Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 19 đến 70

Tiết: 20 MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :

- Nêu được tính đa dạng về số lượng loài, phong phú về môi trường sống của ngành thân mềm.

- Trình bày được một số tập tính ở thân mềm.

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và thập kiến thức thực tế.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh, mẫu vật về các loài ĐV thân mềm

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi HS dự kiến kiểm tra

1. Trình bày hình dạng, cấu tạo của trai sông? Trần Ly Na

2. Nêu đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của trai sông? Nguyễn Ly Na

 2. Tìm hiểu bài mới:

 * ĐVĐ nhận thức: Thân mềm ở nước ta rất phong phú. Chúng rất đa dạng về cấu tạo, lối sống và tập tính. Giới thiệu 1 số thân mềm thường gặp.

 

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU MỘT SỐ THÂN MỀM THƯỜNG GẶP

* Mục tiêu: Nắm được sự đa dạng của thân mềm

Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

I. Một số thân mềm thường gặp:

- Ốc sên: sống trên cạn, di chuyển chậm chạp, hô hấp bằng phổi

- Mực: sống ở biển, vỏ đá vôi tiêu giảm thành mai, di chuyển nhanh theo kiểu phản lực.

- Bạch tuộc: sống ở biển, mai lưng tiêu giảm, săn mồi tích cực. - Yêu cầu HS thảo luận, kể tên và đặc điểm đặc trưng cảu một số thân mềm khác

- Gọi HS trình bày

- Hệ thống lại theo môi trường sống:

+ Trên cạn: ốc sên,

+ Ở ao, ruộng: trai, ốc bươu,

+ Ở sông: hến

+ Ở các bãi đá: hàu

+ Ở biển: Mực, bạch tuột bơi lội tự do, các loại ốc sống vùi trong cát,

(H) Mực và bạch tuột có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống bơi lội tự do?

 

 

 

(H) Khi di chuyển ốc sên để lại gì trên đường đi? Tại sao?

(H) Hệ hô hấp của ốc sen có gì khác với các thân mềm khác? - Nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế, thảo luận để hoàn thành yêu cầu của GV:

+ Kể tên các loài thân mềm

+ Nêu các đặc điểm đặc trưng của các loài thân mềm thường gặp.

- Cử đại diện trình bày.

- Nhận xét bổ sung lẫn nhau

 

 

+ Vỏ tiêu giảm thành mai, ở bạch tuột mai lưng cũng tiêu giảm, có mắt, vay bơi, tua có giác bám Mực có khoang áo phát triển để hút và đẩy nước giúp cơ thể di chuyển

 + Chất nhờn màu trắng để giảm ma sát khi di chuyển.

+ Hô hấp bằng phổi (do sống trên cạn)

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM

* Mục tiêu: HS nắm được một số tập tính đặc trung của các loài thân mềm.

Nội dung kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

II. Một số tập tính ở TM:

1. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên:

- Chui vào vỏ khi gặp kẻ thù.

- Đào lỗ để đẻ trứng.

2. Tập tính ở mực:

- Dấu mình trong rong rêu để bắt mồi.

- Bị tấn công, phun mực để chạy trốn.

 (H) Cơ sở nào giúp thân mềm có rất nhiều tập tính phức tạp?

- HTK thân mềm tập trung hơn, hạch não cũng phát triển hơn giun đốt.

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:

(H) Ốc sên tự vệ bằng cách nào ?

(H) Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên ?

(H) Mực săn mồi như thế nào ?

(H) Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Khi đó mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không ? Tại sao?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

(H) Qua bài học này em hiểu gì về thân mềm ?

- Yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” + Hệ thần kinh phát triển lài cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển

 

 

 

- Ốc sên tự vệ bằng cách co rụt cơ thể vào trong vỏ.

- Bảo vệ trứng, tránh kẻ thù ăn mất

- Ẩn nấp ở chổ kín để rình mồi

- Tự vệ là chính, mắt mực có số lượng TB thị giác rất lớn, nên vẫn nhìn rõ để chạy trốn kẻ thù.

 

- Rút ra kết luận về sự đa dạng tâp tính ở thân mềm

 

doc92 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 19 đến 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
011 
Chiều
3
7A2
Tiết: 42 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát.
- Giải thích được lý do sự phồn thịnh của khủng long.
- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh 1 số loài khủng long.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Trình bày cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng của bò sát khác với LC?
Trần Na, Ng. Thắm
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Bò sát đa dạng về loài và số lượng, thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU ĐA DẠNG CỦA BÒ SÁT
* Mục tiêu: Biết được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Đa dạng: 
- Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn, chia thành 4 bộ.
- Có lối sống và môi trường sống phong phú.
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 130 , quan sát hình 40.1 ® làm phiếu học tập . 
GV treo bảng phụ gọi HS lên điền .
- Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào ? Cho ví dụ minh hoạ . 
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
HS đọc thông tin ®
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung nêu được :
- Sự đa dạng : Số loài nhiều , cấu tạo cơ thể và môi trường sống phong phú .
Hoạt động 2: 
TÌM HIỂU CÁC LOÀI KHỦNG LONG
* Mục tiêu: Giải thích được lý do sự phồn thịnh của khủng long.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Các loài khủng long:
- GV giảng giải về nguyên nhân sự ra đời của bò sát.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát hình 40.2 ® thảo luận :
- Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long 
- Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá , khủng long cánh , khủng long bạo chúa . 
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- HS thu thập thông tin ®
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được 
-Nguyên nhân do điều kiện sống thuận lợi chưa có kẽ thù .
- Các loài khủng long rất đa dạng .
Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung .
Hoạt động 3: 
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA BÒ SÁT
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Đặc điểm chung: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn.
+ Da khô, có vảy sừng. Chi yếu có vuốt sắc.
+ Phổi có nhiều vách ngăn.
+ Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.
+ Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.
+ Là động vật biến nhiệt.
IV. Vai trò:
- Ích lợi : Có ích cho nông nghiệp - Có giá trị thực phẩm - Làm dược phẩm - Sản phẩm mĩ nghệ 
- Tác hại : Gây đọc cho người và động vật
- GV yêu cầu HS thảo luận :
- Nêu đặc điểm chung của bò sát về :
- Môi trường sống , đặc điểm cấu tạo ngoài , đặc điểm cấu tạo trong .
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi : 
- Nêu ích lợi và tác hại của bò sát ?
- Lấy ví dụ minh hoạ .
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
- HS vận dụng kiến thức cuả lớp bò sát thảo luận rút ra đặc điểm chung về cơ quan di chuyển dinh dưỡng , sinh sản thân nhiệt 
- Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung .
HS thu thập thông tin tự rút ra vai trò của bò sát .
 3. Tổng kết bài: 
 Gọi học sinh đọc kết luận chung SGK.
 Yêu cầu HS làm bài tập: Hoàn thành sơ đồ
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”
	- Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu. Kẻ bảng 1, 2 bài 41 vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy
Buổi
Tiết
Lớp
Thứ Hai, ngày 24/01/2011 
Chiều
3
7A2
D. LỚP CHIM
Tiết: 43 CHIM BỒ CÂU 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu. 
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh vẽ cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 /135, 136 SGK
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Nêu đặc điểm chung và vai trò của bò sát ?
Phông, Chí
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Đặc điểm đặc trưng của lớp chim là cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bay lượn, đại diện là chim bồ câu.
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG CỦA CHIM BỒ CÂU
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm đời sống của chim bồ câu. 
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Đời sống: 
- Chim bồ câu sống trên cây bay giỏi , có tập tính làm tổ trên cây , là động vật hằng nhiệt , 
- Sinh sản : Thụ tinh trong , trứng có nhiều noãn hoàng có vỏ đá vôi . ấp trứng nuôi con bằng sữa diều 
- GV yêu cầu HS thảo luận :
(H) Tổ tiên chim bồ câu nhà ?
(H) Đặc điểm sống của chim bồ câu ?
(H) Đặc điểm sinh sản so sánh với thằn lằn .
(H) Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- HS đọc thông tin SGK trang 135 thảo luận tìm đáp án 
- Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung .
Hoạt động 2: 
TÌM HIỂU CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
* Mục tiêu: Giải thích được lý do sự phồn thịnh của khủng long.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
1. Cấu tạo ngoài:
(Giống bảng BT)
2. Di chuyển: Chim có 2 kiểu bay:
- Bay lượn
- Bay vỗ cánh.
a. Cấu tạo ngoài :
- GV yêu cầu HS hình 41.1 ,41.2 đọc thông tin trang 136 ® nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu .
- GV gọi HS trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh . Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 1 .
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức theo bảng 1. 
b. Di chuyển :
- GV yêu cầu HS hình 41.3 ,41.4 nhận biết kiểu bay lượn và bay vỗ cánh 
- HS thu thập thông tin Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, nêu được các đặc điểm . 
- Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung .
- Qua hình HS nắm được các động tác bay . Đáp án : 
 Bay vỗ cánh 1 , 5 . 
 Bay lượn : 2, 3, 4 .
Đặc điểm cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay
Thân hình thoi
Chi trước : cánh chim 
Chi sau : 3 ngón trước , 1 ngón sau 
Lông ống : Có các sợi lông làm thành phiến mỏng .
Lông bông : Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp .
Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng .
Cổ dài khớp với thân 
Giảm sức cản không khí khi bay 
Quạt gió ( động lực của sự bay ) , cản không khí khi hạ cánh .
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh 
Làm cho cánh chm khi giang ra tạo nên một diện tích rộng 
Giữ nhiệt ,làm cho cơ thể nhẹ .
Làm đầu chim nhẹ .
Phát huy tác dụng của giác quan , bắt mồi , rỉa lông 
 3. Tổng kết bài: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?
- So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn ?
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
	- Kẻ bảng trang 139 vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy
Buổi
Tiết
Lớp
Thứ Sáu, ngày 28/01/2011 
Chiều
3
7A2
Tiết: 44 CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU 
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nắm được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay.
- Nêu được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu với thằn lằn.
II. Đồ dùng dạy học : Bộ tranh Sinh học 7
III. Tiến trình lên lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Trình bày đời sống của chim bồ câu ?
Phường
2. Trình bày cấu tạo ngoài phù hợp với đời sống của chim?
Son
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Cấu tạo trong của chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn?
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
* Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu. 
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Các cơ quan dinh dưỡng: 
1. Tiêu hóa: Ống tiêu hoá chuyên hoá với chức năng . Tốc độ tiêu hóa cao .
2. Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn .Máu nuôi cơ thể giàu o xy ( máu đỏ tươi )
3. Hô hấp:
- Phổi có mạng ống khí . Một số ống khí thông với túi khí ® bề mặt trao đổi khí rộng 
- Trao đổi khí : Khi bay -do túi khí ; Khi đậu -do phổi .
4. Bài tiết, sinh dục:
- Bài tiết : Thận sau ; Không có bóng đái ; Nứơc tiểu thải ra ngoài cùng phân .
- Sinh dục : Con đực có 1 đôi tinh hoàn . Con cái buồng trứng trái phát triển . Thụ tinh
1. Tiêu hoá :
GV yêu cầu HS nhắc lại hệ tiêu hoá ở chim , trả lời câu hỏi :
- Hệ tiêu hoá ở chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở những điểm nào ?
- Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát ?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
2. Tuần hoàn :
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
- Tim của chim có gì khác so với tim bò sát 
- ý nghĩa sự khác nhau đó .
GV treo sơ đò hệ tuần hoàn câm ® gọi một HS lên xác định các ngăn tim . 
Một HS trình bày sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ 
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
3. Hô hấp :
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát hình 43.2® trả lời câu hỏi :
- So sánh hô hấp của chim với bò sát ?
- Vai trò cuả túi khí ?
- Bề mặt trao đổi khí rộng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống bay lượn ?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
d. Bài tiết và sinh dục :
GV yêu cầu HS thảo luận :
- Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim 
-Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi đời sống bay ?
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được - Thực quản có diều .
-Dạ dày có dạ dày tuyến , dạ dày cơ ® tốc độ tiêu hoá cao .
Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung .
HS đọc thông tin trang 141 quan sát hình 43.1 nêu điểm khác nhau so với bò sát :
- Tim 4 ngăn chia 2 nửa 
-Nửa trái chứa máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể , nửa phải chứa máu đỏ thẩm .
- ý nghĩa : Máu nuôi cơ thể giàu o xy ® trao đổi chất mạnh .
Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
Đại diện nhóm phát biểu nhóm khác bổ sung .
HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được:
- Phổi chim có nhiề

File đính kèm:

  • docGA sinh 7 moi.doc