Giáo án Sinh học Lớp 7 -Tiết 22: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

 

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được sự đa dạng của thân mềm.

 - Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát tranh.

 - Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm.

 3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thân mềm.

 

II. CHUẨN BỊ:

 

 1. GV: - Tranh phóng to hình 21.1 SGK.

 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2 SGK.

 2. HS: Kẻ 2 bảng vào vở.

 

III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:

 

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp đàm thoại phát hiện.

 - Phương pháp hoạt động nhóm.

 

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

(1’) 1. Ổn định:

(5’) 2. Kiểm tra bài cũ: + GV: ? Nêu cấu tạo của trai sông, ốc sên, mực.

 + HS: Trả lời.

(39’) 3. Bài mới:

(2’) a. Đặt vấn đề: Ngành thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của thân mềm.

(37’) b. Các hoạt động:

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 -Tiết 22: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/10/2011
 Ngày dạy: 31/10/2011
Tiết 22: Bài 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được sự đa dạng của thân mềm.
 - Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát tranh.
 - Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm.
 3. Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thân mềm.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: - Tranh phóng to hình 21.1 SGK.
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2 SGK.
 2. HS: Kẻ 2 bảng vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp đàm thoại phát hiện.
 - Phương pháp hoạt động nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
(1’) 1. Ổn định: 
(5’) 2. Kiểm tra bài cũ: + GV: ? Nêu cấu tạo của trai sông, ốc sên, mực.
 + HS: Trả lời.
(39’) 3. Bài mới:
(2’) a. Đặt vấn đề: Ngành thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của thân mềm.
(37’) b. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
15’
* HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm chung:
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
+ Ngành thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau ( về kích thước, về môi trường, về tập tính) như thế nào?
- Tuy chúng có những sai khác như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung.
- Treo tranh hình 21 SGK.
+ Thảo luận nhóm rồi đánh dấu x và điền số tương ứng với cụm từ gợi ý vào bảng 1
- Đọc thông tin.
+ Trả lời thông tin trong SGK/71.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm điền thông tin.
I. Đặc điểm chung:
Bảng 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm.
 Các đặc 
 điểm 
Đại diện
Nơi sống
Lối sống 
Kiểu vỏ đá vôi
Đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Hệ tiêu hoá phân hoá
Thân mềm
Không phân đốt
Phân đốt
1. Trai sông
3
1
2
x
x
x
x
2. Sò 
2,4
1
2
x
x
x
x
3. Ốc sên
1
2
1
x
x
x
x
4. Ốc vặn
3,4
2
1
x
x
x
x
5. Mực
2
3
3
x
x
x
x
Cụm từ và kí hiệu gợi ý
1Ở cạn
2. Biển
3.Nước ngọt
4.Nước lợ
1. Vùi lấp
2. Bò chậm chạp
3.Bơi nhanh
1. 1 vỏ xoắn ốc
2. 2 mảnh vỏ
3. Vỏ tiêu giảm
x
x
x
x
x
- Gọi đại diện từng nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.
+ Từ bảng 1 hãy rút ra nhận xét về đặc điểm chung của ngành thân mềm?
- Theo dõi để bổ sung.
+ Đặc điểm chung:
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
- Cơ quan di chuyển đơn giản.
Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
- Cơ quan di chuyển đơn giản.
* Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
15’
* HĐ2: Tìm hiểu vai trò của thên mềm:
- Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2. Tổ nào tìm được nhiều đại diện sẽ là tổ thắng cuộc.
- Thảo luận để tìm được nhiều đại diện.
II. Vai trò:
Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
TT
Ý nghĩa thực tiễn
Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
1
Làm thực phẩm cho người
Mực, don, hến, trai, ốc gạo....
2
Làm thức ăn cho động vật
Ốc rạ, ốc gạo, hến, trứng, ấu trùng của chúng....
3
Làm đồ trang sức
Ngọc trai...
4
Làm vật trang trí
Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò...
5
Làm sạch môi trường nước
Trai, sò, hầu, nhịm...
6
Có hại cho cây trồng
Ốc sên, ốc bươu vàng.....
7
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun. sán
Ốc hút, ốc tai, ốc gạo....
8
Có giá trị xuất khẩu
Mực, bào ngư, sò huyết....
9
Có giá trị về mặt địa chất
Trai, ốc, nghiêu...
- Sau 3’ yêu cầu các nhóm lên bảng dán kết quả. Nhóm nào dán nhanh, nhiều sẽ là nhóm thắng cuộc.
+ Rút ra kết luận ngành thân mềm có vai trò gì?
+ Vậy chúng ta phải làm gì bể bảo vệ chúng?
- Cho HS tự nói lên ý kiến của mình.
- Lên bảng dán đáp án.
+ Vai trò của thân mềm:
- Lợi ích:
+ Làm thực phẩm cho con người:(Mực, don, hến, trai, ốc gạo....)
+ Làm thức ăn cho động vật ( Ốc rạ, ốc gạo, hến, trứng, ấu trùng của chúng....)
+ Nguyên liệu xuất khẩu (Mực, bào ngư, sò huyết....)
+ Làm sạch môi trường nước (Trai, sò, hầu, nhịm...)
+Làm đồ trang trí, trang sức (Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò, ngọc trai).
- Tác hại:
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun, sán ( Ốc hút, ốc tai, ốc gạo....)
+ Ăn hại cây trồng (Ốc sên, ốc bươu vàng.....)
- Tự nói lên ý kiến của mình.
- Lợi ích:
 + Làm thực phẩm cho con người:(Mực, don, hến, trai, ốc gạo....)
 + Làm thức ăn cho động vật ( Ốc rạ, ốc gạo, hến, trứng, ấu trùng của chúng....)
 + Nguyên liệu xuất khẩu (Mực, bào ngư, sò huyết....)
 + Làm sạch môi trường nước (Trai, sò, hầu, nhịm...)
 + Làm đồ trang trí, trang sức (Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò, ngọc trai).
- Tác hại:
 + Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun, sán ( Ốc hút, ốc tai, ốc gạo....)
 + Ăn hại cây trồng (Ốc sên, ốc bươu vàng.....)
5’
2'
V. CỦNG CỐ:
 - Gọi 1 HS tóm tắt được đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
 - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
+ Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Mực và ốc sên thuộc ngành Thân mềm vì:
 a/ Thân mềm, không phân đốt b.Có khoang áo phát triển
 c/ Cả a và b
 Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ mực thích nghi với lối di chuyển tốc độ nhanh
 a/ Có vỏ cơ thể tiêu giảm
 b/ Có cơ quan di chuyển đơn giản c/ Cả a và b
 Câu 3: Những thân mềm nào dưới đây có hại
 a/ Ốc sên, trai, sò b/ Mực, hà biển, hến c/ Ốc sên, ốc bươu vàng
+ Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?
VI. DẶN DÒ – NHẬN XÉT:
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Xem trước bài 22, mỗi nhóm đem mẫu vật 1 con tôm sông.
 - Nhận xét tiết học.
- Tự kiểm tra tiết học hốm nay cần nắm những gì.
- Lắng nghe.
Đáp án: 1 – c; 2 – a; 3 – c
+ Khai thác để bán làm đồ trang trí ở các nơi du lịch vùng biển. Vỏ ốc được khai thác nhiều hơn cả vì chúng vừa đa dạng, vừa đẹp, vừa kì dị( ốc tù và, ốc bàn tay, ốc gai, ốc môi, ốc ngựa, ốc bẹn...)
* RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an bai 22.doc