc tranh vẽ.
* Hoạt động 3 : Các khớp xương 
Mục tiêu : HS chỉ rõ 3 loại khớp xương dựa trên khả năng cử động và xác định khớp đó trên cơ thể mình 
Cách tiến hành : 
GV Treo và giới thiệu hình 7.4/ 26.
HS hoạt động nhóm: nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình 7.4 /26 SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : 
? Thế nào gọi là một khớp xương ? Có những loại khớp nào?
? Mô tả một khớp động ? 
? Khả năng cử động một khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
? Nêu đặc điểm của các loại khớp ? 
Đại diện nhóm trả lời , nhóm khác nhận xét , bổ sung . 
GV nhận xét :
+ Sụn đầu khớp trơn, bóng, có dịch khớp, diện khớp 2 đầu xương tròn.
+ Diện khớp của khớp bán động phẳng.
+ Khớp bất động: đường nối giữa 2 xương hình răng cưa khớp với nhau.
? Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của con người ? 
Đại diện HS trả lời , lớp nhận xét , bổ sung 
GV nhận xét .
I.Caùc phần chính của bộ xương 
1. Vai trò của bộ xương 
 - Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định .
- Làm chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động . 
- Bảo vệ các nội quan .
2. Thành phần của bộ xương 
- Xương đầu : phát triển, gồm: xương sọ , xương mặt .
- Xương thân : 
 + Cột sống: gồm nhiều đốt khớp lại, cong 4 chỗ. 
 + Lồng ngực: 12 đôi x.sườn, x.ức. 
- Xương chi : Xương chi trên và xương chi dưới.
II. Phân biệt các loại xương 
- Xương dài : hình ống , ở giữa rỗng , chứa tuỷ .
- Xương ngắn : ngắn , nhỏ .
- Xương dẹt : hình bản dẹt , mỏng .
III. Các khớp xương 
 * Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương .
 + Khớp động : cử động dễ dàng , 2 đầu xương có lớp sụn , giữa là dịch khớp , ngoài có dây chằng .
 + Khớp bán động : giữa 2 đầu xương là đĩa sụn → hạn chế cử động .
 + Khớp bất động : Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa → không cử động được .
4. KIEÅM TRA – ÑAÙNH GIAÙ :
GV gọi 1 vài HS lên xác định trên mô hình hoặc tranh câm.:
+ Các thành phần của bộ xương .
+ Các loại xương.
+ Các khớp xương.
HS đọc kết luận và mục “em có biết”/ 27
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ :
-	Học bài và trả lời các câu hỏi/ 27. Đọc mục em có biết/27 
Câu 3: Khớp bất động: tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan, hoặc nâng đỡ; Khớp bán động: tạo thành khoang bảo vệ ( khoang ngực), giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tập; Khớp động: đảm bảo sự linh hoạt của tay chân.
- 	Mỗi nhóm chuẩn bị 1 mẩu xương đùi ếch .
- Veõ hình 7.4 Tr.26 SGK .
-	Kẻ bảng 8.1, 8.2 vào vở bài tập.
-	Nghiên cứu trước bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương.
D. RUÙT KINH NGHIEÄM 

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan