Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 28: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt - Năm học 2009-2010
Trường THCS LÝ TỰ TRỌNG Giáo án : SINH HỌC 8
Giáo viên : Phạm Tuấn Hưng
A./ MỤC TIÊU :
1./ HS biết được các thí nghiệm tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động.
- Học sinh rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
* Trọng tâm: thực hành hoạt động của enzim trong nước bọt.
2./ Rèn luyện các thao tác trong thực hành thí nghiệm, so sánh.
3./ Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc, vệ sinh, an toàn.
B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên :
a. Dụng cụ : 12 ống nghiệm nhỏ, giá để, đèn cồn, giá đun, ống chia độ, giấy đi độ PH, phễu, bông lọc, bình thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp gỗ
b. Vật liệu : nước bọt hoà loãng, hồ tinh bột, ding dịc HCl, dung dịch Iôt, thuốt thử Strôme (3ml dd NaOH 10%+ 3ml dd CuSO4 2%)
c. Bảng phụ: bảng 26.1/ 85; 26.2/ 86. và bảng phụ cho các nhóm.
Học sinh: nước bọt, nước cơm, các nhãn ống nghiệm.
Kẻ bảng 26.1; 26.2 vào vở và theo nhóm.
C./ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. On định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
1. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng là ;
a. a. Protein, tinh bột, Lipit.
b. Tinh bột chín
c. Protein, tinh bột, hoa quả.
d. Bánh mì, mỡ thực vật.? Thức ăn trong khoang miệng được BĐ qua các quá trình nào? Tác dụng cuả từng quá trình đó là gì?
? Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “ nhai kĩ no lâu”
3. Bài mới.
Tuần: 14 Tiết: 28 Ngày soạn : 23/11/2009 Bài 26 : THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT A./ MỤC TIÊU : 1./ HS biết được các thí nghiệm tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. Học sinh rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng. * Trọng tâm: thực hành hoạt động của enzim trong nước bọt. 2./ Rèn luyện các thao tác trong thực hành thí nghiệm, so sánh. 3./ Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc, vệ sinh, an toàn. B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS : Giáo viên : Dụng cụ : 12 ống nghiệm nhỏ, giá để, đèn cồn, giá đun, ống chia độ, giấy đi độ PH, phễu, bông lọc, bình thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp gỗ Vật liệu : nước bọt hoà loãng, hồ tinh bột, ding dịc HCl, dung dịch Iôt, thuốt thử Strôme (3ml dd NaOH 10%+ 3ml dd CuSO4 2%) Bảng phụ: bảng 26.1/ 85; 26.2/ 86. và bảng phụ cho các nhóm. Học sinh: nước bọt, nước cơm, các nhãn ống nghiệm. Kẻ bảng 26.1; 26.2 vào vở và theo nhóm. C./ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : Oån định lớp. Kiểm tra bài cũ. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng là ; Protein, tinh bột, Lipit. Tinh bột chín Protein, tinh bột, hoa quả. Bánh mì, mỡ thực vật. ? Thức ăn trong khoang miệng được BĐ qua các quá trình nào? Tác dụng cuả từng quá trình đó là gì? ? Giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “ nhai kĩ no lâu” 3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1 : Thực hành bước 1,2. HS đọc mục tiêu SGK/ 84 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Phát bổ sung dụng cụ và vật liệu cho các nhóm. - Học sinh các nhóm chuẩn bị nước bọt hoà loãng và đun sôi. GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm. HS hoạt động theo nhóm hoàn thành theo sự huớng dẫn của GV: - Dán tem cho các ống nghiệm: A, B, C, D. - Đổ các dung dịch vào các ống nghiệm sau đó để vào giá ống nghiệm. Ống A : 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã Ống B : 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt Ống C : 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đun sôi Ống D : 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + 2ml dd HCl 2% GV: hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm: - Đo độ pH. - Đặt các ống nghiệm vào bình nước 37 độ (như H.26/ 85) - Hoàn thành bảng 26/ 85. HS hoạt động theo nhóm tiến hành thí nghiện theo sự hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng nhóm. HS treo kết quả bảng nhóm GV hướng dẫn HS nhận xét. Cácống nghiệm hiện tượng (độ trong) Giải thích A không đổi Nước lã không có enzim BĐ tinh bột B tăng lên nước bọt có enzim biến đổi tinh bột C không đổi nước bọt đun sôi, làm mất hoạt tính của enzim -> không làm BĐ tinh bột D không đổi Do có HCl làm độ pH giảm -> enzim amilaza không BĐ được tinh bột (pH=7,2) HOẠT ĐỘNG 2 : Kiểm tra kết quả thí nghiệm GV: hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, nhắc HS cẩn thận với đèn cồn, cách kẹp, đun ống nghiệm, tắt đèn cồn. - Chia dung dịch trong 4 ống nghiệm thành 2 phần và đặt thành 2 lô Lô 1 : - Ống A1, Ống B1, Ống C1, Ống D1 Lô 2 : - Ống A2, Ống B2, Ống C2, Ống D2 - Đối với các ống nghiệm ở lô 1 : Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch Iốt 1%. - Đối với các ống nghiệm ở lô 2 : Thêm vào mỗi dung dịch vài giọt dung dịch Strome, đun sôi trên ngọn lủa đèn cồn. HS hoạt động theo nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng nhóm. HS treo kết quả bảng nhóm GV hướng dẫn HS nhận xét. Cácống nghiệm hiện tượng (màu sắc) Giải thích A1 A2 màu xanh ko có màu đỏ nâu Nước lã không có enzim BĐ tinh bột thành đường. B1 B2 ko có màu xanh có màu đỏ nâu nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường. C1 C2 có màu xanh ko có màu đỏ nâu enzim trong nước bọt bị đun sôi ko còn khả năng BĐ tinh bột thành đường. D1 D2 có màu xanh ko có màu đỏ nâu enzim trong nước bọt ko hoạt động ở pH axit -> tinh bột ko BĐ thành đường. HOẠT ĐỘNG 3 : Thu hoạch HS hoạt động nhóm hoàn thành phần thu hoạch vào bảng nhóm. treo kết quả thảo luận. GV hướng dẫn HS nhận xét. enzim amilaza, BĐ tinh bột thành đường matozo, pH=7,2, 370 c. Oáng nghiệm A và B: tinh bột -> đường. Oáng B và C: amilaza HĐ tốt ở 370 c. phá hủy ở 1000 c. Oáng B và D: amilaza HĐ tốt ở pH=7,2. ko tốt ở pH axit. I./ Mục tiêu. SGK/ 84 II./ Phương tiện dạy học. SGK/ 84 III./ Nội dung và cách tiến hành. Bước 1: chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm. Bước 2: tiến hành thí nghiệm. Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm IV./ thu hoạch. 4. Kiểm tra đánh giá ? Trình bày lại các bước tiến hành thí nghiệm? - thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh lớp học. - NX sự chuẩn bị của HS, đánh giá ý thức, thái độ, kết quả thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà ( treo bảng phụ) Hoàn thành các bảng kết quả vào vở và phần thu hoạch. Nghiên cứu trước bài 27: tiêu hóa ở dạ dày. Tìm hiểu một số bệnh về dạ dày. Kẻ bảng 27/ 88 vào vở bài tập D. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T28 - Thuc hanh_ Tim hieu hoat dong cua Enzim trong nuoc bot..doc