Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm (Soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
A. MỤC TIÊU.
- HS trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo.
- Phan biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh vẽ phóng to hình 7.1 – 7.4 SGK.
- Mô hình bộ xương.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Phản xạ là gì? Cho 1 Vd về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
3. Bài mới
VB:
? Hệ vận động gồm những cơ quan nào?
? Bộ xương người có đặ điểm cấu tạo và chức năng như thế nào?
Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài 7.
Hoạt động 1: Các thành phần chính của bộ xương
Mục tiêu: HS chỉ rõ được vai trò chính của bộ xương, nắm được 3 thành phần chính của bộ xương và phân biệt 3 loại xương .
Kết luận:
1. Thành phần của bộ xương
- Bộ xương chia 3 phần:
+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
+ Xương thân gồm cột sống và lồng ngực.
+ Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới.
- Đặc điểm mỗi phần: SGK.
+ Xương chi trên nhỏ bé, linh hoạt.
+ Xương chi dưới to, khoẻ, dài, chắc chắn, ít cử động.
=> Bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng.
2. Vai trò của bộ xương
- Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể.
- Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan.
- Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động.
Hoạt động 2: Phân biệt các loại xương
Mục tiêu: HS phân biệt được các loại xương về hình thái, cấu tạo.
Kết luận:
- Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo chia xương thành 3 loại:
+ Xương dài: hình ống, chứa tuỷ đỏ (trẻ em), tuỷ vàng (người lớn).
+ Xương ngắn: ngắn.
+ Xương dẹt: hình bản dẹt.
Kết luận:
- Khớp xương là nơi hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau.
- Có 3 loại khớp xương:
+ Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt.
+ Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp cử động hạn chế.
+ Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được.
4. Kiểm tra, đánh giá
? Chức năng của bộ xương là gì?
? Xác định trên tranh vẽ bộ xương và các thành phần của bộ xương người? Các khớp xương bằng dán chú thích.
(nếu có dùng mô hình hoặc xác định trên cơ thể mình).
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Lập bảng so sánh các loại khớp về cấu tạo, tính chất cử động và ý nghĩa.
- Đọc mục “Em có biết”.
A. MỤC TIÊU.
- HS nắm được cấu tạo chung 1 xương dài. Từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương.
- Rèn kĩ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh vẽ phóng to các hình 8.1 -8.4 SGK.
- Vật mẫu:
Xương đùi ếch hoặc xương ngón chân gà.
Đoạn dây đồng 1 đầu quấn chặt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương.
Một panh để gắp xương, 1 đèn cồn, 1 cốc nước lã để rửa xương, 1 cốc đựng HCl 10% , đầu giờ thả 1 xương đùi ếch vào axit.
(Nếu HS làm thí nghiệm theo nhóm cần chuẩn bị các dụng cụ như trên theo nhóm).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Bộ xương người được chia làm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
- Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
- Nêu cấu tạo và vai trò của từng loại khớp?
3. Bài mới
VB: Gọi 1 HS đọc mục “Em có biết” (Tr 31 – SGK).
GV: Những thông tin đó cho ta biết xương có sức chịu đựng rất lớn. Vậy vì sao xương có khả năng đó? Chúng ta sẽ giải đáp qua bài học ngày hôm nay.
mệt mỏi, gan có thể bị xơ. - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc SGK. - Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá hiệu quả? - Yêu cầu HS phân tích - Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? - GV treo tranh hướng dẫn vệ sinh răng miệng minh hoạ. - Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? - Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp sự tiêu hoá đạt hiệu quả? - Theo em, thế nào là ăn uống đúng cách? - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGKnêu các biện pháp và kết luận. - HS trao đổi nhóm và nêu được: + Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng có Ca và Flo, trải đúng cách như đã biết ở tiểu học. + ăn chín, uống sôi. Rau sống và trái cây rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. + ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ đẽ thấm dịch tiêu hoá => tiêu hoá hiệu quả hơn. + ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn. + Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung => tiêu hoá có hiệu quả hơn. Kết luận: - Các biện pháp : + Vệ sinh răng miệng đúng cách. + ăn uống hợp vệ sinh. + ăn uống đúng cách. + Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí. 4. Kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 31. Tiết 32 Ngày soạn: Ngày dạy: Chương VI- Trao đổi chất và năng lượng Bài 31: Trao đổi chất A. mục tiêu. - HS nắm được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. - Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào. B. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 31.1; 31.2. C. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là gì? Mức độ ảnh hưởng? - Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại? - Câu 2 SGK. 3. Bài mới VB: Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất? Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài Mục tiêu: HS hiểu được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc điểm cơ bản của cơ thể sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? - Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất? - Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì? - GV : Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại. - HS quan sát kĩ H 31.1, cùng với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi: - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Kết luận: - Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ , CO2 từ cơ thể ra môi trường. - Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống. Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể Mục tiêu: HS hiểu được sự trao đổi chất của cơ thể thực ra là ở tế bào và nắm được sự trao đổi đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi: - Nêu thành phần của môi trường trong cơ thể? - Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào? - Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì? - Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu? - Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào? - HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và nêu được: + Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết. + Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào. + Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải. + Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài. - HS nêu kết luận. Kết luận: - Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện: các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài. Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào Mục tiêu: HS phân biệt được trao đổi chất ở 2 cấp độ và mối quan hệ giữa chúng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2 - Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào? - Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào? - Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?) - HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời: + Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan. - HS : trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể. - HS: cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại. - Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Kết luận: - Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường. - Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài. - Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. 4. Kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 32. - Làm câu 3 vào vở. Tuần 17 Tiết 33 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 32: chuyển hoá A. mục tiêu. - HS nắm được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống. - HS phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. B. chuẩn bị. - Tranh phóng to H 31.1. C. hoạt động dạy - học. 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tuần hoàn đối với sự trao đổi chất? - Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này? 3. Bài mới VB: ? Tế bào trao đổi chất như thế nào? Vật chất do môi trường cung cấp được cơ thể sử dụng như thế nào? Hoạt động 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng Mục tiêu: HS nắm được khái niệm chuyển hoá, chuyển hoá gồm đồng hoá và dị hoá và nắm được mối quan hệ giữa chúng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 32.1 và trả lời câu hỏi: - Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào? - Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng? - Năng lượng giải phóng trong tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? - GV giải thích sơ đồ H 32.1: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng. - GV yêu cầu HS: Lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. - Yêu cầu HS rút ra mối quan hệ giữa chúng. - Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin quan sát H 32.1 và trả lời. - Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + gồm 2 quá trình là đồng hoá và dị hoá. + Trao đổi chất ở tế bào là trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. Chuyển hoá vật chất và năng lượng sự biến đổi vật chất và năng lượng. + Năng lượng được sử dụng cho hoạt động co cơ, hoạt động sinh lí và sinh nhiệt. - HS dựa vào khái niệm đồng hoá và dị hoá để hoàn thành bảng so sánh. - 1 HS điền kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. + Quan hệ mâu thuẫn ngược chiều. + Tỉ lệ không giống nhau. Trẻ em: đồng hóa lớn hơn dị hoá. Người già: đồng hoá nhở hơn dị hoá. nam đồng hoá lớn hơn nữ. Khi lao động đồng hoá nhỏ hơn dị hóa. Khi nghỉ ngơi đồng hoá lớn hơn dị hoá. Bảng so sánh đồng hoá và dị hoá Đồng hoá Dị hoá - Tổng hợp các chất - Tích luỹ năng lượng - Xảy ra trong tế bào. - Phân giải các chất - Giải phóng năng lượng. - Xảy ra trong tế bào. Kết luận: - Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật vhất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào. - Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào. - Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình: + Đồng hoá (SGK). + Dị hoá (SGK). - Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập nhưng thống nhất. - Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi , giới tính và trạng thái cơ thể. Hoạt động 2: Chuyển hoá cơ bản Mục tiêu: HS nắm được lúc nghỉ ngơi cơ thể cũng tiêu dùng năng lượng và cách xác định chuyển hoá cơ bản. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tieu dùng năng lượng không? Tại sao? - GV : Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi gọi là gì? Nêu khái niệm chuyển hoá cơ bản? đơn vị và ý nghĩa? - HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được: + Có tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động của tim, hô hấp, duy trì thân nhiệt ... - 1 HS trả lời, nêu kết luận. Kết luận: - Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. - Đơn vị: kJ/h/kg. - ý nghĩa: căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh lí. Hoạt động 3: Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào Mục tiêu: HS nắm được sự điều hoà chuyển hoá vật chất và năng lượng là nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch. Hoạt động của GV
File đính kèm:
- giaoansinh 8.doc