Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 12

BÀI 22 : TÔM SÔNG

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- trình bày được cấu tạo và đời sống của tôm sông

- Rèn kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc với phiếu học tập và SGK

- Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận tôm sông

II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

 Vật mẫu : tôm sông ( do HS mang đến)

 Tranh phóng to hình 22 SGK

 Bảng phụ ghi nội dung các phần phụ của tôm

III-TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1. ổn định lớp

2. KTBC : Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm

3. Bài mới

* Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông

GV HS

Yêu cầu các em đọc thông tin SGK để tìm hiểu :

 

 

thế nào là ngành chân khớp ? Cho biết số lượng loài trong ngành và có bao nhiêu lớp , kể tên các lớp ?

 

 

 

Đọc tiếp tục thông tin và cho biết Giáp xác phần lớn sống ở đâu? Và có những đại diện nào?

 

Cho từng HS quan sát cơ thể tôm sông ( mang đến) và tìm hiểu thông tin SGK để trả lời : Cơ thể tôm chia làm bao nhiêu phần ? Vỏ cơ thể tôm sông cấu tạo bằng chất gì ?

Quan sát hình 22 kết hợp với tôm thật để ghi chi tiết các phần phụ ở tôm . Sau đó hoàn thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin phần 3 để trả lời câu hỏi : Tôm di chuyển như thế nào ?

 Các em đọc thông tin , sau đó thảo luận để trả lời đúng

Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.

 ngành chân khớp là ngành mà cơ thể có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Số lượng loài rất lớn, chiếm tới 2/3 số loài động vật.

Ngành chân khớp có 3 lớp lớn là Giáp xác, Hình nhện và Sâu bọ.

 phần lớn GX sống ở nước , cơ quan hô hấp là mang. Những đại diện thường gặp là tôm cua, cáy, rận nước, mọt ẩm

 Cơ thể tôm chia làm 2 phần là đầu- ngực và phần bụng , vỏ tạo bởi chất kitin

Hoàn thành bảng chức năng chính các phần phụ của tôm

Stt

Chức năng

Tên các phần phụ

Vị trí của các phần phụ

 

 

 

 

PĐN

PB

 

1

Định hướng phát hiện mồi

2 đôi mắt kép, 2 đôi râu

+

 

 

2

Giữ và xử lý mồi

Chân hàm

+

 

 

3

Bắt mồi và bò

Chân ngực , chân bò

+

 

 

4

Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng

Chân bụng (chân bơi)

 

+

 

5

Lái và giúp tôm nhảy

Tấm lái

 

+

 

 tôm có thể bò hoặc bơi giật lùi

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
TIẾT 23
CHƯƠNG 5 : NGÀNH CHÂN KHỚP 
LỚP GIÁP XÁC 
BÀI 22 : TÔM SÔNG 
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- trình bày được cấu tạo và đời sống của tôm sông
- Rèn kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc với phiếu học tập và SGK
- Thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận tôm sông
II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	Vật mẫu : tôm sông ( do HS mang đến)
	Tranh phóng to hình 22 SGK 
	Bảng phụ ghi nội dung các phần phụ của tôm 
III-TỔ CHỨC DẠY HỌC :
ổn định lớp 
KTBC : Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của thân mềm
Bài mới 
* Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông
GV
HS
Yêu cầu các em đọc thông tin SGK để tìm hiểu : 
thế nào là ngành chân khớp ? Cho biết số lượng loài trong ngành và có bao nhiêu lớp , kể tên các lớp ?
Đọc tiếp tục thông tin và cho biết Giáp xác phần lớn sống ở đâu? Và có những đại diện nào?
Cho từng HS quan sát cơ thể tôm sông ( mang đến) và tìm hiểu thông tin £ SGK để trả lời : Cơ thể tôm chia làm bao nhiêu phần ? Vỏ cơ thể tôm sông cấu tạo bằng chất gì ? 
Quan sát hình 22 kết hợp với tôm thật để ghi chi tiết các phần phụ ở tôm . Sau đó hoàn thành s
*Yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin phần 3 để trả lời câu hỏi : Tôm di chuyển như thế nào ?
Các em đọc thông tin , sau đó thảo luận để trả lời đúng 
Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
ª ngành chân khớp là ngành mà cơ thể có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Số lượng loài rất lớn, chiếm tới 2/3 số loài động vật. 
Ngành chân khớp có 3 lớp lớn là Giáp xác, Hình nhện và Sâu bọ.
ª phần lớn GX sống ở nước , cơ quan hô hấp là mang. Những đại diện thường gặp là tôm cua, cáy, rận nước, mọt ẩm
ª Cơ thể tôm chia làm 2 phần là đầu- ngực và phần bụng , vỏ tạo bởi chất kitin 
Hoàn thành bảng chức năng chính các phần phụ của tôm 
Stt 
Chức năng
Tên các phần phụ
Vị trí của các phần phụ
PĐN 
PB
1
Định hướng phát hiện mồi 
2 đôi mắt kép, 2 đôi râu 
+
2
Giữ và xử lý mồi 
Chân hàm 
+
3
Bắt mồi và bò 
Chân ngực , chân bò 
+
4
Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng 
Chân bụng (chân bơi)
+
5
Lái và giúp tôm nhảy 
Tấm lái 
+
ª tôm có thể bò hoặc bơi giật lùi 
KẾT LUẬN :
*Cơ thể tôm có hai phần : phần đầu và ngực giáp liền và phần bụng. 
1. Vỏ cơ thể
- Được cấu tạo bằng chất kitin. Nhờ ngấm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho các hệ cơ phát triển có tác dụng như bộ xương. 
-Thành phần vỏ chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.
2. Các phần phụ và chức năng :
a/ Phần đầu ngực :
- mắt kép và 2 đôi râu : định hướng phát hiện mồi 
- Các chân hàm : giữ và xử lí mồi 
- các chân ngực ( càng, chân bò ) bắt mồi và bò
b/ Phần bụng :
- Các chân bụng (chân bơi) bơi giữ thăng bằng và ôm trứng 
- Tấm lái : lái và giúp tôm nhảy. 
3. Di chuyển :
- Tôm có thể bò bằng các chân ngực 
- Tôm có thể bơi giật lùi bằng cách xòe tấm lái.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dinh dưỡng và sinh sản của tôm :
GV
HS
*Yêu cầu các em đọc thông tin phần dinh dưỡng để trả lời các câu hỏi :
?Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?tại sao hoạt động vào thời gian đó ?
?Tôm ăn những thức ăn nào ? Tôm bắt mồi như thế nào ? và trình bày cách tiêu hóa mồi của tôm ?
?Dựa vào đặc điểm nào của tôm mà người ta dùng thính (mồi có mùi thơm) để câu tôm ?
* yêu cầu các em quan sát con tôm sông đã mang đến sau đó thảo luận để trả lời câu hỏi ?
? tôm đực và tôm cái khác nhau như thế nào ?
?tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần ?
?tập tính ôm trứng của tôm cái có ý nghĩa gì?
Quan sát và đọc các thông tin , thảo luận nhóm 
Cử đại diện trả lời câu hỏi 
Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
ª hoạt động vào chập tối. Lúc đó tôm bắt đầu đi kiếm ăn, nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển, tôm có thể nhận biết thức ăn từ rất xa.
ª tôm là động vật ăn tạp (ăn thực vật, động vật kể cả mồi chết). Tôm dùng càng bắt mồi, các chân hàm nghiền thức ăn. Thức ăn qua miệng vào hầu, được tiêu hóa ở dạ dày (nhờ enzim từ gan) và được hấp thụ ở ruột.
ª dựa vào khả năng nhạy bén của các tế bào khứu giác ở tôm.
ª tôm đực khác tôm cái ở chỗ : tôm đực có kích thước lớn hơn và có đôi kìm to hơn tôm cái.
ª Trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần là vì tôm có lớp vỏ bao bọc cứng và lớp vỏ đó không lớn theo cơ thể.
ª Tôm ôm trứng là để bảo vệ trứng khỏi bị kẻ thù ăn mất.
KẾT LUẬN: 
1.Dinh dưỡng : 
- Kiếm ăn vào chập tối. Nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển, tôm có thể nhận biết thức ăn từ rất xa.
-Tôm là động vật ăn tạp (ăn thực vật, động vật kể cả mồi chết). Tôm dùng càng bắt mồi, các chân hàm nghiền thức ăn. Thức ăn qua miệng vào hầu, được tiêu hóa ở dạ dày (nhờ enzim từ gan) và được hấp thụ ở ruột.
2. Sinh sản : 
- Tôm phân tính. 
- Khi đẻ con cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng.
- Trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần 
4- Củng cố :
- GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài để nêu được các ý chính của bài.
- GV treo tranh câm hình 22 SGK và gọi HS lên bảng ghi chú thích.
- GV cho HS vẽ hình 22 vào vở 
5- Dặn dò :
- Tiết sau đem theo con tôm sông hơi lớn
- Soạn bài mới với nội dung :
	1. ý nghĩa của các lá mang đối với tôm 
	2. đặc điểm của cơ quan tiêu hóa , cơ quan thần kinh.
RÚT KINH NGHIỆM 
TUẦN 12
TIẾT 24
BÀI 23 THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG 
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Xác định được các cơ quan bên trong của tôm ( mang tôm, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh )
- Rèn luyện kỹ năng mổ động vật không xương sống .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, vẽ hình và thu nhận kiến thức từ các phương tiện trực quan 
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm nhỏ trong thực hành.
- Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan của tôm sông.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	Mẫu vật : tôm sông do HS mang đến 
	Khay mổ, bộ đồ mổ , kính lúp cầm tay
	Tranh phóng to hình 23.1- 23.3 SGK
III- TỔ CHỨC DẠY HỌC :
ổn định lớp 
KTBC : KT vật mẫu do HS mang theo
Bài thực hành : 
* Hoạt động 1: Mổ và quan sát mang tôm
GV
HS
HD HS cách mổ mang tôm 
- Dùng kẹp nâng và cắt theo đường chấm gạch trên hình 23.1 SGK.
- Dùng kẹp khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang ở gốc 
- Dùng KL quan sát để thấy được 3 đặc điểm của lá mang ( bám vào gốc chân ngực, thành mỏng có lông phủ) 
Sau đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi :
?Hãy nêu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mang tôm được thể hiện như thế nào?/
? Ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp dưới nước của mang ?
? Ghi chú thích thay cho các số 1,2,3,4 trên hình 23.1 SGK
GV nhận xét đánh giá và chính xác hóa đáp án 
Nhìn theo HD của GV , các em sẽ mổ được và lấy nắp mang ra để quan sát mang 
Thảo luận để trả lời :
ª mang bám vào gốc chân ngực để khi vận động thì lá mang dao động làm tăng diện tích tiếp xúc với nước, lấy được nhiều oxi.
Thành túi mang mỏng để dễ tiếp nhận oxi vào mao mạch máu trên thành lá mang .
Có lông phủ để khi lông rung động tạo dòng nước đem thức ăn nhỏ và oxi hoà tan vào khoang mang. 
Chú thích trên hình : 1-lá mang ; 2- bó cơ ; 3- lá mang ; 4- đốt gốc chân ngực.
* Hoạt động 2: Mổ và quan sát cấu tạo trong 
GV
HS
-HD HS cách mổ :
+ Găm tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim ( 2 ở gốc râu, 2 ở tấm lái).
+ Đổ nước ngập cơ thể tôm 
+ Cắt theo đường vẽ như SGK
+ Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài , quan sát đối chiếu với hình vẽ 23.3 A, B SGK và thảo luận nhóm để đem được hệ tiêu hóa ra ngoài và chú thích.
+ Sau đó cho HS dùng kéo và kẹp gỡ toàn bộ nội tạng, khối cơ ở phần bụng và ngực , quan sát , đối chiếu với hình 23.3C SGK, thảo luận nhóm để nắm được hệ thần kinh của tôm.
Nhìn HD của GV , các em mổ và quan sát các hệ 
Thảo luận và trình bày kết quả trước lớp 
Chú thích hình 23.3B, 23.3C
1.hạch não
2. Vòng thần kinh hầu
3. Dạ dày 
4. tuyến gan
5. Chuỗi thần kinh bụng 
6. Ruột 
7. chuỗi thần kinh bụng 
Củng cố :
- yêu cầu vẽ hình 23.1 B và 23.3 B, C ; ghi chú thích vào vở
- Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập cuối SGK :
	1. HTK của tôm gồm những bộ phận : 2 hạch não, vòng thần kinh hầu, hạch dưới hầu, và chuỗi hạch bụng 
	2. Tôm hô hấp bằng mang. Mang bám vào các đốt gốc của các chân bò ở phần đầu ngực. Các tấm mang luôn cử động giúp cho nước xung quanh mang lúc nào cũng giàu oxi.
5- Dặn dò :
Soạn bài mới với nội dung :
	1.Nêu được một số đặc điểm cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp 
	2. Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác.
RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docTUAN 12.doc
Giáo án liên quan