Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14 đến 16 - Năm học 2011-2012

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Hs trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.

- Hs trình bày được khái niệm miễn dịch.

- Hs phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ:

- Có ý thức tiêm phòng dịch.

II. Chẩn bị:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Phóng to hình 14.1-> 14.4 sgk.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc và nghiên cứu sgk.

III.Hoạt động dạy học:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ( 5):

? Máu cấu tạo gồm những thành phần nào? nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?

Đáp án: Thành phần cấu tạo của máu gồm huyết tương và các tế bào máu

Chức năng của huyết tương duy trì trạng thai lỏng và vận chuyển các chất

Chức năng của hồng cầu là vận chuyển c02 và 02

3.Bài mới:

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động của bạch cầu 18

Mục tiêu: Trình bầy được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân ghây nhiễm

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục I và quan sát hình 14.1, 14.2 sgk, trả lời câu hỏi:

 

? Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?

? Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?

 Hs đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi.

-> Rút ra kết luận.

 

 

Gv yêu cầu các nhóm Hs thảo luận, quan sát hình 14.1-> 14.4 sgk và trả lời các câu hỏi sau:

? Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

? Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

? Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào?

 Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng.

-> Rút ra kết luận.

 

Hs liên hệ thực tế: Tại sao mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi?

 Gv liên hệ với căn bệnh AIDS để Hs tự giải thích.

 I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:

 

 

 

-Kháng nguyên là phân tử ngoại lai, có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.

-Kháng thể là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.

 

 

 

 

 

 

 

-Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

+Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.

+Limphô B: tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.

+Limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 14 đến 16 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
? Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
? Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào?
 Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
-> Rút ra kết luận.
Hs liên hệ thực tế: Tại sao mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi?
 Gv liên hệ với căn bệnh AIDS để Hs tự giải thích.
I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
-Kháng nguyên là phân tử ngoại lai, có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
-Kháng thể là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.
-Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+Limphô B: tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
+Limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm miễn dịch 15’
Mục tiêu: Học sinh phải nêu được khái niêm miễn dịch
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II và trả lời các câu hỏi:
? Miễn dịch là gì? Cho ví dụ?
? Có những loại miễn dịch nào?
? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó gọi là gì?
 Hs đọc thông tin và trả lời các câu hỏi.
-> Rút ra kết luận.
Gv giảng về vắc xin.
 Hs liên hệ bản thân và thực tế trả lời câu hỏi:
? Em hiểu gì về dịch SARS và dịch cúm do vi rút H5N1 gây ra vừa qua?
? Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? Và kết quả như thế nào?
II.Miễn dịch:
-Miễn dịch: Là khả năng không mắc 1 số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
-Có 2 loại miễn dịch: 
+Miễn dịch tự nhiên: Khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể).
+Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vắc xin.
4 . Củng cố:(6')
 Hs đọc phần “ Em có biết?”
 ? Bản thân em đã miễn dịch với những bệnh nào?
 ? Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
? Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu?
 ? Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?
 ? Miễn dịch là gì? Cho ví dụ?
5.Hướng dẫn về nhà (1')
- Học bài .
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
 - Đọc trước bài 15 
 -đoc em có biết 
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15:
đông máu và nguyên tắc truyền máu
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hs trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
- Hs trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
II. Chẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Phóng to hình 15 sgk.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) :
 Bach cầu bảo vệ cơ thể bằng những cơ chế nào ?
Đáp án: +Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+Limphô B: tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
+Limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
3. Bài mới
Hoạt động 1:Tìm hiểu quá trình đông máu 15’
Mục tiêu: Trình bầy được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục I và quan sát sơ đồ trang 48 sgk, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
H? Đông máu là gì? Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?
? Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?
? Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?
? Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
 Hs đọc thông tin mục I, thảo luận và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
-> Rút ra kết luận.
I.Đông máu:
-Đông máu là cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu.
-Cơ chế: Khi bị thương -> máu chảy -> tiểu cầu vỡ và giải phóng Enzim, kết hợp với chất sinh tơ máu trong huyết tương cùng với ion canxi để tạo thành tơ máu -> giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên tắc đông máu
Mục tiêu: Trình bầy được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó 18’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II1 và quan sát hình 15, cho biết:
 ? Hồng cầu máu người có loại kháng nguyên nào?
 ? Huyết tương máu của người nhận có loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính hồng cầu hay không?
 Hs nghiên cứu trả lời.
 Gv yêu cầu Hs làm bài tập trang 49 sgk.
 Hs hoàn thành bài tập “ Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu”.
Gv nhận xét, đưa ra đáp án. 
-> Rút ra kết luận.
 Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm nhỏ và cho biết:
? Máu có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
? Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho nhóm máu O được không? Vì sao?
? Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV, ...) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?
? Vậy khi truyền máu phải dựa trên những nguyên tắc nào?
 Hs thảo luận nhóm nhỏ (bàn) và nghiên cứu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
-> Rút ra kết luận.
II.Các nguyên tắc truyền máu:
1.Các nhóm máu ở người:
- ở người có 4 nhóm máu: A, B, AB, O.
- Sơ đồ truyền máu:
 A A
O O AB AB
 B B
2.Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
Khi truyền máu phải tuân thủ các nguyên tắc:
-Lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp.
-Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền.
*Ghi nhớ: sgk.
4. Củng cố: 6 '
 GV cho trả lời các câu hỏi sgk.
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
5. Hướng dẫn về nhà (1')
 - Học bài và làm bài tập theo câu hỏi SGK.
 - Soạn trước bài mới.
Ngày soạn:06.10.2011
Ngày dạy:13.10.2011
Tiết 16 : tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hs trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
- Hs nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Phóng to hình 16.1, 16.2 sgk.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định :
2.Kiểm tra ( 15’) :
a. Ma trận đề kiểm tra.
Tờn chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Các nguyên tắc tryền máu
Sơ đồ truyền máu
1 tiết ( 10 điểm)
5
5
Cộng
10
5
5
b. Đề bài : 
.Câu 1 : Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ?
Câu 2 : Vẽ sơ đồ truyền máu của các nhóm máu ?
c. Đáp án và thang điểm. ( Mỗi câu 5 điểm )
Câu 1 : Khi truyền máu phải tuân thủ các nguyên tắc:
-Lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp.
-Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền
Câu 2 : - Sơ đồ truyền máu:
 A A
O O AB AB
 B B
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tuần hoàn của máu
Mục tiêu: Hs trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.
Hoạt độngcủa GV và HS
Nội dung
Gv yêu cầu Hs quan sát hình 16.1 sgk, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào? Cấu tạo mỗi phần đó như thế nào?
? Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
? Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?
? Nhận xét về vai trò hệ tuần hoàn máu?
 Hs chia thành 4 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
-> Rút ra kết luận.
I.Tuần hoàn máu:
*Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm: Tim và hệ mạch.
-Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
-Hệ mạch gồm:
+Động mạch xuất phát từ tâm thất.
+Tĩnh mạch trở về tâm nhĩ.
+Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.
-Gồm 2 vòng tuần hoàn:
+Vòng tuần hoàn lớn: Từ TTT -> cơ quan (TĐC) -> TNP.
+Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ TTP -> phổi (TĐK) -> TNT.
*Vai trò hệ tuần hoàn:
-Tim co bóp tạo lực đẩy máu.
-Hệ mạch dẫn máu (mang O2 và các chất dinh dưỡng) từ tim tới tế bào và từ các tế bào (mang CO2 và chất thải) về tim.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bạch huyết lưu thông như thế nào?
Mục tiêu: Hs nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II, quan sát hình 16.2 sgk và trả lời các câu hỏi:
? Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
? So sánh với thành phần của máu?
 Hs nghiên cứu trả lời.
-> Rút ra kết luận.
Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau:
? Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn?
? Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ?
? Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết?
 Hs nghiên cứu 

File đính kèm:

  • docsinh 8.doc
Giáo án liên quan