Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 24: Thực hành mổ và quan sát tôm sông (Tiết 2) - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊUBÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1.Kiến thức: Mô tả được cấu tạo trong của Tôm Sông

2.Kĩ năng: Hình thành kĩ năng mổ và quan sát nội quan Tôm sông và biết sử dụng các dụng cụ mổ.

3.Thái độ: Nghiêm túc, sạch sẽ, cẩn thận.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên :

- Dụng cụ: Chậu mổ, đồ mổ, đinh ghim, kính lúp, chậu rửa, nước sạch, khăn lau.

- Mẫu vật: Tôm sông, mẫu ngâm mổ sẵn hoặc mô hình

2. Chuẩn bị của học sinh: - Mẫu vật: Mỗi nhóm 2 con tôm sông

 - Kiến thức về tôm sông và nghiên cứu trước bài thực hành ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: 7A1 . .;7A2: . .; 7A3: . . .;7A4 . .; 7A5: .;7A6: . .;

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Hoạt động dạy - hoc:

* Mở bài: Trong lớp giác xác nói riêng và ngành chân khớp nói chung thường chọn con tôm làm đại diện (tôm sông). Vì nó dễ mổ, dễ quan sát và có cấu tạo rất tiêu biểu. Để củng cố và làm rõ hơn về các kiến thức đã học chúng ta sẽ tiến hành mổ và quan sát con tôm sông.

b.Phát triển bài :

Họat động 1: QUAN SÁT CẤU TẠO MANG TÔM

HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành .

- GV phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm .

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách mổ mang tôm như hình 23.1 SGK

- GV hướng dẫn HS dùng kính lúp quan sát một chân ngực kèm lá mang nhận biết các bộ phận chú thích vào hình 23.1 thay cho các con số 1,2,3,4.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiểu ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp và điền vào bảng. - HS lắng nghe tiếp thu yêu cầu

- HS theo nhóm được phân công

 

- Đọc SGK quan sát hình tìm hiểu cách mổ

 

- Mổ và dùng kính lúp quan sát

- Chú thích các bộ phận thay cho các con số

- Thảo luận nhóm tìm hiểu đặc điểm ý nghĩa lá mang, điền bảng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 24: Thực hành mổ và quan sát tôm sông (Tiết 2) - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn 01/11/2014
Tiết 24 Ngày dạy 06/11/2014
Bài 23: THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG (T2)
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1.Kiến thức: Mô tả được cấu tạo trong của Tôm Sông 
2.Kĩ năng: Hình thành kĩ năng mổ và quan sát nội quan Tôm sông và biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3.Thái độ: Nghiêm túc, sạch sẽ, cẩn thận.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Dụng cụ: Chậu mổ, đồ mổ, đinh ghim, kính lúp, chậu rửa, nước sạch, khăn lau.
- Mẫu vật: Tôm sông, mẫu ngâm mổ sẵn hoặc mô hình
2. Chuẩn bị của học sinh: - Mẫu vật: Mỗi nhóm 2 con tôm sông 
	 - Kiến thức về tôm sông và nghiên cứu trước bài thực hành ở nhà 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....;7A4....; 7A5:....;7A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Hoạt động dạy - hoc:
* Mở bài: Trong lớp giác xác nói riêng và ngành chân khớp nói chung thường chọn con tôm làm đại diện (tôm sông). Vì nó dễ mổ, dễ quan sát và có cấu tạo rất tiêu biểu. Để củng cố và làm rõ hơn về các kiến thức đã học chúng ta sẽ tiến hành mổ và quan sát con tôm sông.
b.Phát triển bài :
Họat động 1: QUAN SÁT CẤU TẠO MANG TÔM
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành .
- GV phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm .
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách mổ mang tôm như hình 23.1 SGK
- GV hướng dẫn HS dùng kính lúp quan sát một chân ngực kèm lá mang nhận biết các bộ phận chú thích vào hình 23.1 thay cho các con số 1,2,3,4.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiểu ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp và điền vào bảng. 
- HS lắng nghe tiếp thu yêu cầu 
- HS theo nhóm được phân công
- Đọc SGK quan sát hình tìm hiểu cách mổ 
- Mổ và dùng kính lúp quan sát 
- Chú thích các bộ phận thay cho các con số 
- Thảo luận nhóm tìm hiểu đặc điểm ý nghĩa lá mang, điền bảng.
Tiểu kết: Bảng 1: Ý nghĩa đặc điểm của lá mang:
Đặc điểm lá mang
Ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực 
- Thành túi mang mỏng 
- Có lông phủ 
- Tạo dòng nước đem theo oxy
- Trao đổi khí dể dàng 
- Tạo dòng nước 
Họat động 2: CẤU TẠO TRONG CỦA TÔM
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tìm hiểu cách mổ tôm 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2b và xác định trên mẫu vật thật 
- GV treo tranh vẽ hình 23.3 lên bảng để HS vừa xác định vừa đối chiếu 
- GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu SGK tìm hiểu cách gỡ bỏ nội tạng xác định chuỗi hạch thần kinh.
- GV theo dõi các nhóm nhận xét hướng dẫn khi cần thiết 
- GV treo tranh 23.3 lên bảng HS theo dõi đối chiếu với mẫu vật 
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu vật chú thích hình 23.3 thay cho số 
- HS nghiên cứu SGK tìm hiểu cách mổ tôm 
- Từng thành viên trong nhóm phân công nhau cách thực hiện và tổ chức thực hiện trên mẫu vật .
- HS đối chiếu tranh vẽ với mẫu vật xác định vị trí các cơ quan. 
- HS nghiên cứu SGK tìm hiểu cách gỡ nội tạng cắt bỏ cơ xác định chính xác hệ thần kinh 
- Cá nhân trong nhóm phân công thực hiện các công việc hợp lí 
- Quan sát tranh đối chiếu mẫu vật 
- Chú thích tranh: 1 hạch não, 2 vòng thần kinh hầu, 3 dạ dày, 4 tuyến gan, 5 chuỗi thần kinh ngực, 6 ruột, 7 chuỗi thần kinh bụng 
Hoạt động 3: THU HOẠCH:
	- GV thu các bảng chú thích tranh của HS làm bảng thu hoạch 
 - YC HS đọc bài thu hoạch. 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm 
- Căn cứ vào kĩ thuật mổ và kết quả bài thu họach để cho điểm các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thu dọn vệ sinh.
2. Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện giáp xác.
- Kẻ phiếu học tập và bảng trang 81 SGK vào vở bài tập. Đọc bài 24 
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 7 Tiet 24.doc