Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 26: Nhện và sự da dạng của lớp hình nhện - Năm học 2014-2015
1.Kiến thức: -Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng
- Nêu được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng .
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích và kĩ năng họat động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích động vật và bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh câm cấu tao ngoài của nhện và các mảnh giấy rời ghi tên các bộ phận, chức năng từng bộ phận
- Tranh một số đại diện hình nhện
- Mẫu ngâm: con nhện
- Tranh câm cấu tao ngoài của nhện và các mảnh giấy rời ghi tên các bộ phận, chức năng từng bộ phận
- Tranh một số đại diện hình nhện
2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1, 2 vào vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1 . .;7A2: . .; 7A3: . . .;7A4 . .; 7A5: .;7A6: . .;
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò thực tiễn của lớp giáp xác?
3. Hoạt động dạy - hoc:
* Mở bài: Lớp hình nhện đã biết khoảng 36000 loài là các chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hịên của phổi và ống khí hoạt động chủ yếu về đêm. Giới thiệu đại diện của nhóm là con nhện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Đặc điểm cấu tạo:
- Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu con nhện, đối chiếu hinh 25.1 SGK.
+ Xác định giới hạn phần đầu ngực và phần bụng?
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- Treo tranh cấu tạo ngoài gọi HS lên trình bày.
- Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 25.1 và hoàn thành bài tập bảng 1 trang 82
- Treo bảng 1 đã kẻ sẵn gọi HS lên điền.
- Chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn - Quansát hình 25.1 SGK trang 82 đọc chú thích xác định các bộ phận trênmẫu con nhện. Yêu cầu nêu đuợc:
- Cơ thể gồm hai phần:
+ Đầu ngực: Đôi kìm, Đôi chân xúc giác bốn đôi chân bò.
+ Bụng: Khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ.
- Một HS trình bày trên tranh lớp bổ sung
- Thảo luận làm rõ chức năng từng bộ phận và điền vào bảng 1.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng lớp nhận xét bổ sung
Tuần 13 Ngày soạn 09/11/2014 Tiết 26 Ngày dạy 13/11/2014 LỚP HÌNH NHỆN Bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN I. MỤC TIÊUBÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1.Kiến thức: -Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng - Nêu được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng . 2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích và kĩ năng họat động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích động vật và bảo vệ động vật. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh câm cấu tao ngoài của nhện và các mảnh giấy rời ghi tên các bộ phận, chức năng từng bộ phận - Tranh một số đại diện hình nhện - Mẫu ngâm: con nhện - Tranh câm cấu tao ngoài của nhện và các mảnh giấy rời ghi tên các bộ phận, chức năng từng bộ phận - Tranh một số đại diện hình nhện 2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1, 2 vào vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....;7A4....; 7A5:....;7A6:...; 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò thực tiễn của lớp giáp xác? 3. Hoạt động dạy - hoc: * Mở bài: Lớp hình nhện đã biết khoảng 36000 loài là các chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hịên của phổi và ống khí hoạt động chủ yếu về đêm. Giới thiệu đại diện của nhóm là con nhện. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đặc điểm cấu tạo: - Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu con nhện, đối chiếu hinh 25.1 SGK. + Xác định giới hạn phần đầu ngực và phần bụng? + Mỗi phần có những bộ phận nào? - Treo tranh cấu tạo ngoài gọi HS lên trình bày. - Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 25.1 và hoàn thành bài tập bảng 1 trang 82 - Treo bảng 1 đã kẻ sẵn gọi HS lên điền. - Chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn - Quansát hình 25.1 SGK trang 82 đọc chú thích xác định các bộ phận trênmẫu con nhện. Yêu cầu nêu đuợc: - Cơ thể gồm hai phần: + Đầu ngực: Đôi kìm, Đôi chân xúc giác bốn đôi chân bò. + Bụng: Khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ. - Một HS trình bày trên tranh lớp bổ sung - Thảo luận làm rõ chức năng từng bộ phận và điền vào bảng 1. - Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng lớp nhận xét bổ sung Bảng kiến thức chuẩn Các phần cơ thể Tên bộ phận quan sát Chức năng Đầu ngực - Đôi kìm có tuyến độc - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông - Bốn đôi chân bò - Bắt mồi và tự vệ - Cảm giác về khứu giác, xúc giác - Di chuyển, chăng lưới Bụng - Đôi khe hơ - Một lỗ sinh dục - Các núm tuyến tơ - Hô hấp - Sinh sản - Sinh ra tơ nhện Tập tính: Chăng lưới - Yêu cầu HS quan s1t hình 25.2 SGK đọc chú thích và sắp xếp quá trình chăng lưới theo đúng thứ tự. - Chốt lại đáp án đúng Bắt mồi: - Yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính săn mồi của nhện và hãy sắp xếp lại theo thứ tự đúng. - Cung cấp đáp án đúng - Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong ngày? - Cung cấp thông tin: Có hai loại lưới + Lưới hình phễu (Thảm): Chăng ở mặt đất + Lưới hình tấm: Chăng ở trên không - Các nhóm thảo luận đánh số vào ô trống theo thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện. - Đại diện nhóm nêu đáp án các nhóm khác bổ sung. - Một HS nhắc lại thao tác chăng lưới đúng - HS nghiên cứu kĩ thông tin đánh số thứ tự vào ô trống. - Thống kê số nhóm làm đúng * Tiểu kết 1: - Cấu tạo: Cơ thể nhện chia làm hai phần: Đầu - ngực và bụng - Tập tính: Chăng lưới bắt mồi sống, hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Hoạt động 2:Sự đa dạng của lớp hình nhện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát tranh và hình 25.3, 4,5 SGK. Nhận biết một số đại diện của lớp hình nhện. - Thông báo thêmmột số hình nhện như: Nhện đỏ hại bông, ve, mò, bộ mặt nhện lông, đuôi roi. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 - Chốt lại kiến thức chuẩn. Từ bảng hai yêu cầu HS nhận xét: + Sự đa dạng của lớp hình nhện + Nêu ý nghĩa thực tiễn của hình nhện - Nắm được một số đại diện: + Bọ cạp + Cái ghẻ + Ve bò - Các nhóm hoàn thành bảng - Đại diện nhóm đọc kết quả lớp bổ sung - Tút ra nhận xét sự đa dạng về: + Số lượng loài + Lối sống + Cấu tạo cơ thể * Tiểu kết 2: Lớp hình nhện đa dạng có tập tính phong phú. Đa số có lợi, một số gây hại cho người, động vật và thực vật. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK - Hãy chon câu trả lời đúng nhất: 1. Số đôi phần phụ của nhện là: a. 4 đôi b. 5 đôi c. 6 đôi d. 7 đôi 2. Để thích nghi với lối săn mồi, nhện có các tập tính: a. Chăng lưới b. Bắt mồi c. Bắt mồi d. Chăng lưới và bắt mồi 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Mổi nhóm chuẩn bị một con châu chấu *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 7 Tiet 26.doc