Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 19: Trai sông - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của trai sông thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát. Giải thích được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.

- Diễn đạt được đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai sông và nêu được khái niệm áo, khoang áo.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tập bộ môn và bảo vệ động vật có giá trị trong môi trường nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: + Tranh cấu tạo ngoài của trai.

 + Tranh cấu tạo trong của trai.

 + Tranh trai di chuyển và dinh dưỡng.

- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 64.

 + Mẫu trai còn sống và vỏ trai.

III. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, hoạt động nhóm.

IV. Tổ chức daỵ học:

1. ổn định tổ chức lớp: 1

2. Kiểm tra:(1).

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về mẫu trai.

* Khởi động: Nước ta ngành thân mềm rất đa dạng phong phú, có cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm, không phân đốt. Đại diện là trai sông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 19: Trai sông - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 10/ 2009. 
Ngày dạy: 28/ 10/ 2009.
 Tiết thứ: 19 
Chương IV : Ngành thân mềm
Bài 18 : Trai sông
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của trai sông thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát. Giải thích được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.
- Diễn đạt được đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai sông và nêu được khái niệm áo, khoang áo. 
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.
3. Thái độ :
 Giáo dục ý thức học tập bộ môn và bảo vệ động vật có giá trị trong môi trường nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: + Tranh cấu tạo ngoài của trai.
 + Tranh cấu tạo trong của trai. 
 + Tranh trai di chuyển và dinh dưỡng. 
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 64.
 + Mẫu trai còn sống và vỏ trai.
III. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức daỵ học: 
1. ổn định tổ chức lớp: 1’
2. Kiểm tra:(1’).
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về mẫu trai.
* Khởi động: Nước ta ngành thân mềm rất đa dạng phong phú, có cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm, không phân đốt. Đại diện là trai sông.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
Hoạt động 1.(20’).Hình dạng, cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai.
- Mục tiêu: + Trình bày được đặc điểm của vỏ trai và cơ thể.
 + Giải thích và nêu được khái niệm: vạt áo, khoang áo.
- Tiến hành: HĐNB
-Yêu cầu học sinh đọc  phần I, quan sát hình 18.1; 18.2 và mẫu vỏ trai và trả lời.
?Vỏ trai gồm mấy mảnh?
?Vỏ trai khép mở được là nhờ bộ phận nào?
?So sánh vỏ mặt trong và mặt ngoài?
?Vỏ trai được hình thành từ đâu?
-Yêu cầu đọc ‚ mục 2,quan sát H18.3 và mẫu trai sống.
?Cơ thể chia mấy phần?
-Hoạt động nhóm bàn, quan sát hình 18.3, đọc ‚ ghi nhớ kiến thức nêu được
-Cơ thể trai gồm
+Thân
+Chân
+Đầu tiêu giảm
-Yêu cầu học sinh chỉ tranh: thân và chân của trai
-Chỉ mẫu vật, quan sát tranh: cấu tạo trong của trai.
-Giáo viên giải thích: áo trai, khoang áo là khoảng trống có mang.
?Chân con trai có hình dạng như thế nào?
?Khi di chuyển trai để lại dấu vết gì?
?Tại sao trai sông có tên thân mềm
Hoạt động 2. (18’).Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của trai.
- Mục tiêu: + Nêu được cách di chuyển và dinh dưỡng của trai.
 + Nêu đựơc hình thức sinh sản của trai.
- Tiến hành: HĐN 5’
 -Yêu cầu học sinh đọc  phần II, quan sát hình 18.4 thực hiện ẹ1,2 vào vở BT:
ẹ1:Trai di chuyển bằng cách nào?
-Giải thích cách di chuyển theo chiều mũi tên?
ẹ2:Thức ăn của trai là gì?
?Nước qua ống hút vào khoang áo đem gì đến cho miệng và mang?
?Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
-Đại diện nhóm 1 lên hoàn báo cáo ẹ1, nhóm khác nhận xét
-Nước vào khoang áo thì:
+Thức ăn vào lỗ miệng.
+ôxi được trao đổi qua mang.
-Trai dinh dưỡng theo kiểu thụ động.
I. Hình dạng, cấu tạo: 
1.Vỏ trai:
- Vỏ gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi.
- Hai cơ khép vỏ bám mặt trong điều chỉnh tác động đóng mở vỏ.
- Cấu tạo của vỏ trai gồm:
+lớp sừng: bọc ngoài.
+Lớp đá vôi: ở giữa.
+Lớp trong: lớp xà cừ óng ánh.
-Vỏ trai do bờ vạt áo tạo thành.
2.Cơ thể trai:
-Cơ thể có hai mảnh vỏ, bằng đá vôi che trở.
-Cấu tạo:
+Ngoài: áo trai, mặt trong gọi là khoang áo có ống hút và ống thoát 
+Giữa: 2 tấm mang.
+Trong: Là thân trai gồm vạt áo, khoang áo.
-Chân trai:Thuộc dạng chân rìu.
II. Di chuyển:
-Chân trai thò ra thụt vào kết hợp đóng mở vỏ giúp trai di chuyển.
III. Dinh dưỡng:
-Thức ăn: Là động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
-Ôxi: được trao đổi qua mang.
-Dinh dưỡng: Thụ động, thức ăn theo dòng nước qua ống hút vào khoang áo đến lỗ miệng (hoạt động tấm mang) thức ăn vào dạ dầy-> ruột-> hậu môn ->ống thoát
-QS mẫu: trai còn sống.
?Em hãy phân biệt con trai đực và con cái?Đọc  và thảo luận theo ẹ.
+ Phân biệt con đực mình nó hơi dài, con cái mình tròn hơn.
+ ấu trùng.
-Được bảo vệ và cung cấp đủ ôxi.
-Kết luận SGK trang 64.
?Trứng phát triển qua những giai đoạn nào?
?Trứng phát triển trong mang của trai cái có ý nghĩa gì?
?Giai đoạn ấu trùng bám vào mang hoặc da cá có ý nghĩa gì?
* Tổng kết bài:
- 1- 2 HS đọc ghi nhớ SGK tr 64
IV. Sinh sản:
-Cơ thể trai phân tính.
-Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
-Quá trình phát triển:
Trứng + tinh trùng (mang trai cái) ->ấu trùng sống trong mang trai mẹ-> bám vào da và mang cá-> rơi xuống đáy bùn phát triển thành trai trưởng thành.
4. Củng cố - đánh giá:(5’).
Câu 1: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước
 Trai dinh dưỡng thụ động, hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước vì cơ thể trai giống như một máy lọc nước sống.
Câu 2: Bài tập trắc nghiệm: chọn những câu trả lời đúng:
Trai xếp vào ngành thân mềm vì thân mềm không phân đốt.
Cơ thể trai gồm 3 phần: đầu, thân và chân.
Trai di chuyển nhờ chân rìu.
Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc nước hút vào.
Cơ thể trai có đối xứng hai bên.
5. Dặn dò: (1’).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 64 .
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 19: Một số thân mềm khác.
 Sưu tầm một số tranh ảnh của một số đại diện thân mềm.

File đính kèm:

  • doctiet19.doc