Giáo án Sinh học Lớp 8 học kỳ II - Chủ đề: Da - Năm học 2014-2015
I. Mạch kiến thức có liên quan
1. Cấu tạo:
- Động vật không xương sống
+ Ngành giun: cấu tạo da (bài 11,13,15 SH 7)
+ Ngành chân khớp : cấu tạo da (bài 22,25,26 SH7)
- Động vật có xương sống: cấu tạo da, (bài 31,35,38,41,46 SH 7)
- Người: cấu tạo da (bài 41 SH 8)
2. Hoạt động sinh lý:
- Động vật không xương sống:
+ Ngành giun da có chức năng bảo vệ và hô hấp (bài 11,13,15 SH 7)
+ Ngành chân khớp da có chức năng bảo vệ (bài 22,25,26 SH7)
- Động vật có xương sống:
Da có chức năng bảo vệ, hô hấp, bài tiết.
- Người: Da có chức năng bảo vệ, tiếp nhận kích thích, bài tiết, hấp thụ, điều hòa thân nhiệt, da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người (bài 20 SH 8)
3. Cơ chế hoạt động:
- Sự co dãn của hệ thống mao mạch máu, cơ chân lông.
-Tăng giảm tiết mồ hôi thải chất bã cho cơ thể.
- Sự co dãn của túi khí, sự hoạt động của phế nang và cử động của hô hấp (bài 43 SH 7, bài 21 SH 8)
4. Kiến thức liên môn:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến da(vật lí 6)
- Ô nhiễm môi trường gây nhiều bệnh về da, sự phân bố màu da(địa lí 8,6)
- Trong mồ hôi có nhiều muối khoáng, axit, (hóa 8)
II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Biết cấu tạo, chức năng của da, bảo vệ, rèn luyện, phòng chống các bệnh về da.
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: Điều kiện ảnh hưởng đến da của sinh vật; những biện pháp sơ cứu ban đầu.
- Năng lực quản lý: phát huy vai trò tự quản trong các tiết học.
- Năng lực sáng tạo: HS đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao ? Để làm gì ?
TRƯỜNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC - HỌC KÌ II TỔ MÔN: SINH 8 - NĂM HỌC 2014 – 2015 CHỦ ĐỀ: DA Thời lượng: 2 tiết ( PPCT: tiết 44, 45 ) Ngày soạn: 29/11/2014 I. Mạch kiến thức có liên quan 1. Cấu tạo: - Động vật không xương sống + Ngành giun: cấu tạo da (bài 11,13,15 SH 7) + Ngành chân khớp : cấu tạo da (bài 22,25,26 SH7) - Động vật có xương sống: cấu tạo da, (bài 31,35,38,41,46 SH 7) - Người: cấu tạo da (bài 41 SH 8) 2. Hoạt động sinh lý: - Động vật không xương sống: + Ngành giun da có chức năng bảo vệ và hô hấp (bài 11,13,15 SH 7) + Ngành chân khớp da có chức năng bảo vệ (bài 22,25,26 SH7) - Động vật có xương sống: Da có chức năng bảo vệ, hô hấp, bài tiết. - Người: Da có chức năng bảo vệ, tiếp nhận kích thích, bài tiết, hấp thụ, điều hòa thân nhiệt, da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người (bài 20 SH 8) 3. Cơ chế hoạt động: - Sự co dãn của hệ thống mao mạch máu, cơ chân lông. -Tăng giảm tiết mồ hôi thải chất bã cho cơ thể. - Sự co dãn của túi khí, sự hoạt động của phế nang và cử động của hô hấp (bài 43 SH 7, bài 21 SH 8) 4. Kiến thức liên môn: - Nhiệt độ ảnh hưởng đến da(vật lí 6) - Ô nhiễm môi trường gây nhiều bệnh về da, sự phân bố màu da(địa lí 8,6) - Trong mồ hôi có nhiều muối khoáng, axit, (hóa 8) II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học: Biết cấu tạo, chức năng của da, bảo vệ, rèn luyện, phòng chống các bệnh về da. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: Điều kiện ảnh hưởng đến da của sinh vật; những biện pháp sơ cứu ban đầu. - Năng lực quản lý: phát huy vai trò tự quản trong các tiết học. - Năng lực sáng tạo: HS đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao ? Để làm gì ? - Năng lực giao tiếp: Thông qua tranh luận về cấu tạo, hoạt động sinh lý, cơ chế hoạt động của da giúp học sinh hình thành được năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác: Thông qua việc học sinh thảo luận tìm hiểu các vấn đề về da học sinh biết được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS nói chính xác, đúng ngữ điệu, trình bày được nội dung chính hay nội dung chi tiết của bảng thảo luận. -Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Học sinh có thể tìm hiểu các bệnh ngoài da qua các thông tin từ mạng Internet, truyền hình, b. Năng lực chuyên biệt: - Quan sát tranh, ảnh, mẫu vật, thí nghiệm về da. - Phân tích Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới da : + Ánh nắng mặt trời, nhiệt độ, hóa chất. + Các sắc tố ảnh hưởng tới màu da. - Vận dụng kiến thức rèn luyện sức khỏe hợp lý để bảo vệ da. - Sử dụng ngôn ngữ để trình bày, mô tả, giải thích, kiến thức của chủ đề da. III. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề: NỘI DUNG CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI TRONG CHỦ ĐỀ (Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ) CÁC MỨC NĂNG LỰC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO 1. Năng lực chung: - Năng lực tự học: Biết cấu tạo, chức năng của da, bảo vệ , rèn luyện , phòng chống các bệnh về da. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: Điều kiện ảnh hưởng đến da của sinh vật; những biện pháp sơ cứu ban đầu. - Năng lực quản lý: phát huy vai trò tự quản trong các tiết học. - Năng lực sáng tạo: HS đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao ? Để làm gì ? - Năng lực giao tiếp: Thông qua tranh luận về cấu tạo, hoạt động sinh lý, cơ chế hoạt động của da giúp học sinh hình thành được năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác: Thông qua việc học sinh thảo luận tìm hiểu các vấn đề về da học sinh biết được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS nói chính xác, đúng ngữ điệu, trình bày được nội dung chính hay nội dung chi tiết của bảng thảo luận. -Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Học sinh có thể tìm hiểu các bệnh ngoài da qua các thông tin từ mạng Internet, truyền hình, 2. Năng lực chuyên biệt: - Quan sát tranh, ảnh, mẫu vật, thí nghiệm về da. - Phân tích Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới da : + Ánh nắng mặt trời, nhiệt độ, hóa chất. + Các sắc tố ảnh hưởng tới màu da. - Vận dụng kiến thức rèn luyện sức khỏe hợp lý để bảo vệ da. - Sử dụng ngôn ngữ để trình bày, mô tả, giải thích, kiến thức của chủ đề da. Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan . Liệt kê các thành phần cấu tạo của da. Hiểu được các nguyên tắc và phương pháp rèn luyện da. Có hành vi rèn luyện thân thể một cách hợp lí. -Trình bày các hình thức rèn luyện da -Vì sao da luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước? - Đưa ra các biện pháp để bảo vệ da. - Biết cách sơ cứu người khi bị bỏng. IV. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả STT Mức độ Nội dung câu hỏi 1 Nhận biết Kể tên các thành phần cấu tạo của các lớp: biểu bì , bì, mỡ dưới da? Da có những chức năng gì? 2 Thông hiểu Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp giữ vệ sinh da? 3 Vận dụng thấp Vì sao trước khi tắm nước lạnh chúng ta cần phải khởi động? 4 Vận dụng cao Bạn Mai giúp mẹ chiên cá vô tình bị dầu nóng làm bỏng da bạn làm thế nào để có thể sơ cứu giúp bạn? Thời lượng tổ chức học sinh thực hiện chủ đề: 2 tiết *Mục tiêu: - Biết được cấu tạo và chức năng sinh lý của da từ đó biết được cách bảo vệ, rèn luyện và phòng chống các bệnh về da - Có ý thức giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng *Mô tả chủ đề Tiết 1: Cấu tạo và chức năng của da Tiết 2: Vệ sinh da TỔ TRƯỞNG DUYỆT ., ngày tháng năm 2014 Giáo viên soạn DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU .., ngày tháng năm 2014 DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
File đính kèm:
- CHỦ ĐỀ DA - SH 8.docx