Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 46: Thực hành quan sát bộ xương - Mẫu mổ chim bồ câu - Năm học 2008-2009

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

 1. Kiến thức

- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Xác định được các nội quan của chim bồ câu trên mẫu mổ.

2. Kĩ năng

- Quan sát, nhận biết trên mẫu mổ

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, tỉ mỉ.

II/Đồ dùng dạy học:

 +GV: - Mẫu mổ chim bồ câu dã gỡ nội quan.

- Bộ xương chim

- Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim.

III/Tiến trình dạy học:

-Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

 

+Hoạt động 1: Tìm hiểu QUAN SÁT BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU

 * Mục tiêu: - Nhận biết được các thành phần của bộ xương

 - Nêu được các đặc điểm bộ xương thích nghi với đời sống bay.

• Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương, đối chiếu hình 42.1- Nhận biết các thành phần của bộ xương?

- GV gọi HS trình bày thành phần bộ xương.

- Cho HS thảo luận: Nêu các đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay.

 

 

- GV chốt lại kiến thức.

 - HS quan sát bộ xương chim, đọc chú thích hình 42.1, xác định các thành phần của bộ xương.

- HS chỉ trên hình vẽ, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Thảo luận tìm các đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay (chi trước, xương mỏ ác, xương đai hông)

.

+ Xương chi: Xương đai, các xương chi.

*Tiểu kết: Bộ xương gồm:

+ Xương đầu.

+ Xương cột sống, xương sườn, xương mỏ ác

 

 +Hoạt động 2: Tìm hiểu QUAN SÁT CÁC NỘI QUAN TRÊN MẪU MỔ

 * Mục tiêu: HS xác định được vị trí của các cơ quan của chim bồ câu trên mẫu mổ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 46: Thực hành quan sát bộ xương - Mẫu mổ chim bồ câu - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 46
 Ngày soạn: 10/02/09
 Ngày dạy: 13/02/09
THỰC HÀNH QUAN SÁT BỘ XƯƠNG - MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 1. Kiến thức
- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Xác định được các nội quan của chim bồ câu trên mẫu mổ. 
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận biết trên mẫu mổ
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, tỉ mỉ.
II/Đồ dùng dạy học:
	+GV: - Mẫu mổ chim bồ câu dã gỡ nội quan.
- Bộ xương chim
- Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim. 
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
+Hoạt động 1: Tìm hiểu QUAN SÁT BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU
 * Mục tiêu: - Nhận biết được các thành phần của bộ xương 
 - Nêu được các đặc điểm bộ xương thích nghi với đời sống bay.
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương, đối chiếu hình 42.1- Nhận biết các thành phần của bộ xương?
- GV gọi HS trình bày thành phần bộ xương.
- Cho HS thảo luận: Nêu các đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát bộ xương chim, đọc chú thích hình 42.1, xác định các thành phần của bộ xương.
- HS chỉ trên hình vẽ, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận tìm các đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay (chi trước, xương mỏ ác, xương đai hông)
.
+ Xương chi: Xương đai, các xương chi.
*Tiểu kết: Bộ xương gồm:
+ Xương đầu. 
+ Xương cột sống, xương sườn, xương mỏ ác
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu QUAN SÁT CÁC NỘI QUAN TRÊN MẪU MỔ
 * Mục tiêu: HS xác định được vị trí của các cơ quan của chim bồ câu trên mẫu mổ.
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS quan sát hình 42.2 SGK, kết hợp với tranh cấu tạo trong- xác định vị trí các hệ cơ quan.
- GV cho HS quan sát mẫu mổ, nhận biết các hệ cơ quanvà thành phần cấu tạo của từng hệ, hoàn thành bảng trang 139 SGK.
- GV kẻ bảng, gọi HS lên chữa bài.
- GV chốt lại kiến thức đúng.
- GV cho HS thảo luận:
+ Hệ tiêu hoá ở chim bồ câu có gì khác so với những động vật có xương sống đã học?
- HS quan sát hình, đọc chú thích, ghi nhớ vị trí các hệ cơ quan.
- HS nhận biết các hệ cơ quan trên mẫu mổ.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm lên hoàn thành bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm đối chiếu, sửa chữa
- Các nhóm thảo luận, nêu được:
+ Giống nhau về thành phần cấu tạo.
+ Bồ câu có thêm diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ.
*Tiểu kết 
Các hệ cơ quan
Các thành phần cấu tạo trong các hệ
- Tiêu hoá
- Hô hấp
- Tuần hoàn
- Bài tiết
- Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá
- Khí quản, phổi, túi khí.
- Tim, hệ mạch.
- Thận, xoang huyệt
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm
- GV dựa trên kết quả bảng trang 139 là kết quả tường trình đánh giá HS.
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.
V/Dặn dò: - Tìm hiểu bài mới: Cấu tạo trong của chim bồ câu.
- Xem lại bài cấu tạo trong của bò sát.
**********************************
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docT44.doc