Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm chuẩn nhất - Năm học 2011-2012

Tiết 2 : CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiên thức:

- Nêu được đặc điểm cơ thể người. Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể người trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Mô hình tháo lắp cơ thể người.

- Tranh vẽ H2.1, bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Cho biết vị trí của con người trong tự nhiên

? Nêu mục đích của môn cơ thể người và vệ sinh.

3. Bài mới:

* Mở bài: Cơ thể người được chia làm mấy phần, bên trong có những cơ quan và hệ cơ quan nào, chúng phối hợp hoạt động với nhau ntn để cơ thể tồn tại.

* Nội dung:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

 

GV: Y/C học sinh quan sát H2.1 và quan sát mô hình tháo lắp cơ thể người và thực hiện 1 SGK T (8).

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào ?

- Cơ quan nào nằm trong khoang bụng ?

- Cơ quan nào nằm trong khoang ngực ?

GV: n/x và chốt lại kiến thức phần cấu tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Y/C HS đọc thông tin mục (2) SGK kết hợp với kiến thức mục 1 thực hiện lệnh 2 SGK

? Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2.

.

GV: n/x và treo bảng chuẩn kiến thức để các nhóm tự sửa chữ

GV: Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào ?

 

 I. Cấu tạo :

1. Các phần cơ thể

- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác n/x.

 

* Kết luận:

- Da bao bọc cơ thể.

- Cơ thể gồm 3 phần: + Phần đầu

+ phần thân

+ Tay chân

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

- Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

- Khoang ngực chứa tim, phổi.

2. các hệ cơ quan

HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm lên treo bảng của nhóm mình và trình bày đáp án, nhóm khác n/x.

 

Hệ

cơ quan

Các cơ quan trong từng hệ cơ quan

Chức năng của từng hệ cơ quan

 

 

Hệ vận động

Cơ và xương

Vận động

cơ thể

 

 

Hệ tuần hoàn

Tim và hệ mạch

 

Vận chuyển chất dd + oxi - tế bào-vận chuyển cácbonic đến cơ quan bài tiết

 

Hệ tiêu hóa

Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa

Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

 

Hệ hô hấp

Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi

Thực hiện trao đổi khí oxi, cácbonic giữa cơ thể và môi trường

 

Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài

 

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Điều hoà, điều khiển hoạt động của cơ thể.

 

 

Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

 

GV: Y/C HS đọc thông tin mục II (SGK) kết hợp với quan sát sơ đồ hình 2.3 (SGK), thực hiện lệnh.

- Quan sát hình 2.3, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì ?

GV: n/x và phân tích thêm sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.

 II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:

- HS dựa vào sơ đồ trình bày sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

- 1-2 h/s trả lời, lớp n/x.

 

 

 

 

* Kết luận:

Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.

 

 

doc166 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm chuẩn nhất - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong.
- Nêu được mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh phóng to hình 31-1, 31-2 (sgk )
 Phiếu học tập
Hệ hô hấp
Vai trò trong sự trao đổi chất
- Tiêu hoá
- Hô hấp
- Tuần hoàn
- Bài tiết
 	Hs: Nghiên cứu trước bài
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
3. Bài mới:
*Mở bài: Em hiểu thế nào là trao đổi chất? Vật không sống có trao đổi chất không? Trao đổi chất ở người diễn ra ntn?
* Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
- Yc hs quan sát hình 31-1Trả lời câu hỏi :
+Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường biểu hiện ntn? 
- GV:y/c h/s hoàn thành phiếu học tập theo câu hỏi gợi ý:
+ Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?
- H/S nêu được :
+Lấy chất cần thiết vào cơ thể
+Thải C02và chất cặn bã ra môi trường
- Hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, hs khác nhận xét bổ sung.
Phiếu học tập
Hệ cơ quan
Vai trò trong sự trao đổi chât
-Tiêu hoá
-Hô hấp
-Bài tiết
-Tuần hoàn
- Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng ,thải phân qua hậu môn
- Lấy ô xi và thải khí C02
- Lọc từ máu chất thải để bài tiết qua nước tiểu
- Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển CO2 tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết
Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoài
Gv yêu cầu hs đọc thông tin và q/s hình 31-2 thảo luận các câu hỏi sau:
+ Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ta những sản phẩm gì?
+ Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu?
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện ntn?
- Hs dựa vào hình 31-2, vận dụng kiến thức thảo luận trong nhóm thống nhất câu trả lời
+ Máu mang oxi và chất dinh dưỡng qua nước mô đến tế bào
+ Hoạt động của tế bào tạo ra năng lượng, khí CO2, chất thải
+ Các sản phẩm đó qua nước mô, vào máu đến hệ hô hấp,bài tiết, thải ra ngoài
- Hs phát biểu và đi đến kết luận
* Kết luận:
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:
- Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài
- Sự trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
Gv yêu cầu hs qs hình 31-2 trả lời câu hỏi:
+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực hiện ntn?
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực hiện ntn?
+ Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Gv yêu cầu hs rút ra kết luận về mqh giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ
Hs dựa vào kiến thức ở mục 1, 2 để trả lời:
+ TĐC ở cấp độ cơ thể: là sự trao đổi giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy chất dinh dưỡng và oxi cho cơ thể
+ TĐC ở cấp độ tế bào: là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên trong
+ Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết
*Kết luận:
TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
4. Củng cố
- Gv sử dụng câu hỏi củng cố:
+ Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
+ Nêu mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào?
5. Dặn dò:
- Học bài theo nội dung SGK
- Làm câu hỏi 1, 2, 3 vào vở BT
- Đọc mục em có biết
- Chuẩn bị bài sau ( Chuyển hóa )
Ngày soạn : 12/12/ 2010
Ngày giảng: /12 / 2010 (8A2)
 /12/ 2010 (8A1,3)
Tiết 33: Chuyển hoá
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Phân biệt được sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ thống nhất với nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự học, yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
 Gv: Tranh phóng to hình 32-1
 Hs: Ôn trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể?
- Nêu mqh giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào?
3. Bài mới:
*Mở bài: Tế bào thường xuyên TĐC với môi trường ngoài. vật chất được tế bào sử dụng ntn?
* Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
Gv yêu cầu hs nghiên cứu TT kết hợp qs hình 32-1, thảo luận 3 câu hỏi mục 6tr.102
+ Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
+ Phân biệt trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và năng lượng?
+ Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
GV hoàn thành kiến thức
Gv yêu cầu hs tiếp tục nghiên cứu thông tin mục 2 trả lời câu hỏi mục6 tr.103
+ Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
+Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- Gv gọi hs trả lời
- Gv hoàn chỉnh kiến thức
Hs nghiên cứu thông tin tự thu nhận kiến thức
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án
+ Gồm 2 qua trình đối lập là đồng hoá và dị hoá
+ Trao đổi chất là hiện tượng trao đổi các chất
+ Chuyển hoá vật chất chất năng lượng là sự biến đổi vật chất và năng lượng
*Năng lượng:
+ Co cơ sinh công
+ Đồng hoá
+ Sinh nhiệt
*Kết luận:
- TĐC là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá trong tế bào
- Mọi hoạt động của cơ thể sống đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong tế bào
- Hs cá nhân tự thu thạp thông tin kết hợp qs lại hình 32-1 hoàn thành bài tập qua giấy nháp
- 1 hs lập bảng so sánh
- 1 hs trình bày mối quan hệ
+ Không có đồng hoá không có nguyên liệu cho dị hoá
+ Không có dị hoá không có năng lượng cho đồng hoá
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp chất 
- Tích luỹ năng lượng 
+ Phân giải chất
+ Giải phóng năng lượng
*Mối quan hệ:
Đồng hoá và dị hoá đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
- Hs nêu được:
+ Lứa tuổi:
*Trẻ em: đồng hoá > dị hoá
* Người già: dị hoá > đồng hoá
+ Trạng thái
* Lao động: dị hoá > đồng hoá
* Nghỉ: đồng hoá > dị hoá
*Kết luận: Tương quan giữa đồng hoá và dị hoá phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể
Hoạt động 2: Chuyển hoá cơ bản
- Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? tại sao?
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu chuyển hoá cơ bản là gì? ý nghĩa cơ bản của chuyển hoá?
- Gv hoàn thiện kiến thức
- Hs vận dụng kiến thức đã học trả lời:
+ Có tiêu dùng năng lượng cho hoạt động của tim hô hấp và duy trì thân nhiệt
- Hs hiểu được đó là năng lượng để duy trì sự sống
1 vài hs phát biểu lớp bổ sung
*Kết luận:
- Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi
- Đơn vị: KJ/ h/ 1Kg
- ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, trạng thái bệnh lí
Hoạt động 3: Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
Gv yêu cầu hs nghiên cứu TT SGK trả lời câu hỏi:
- Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
Gv hoàn thiện kiến thức
- Hs dựa vào thông tin nêu được các hình thức:
+ Sự điều khiển của hệ TK
+ Do các hooc môn tuyến nội tiết
- 1 vài hs phát biểu, lớp bổ sung
*Cơ chế thần kinh
+ ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất
+ Thông qua hệ tim mạch
*Cơ chế thể dịch do hoóc môn đổ vào máu.
4. Củng cố:
- Chuyển hoá là gì? Chuyển hoá gồm các quá trình nào?
- Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
5. Dặn dò:
- Học bài theo nội dung SGK
- Đọc mục em có biết
- Chuẩn bị bài ( Thân nhiệt )
Ngày soạn: 17 / 12 /2010
Ngày giảng: / /12 /2010 (8A2)
 / /12 /2010 (8A1,3)
Tiết 34: Thân nhiệt
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Trình bày được mối quan hệ giữa dị hóa và thân nhiệt.
- Giải thích được cơ chế điều òa thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng hoạt động nhóm
- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Tư duy tổng hợp, khái quát
3. Thái độ:
	Giáo dục hs ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát ở trừng học và khu dân cư.
II. Chuẩn bị:
Gv: Tư liệu về sự trao đổi chất, thân nhiệt, tranh môi trường
Hs: Nghiên cứu trước nội dung bài học 
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
- Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
3. Bài mới:
*Mở bài: Em đã tự cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế chưa và được bao nhiêu độ? đó chính là thân nhiệt.
* Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thân nhiệt
Gv nêu câu hỏi:
+ Thân nhiệt là gì?
+ ở người khoẻ mạnh thân nhiệt tăng giảm ntn khi trời nóng hay lạnh? (gv gợi ý: vận dụng kiến thức bài 31, 32)
- Gv nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm
- Gv giảng giải thêm ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường do cơ chế điều hoà
- Gv giúp hs hoàn thiện kiến thức
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK tr. 103
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi
Yêu cầu nêu được
+ Thân nhiệt ổn định do cơ chế tự điều hoà
+ Quá trình chuyển hoá sinh ra nhiệt
Hs tự bổ sung kiến thức
*Kết luận:
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
- Thân nhiệt luôn ổn định 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Hoạt động 2: Sự điều hòa thân nhiệt
Gv yc hs thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
+ Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào?
+ Nhiệt do hoạt động cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
+ Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
+ Vì sao vào mùa hè da người ta hồng hào, c

File đính kèm:

  • docSinh hoc 8 ca nam chuan 2 cot_1.doc
Giáo án liên quan