Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2008-2009

A.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Sau khi học bài này HS hiểu được

 -Thế giới động vật đa dạng, phong phú (về loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống)

 -Xác định nước ta đã được thiên nhiên ưa đãi nên có một thế giới đa dạng và phong phú như thế nào.

 2.Kỹ năng:

 -Nhận biết được một số loài động vật qua hình vẽ và liên hệ thực tế.

 -Rèn kỹ năng tư duy,hệ thống khái quát kiến thức, kỹ năng thảo luận nhóm

 3.Thái độ:

 -Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, tìm hiểu về thiên nhiên yêu thích môn học

B.Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy: -Tranh vẽ phóng to H1.1, 1.2, 1.3, 1.4/SGK

 -Tiêu bản, mẫu vật, băng đĩa (nếu có)

 2. Chuẩn bị của trò: -Tranh ảnh về các loài động vật.

 -Phiếu học tập.

 C.Tiến trình lên lớp:

 I.Ổn định tổ chức: (1phút ) Sỉ số? Vắng? Lý do? 7A: 7B: 7C:

 II.Kiểm tra bài cũ: Không

 III. Bài mới:

 1.Đặt vấn đề:(2phút) Động vật sống ở khắp nơi trên hành tinh. Chúng phân bố khắp nơi cùng thực vật, động vật góp phần làm nên sự bền vững và vẻ đẹp của thiên nhiên . Nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiều rừng và biển được thiên nhiên ưu đãi cho một thế giới động vật cũng rất đa dạng và phong phú. Sự đa dạng được thể hiện như thế nào?.

 2.Phát triển bài:

 a.Hoạt động 1: (19 phút)I.Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể:

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 1 đến 7 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3: ( 7 phút) II. Vai trò của động vật:
--GV giới thiệu sơ lược các ngành động vật nghiên cứu ở lớp 7(ĐVCXS và ĐVKCXS)
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của động vật với con người và hoàn thành bảng/11SGK
?Động vật có vai trò như thế nào đối với con người?
-HS trả lời -GV nhận xét và kết luận
(Bên cạnh mặt lợi vẫn có những mặt hại: truyền bệnh cho con người)
-Cung cấp thực phẩm, lông, da cho con người.
-Dùng làm thí nghiệm cho học tập, nghiên cứu khoa học,thử nghiệm.
-Hỗ trợ con người trong lao động, giải trí....
IV.Củng cố:( 6 phút)
 -HS đọc ghi nhớ SGK
 ?Dựa vào đâu để phân biệt động vật và thực vật? Từ đó rút ra đặc điểm chung của động vật?
 V.Dặn dò: (3 phút) - Trả lời câu SGK 
	 -Học và ghi nhớ kết luận và mục “Em có biết”
	 -Chuẩn bị nước cống rãnh (váng) và phiếu học tập .
VI.Bổ sung:
Ngày soạn: 28/08/2008 Ngày giảng: 06/09/2008
Tiết 03	Chương 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài 1: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
A.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: - Nhận biết được nơi sống của động vật nguyên sinh cụ thể là trùng roi, trùng đé giày cùng cách thu thập và gây nuôi chúng. Quan sát nhận biết trùng roi, trùng đế giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.
 2.Kỹ năng: 
 - Củng cố kĩ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
 3.Thái độ: 
 -Giáo dục yêu động vật, say mê môn học.
B.Chuẩn bị của thầy và trò:	
 1.Chuẩn bị của thầy: - Tranh vẽ về trùng roi, trùng đế giày.
 - Mô hình (nếu có), kính hiển vi, lam, la men, nước váng cống rãnh, ao hồ.
 2. Chuẩn bị của trò: - Nước váng cống rãnh, ao hồ.
	 - Phiếu học tập.
 C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định tổ chức: (1phút ) Sỉ số? Vắng? Lý do? 7A: 7B: 7C: 
 II.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	- Để phân biệt động vật và thực vật ta có thể dựa vào đâu?
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:(2phút) 
Hầu hết ĐVNS không nhìn thấy được bằng mắt thường. Qua kính hiển vi sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao hồ... những động vật nguyên sinh. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu 1 vài loài ĐVNS tiêu bản qua kính hiển vi ...
 2.Phát triển bài:
 a.Hoạt động 1: (15 phút) I.Quan sát trùng giày:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Làm sẵn tiêu bản sống lấy từ giọt nước cống rãnh hoặc bình nuôi cấy từ ngày thứ tư trở đi.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và quan sát. Lưu ý quan sát về hình dạng và cách di chuyển.
-HS quan sát, viết thu hoạch và hoàn thành vào phiếu học tập.
-HS trả lời- bổ sung- GV kết luận
- Hình dạng không đối xứng, hình chiếc giày.
- Di chuyển vừa tiến vừa xoay.
 b.Hoạt động 2: ( 13 phút) II. Quan sát trùng roi:
-GV làm sẵn 1 tiêu bản về trùng roi ở giọt nước váng xanh ngoài thiên nhiên.
- Học sinh quan sát trên kính hiển vi, chú ý hình dạng, di chuyển.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK/16.
- Trả lời theo phiếu học tập.
- GV kết luận.
- Di chuyển vừa tiến vừa xoay.
- Màu xanh lá cây là nhờ màu xanh của các hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể.
 IV.Củng cố:( 10 phút)
 - Yêu cầu HS vẽ hình đã quan sát được về trùng roi và trùng giày có chú thích.
 V.Dặn dò: (2 phút)
 - Vẽ lại nhiều lần trùng roi và trùng giày, lưu ý cách di chuyển và hình dạng của chúng.
	- Trùng roi có cấu tạo như thế nào? Sinh sản ra sao? ... Đọc trước bài “Trùng Roi”.
 VI.Bổ sung:
Ngày soạn: 07/09/2008 Ngày giảng: 09/09/2008
Tiết 04 	Bài 2: TRÙNG ROI
A.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Mô tả được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi, từ đó nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của nó. Tìm hiểu cấu tạo tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc của động vật đơn bào.
 2.Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, vẽ cấu tạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
B.Chuẩn bị của thầy và trò:	
 1.Chuẩn bị của thầy: -Tranh vẽ phóng to H4.1, 4.2, 4.3/SGK
 - Kiến thức về trùng roi.
 2. Chuẩn bị của trò: - Phiếu học tập.
 C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định tổ chức: (1phút ) Sỉ số? Vắng? Lý do? 7A: 7B: 7C: 
 II.Kiểm tra bài cũ: (3 phút ) 
 ?So sánh đặc điểm của ĐV và TV? Đặc điểm chung của động vật?
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:(2phút) 
Chúng ta đã biết hình dạng và cách di chuyển của trùng roi. Đây là loài ĐVNS dễ gặp nhất ở ngoài thiên nhiên nước ta. Chúng có cấu tạo như thế nào? Dinh dưỡng và sinh sản ra sao? ...
 2.Phát triển bài:
 a.Hoạt động 1: (22 phút) I.Trùng roi xanh:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Quan sát tranh vẽ hình 4.1SGK/17.
?Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của trùng roi xanh?
?Cơ thể có cấu tạo như nào?
- Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng.
?Trùng roi di chuyển được là nhờ đâu?
(Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển)
- Yêu cầu học sinh đọc thônng tin ð SGK/17.
?Tại sao cơ thể của trùng roi là động vật nhưng lại có những hạt diệp lục?
- Khi không có ánh sáng chúng sống được là nhờ đồng hoá những chất hửu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết bị phân huỷ ra.
- HS đọc thông tin SGK.
- Quan sát tranh vẽ 4.2.
- HS trình bày 6 bước sinh sản của T. roi xanh.
- GV kết luận.
? Điểm mắt có tác dụng gì?
- HS đọc thông tin SGK.
? Dựa vào cấu tạo của trùng roi xanh hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm?
1. Cấu tạo và di chuyển:
- Kích thước hiển vi, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có 1 roi dài.
- Cơ thể gồm nhân, chất nguyên sinh chứa hạt diệp lục, các hạt dự trữ, điểm mắt dưới có không bào co bóp.
- Di chuyển nhờ roi.
2. Dinh dưỡng:
- Tự dưỡng khi có ánh sáng nhờ diệp lục và dị dưỡng khi ở trong tối.
- Hô hấp là nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
3. Sinh sản:
- Sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
4. Tính hướng sáng:
- Có tập tính hướng sáng nhằm thích nghi với cách dinh dưỡng như thực vật.
 b.Hoạt động 2: ( 9 phút) II. Tập đoàn trùng roi:
? Có khi nào các em thấy ở một số ao, hồ có những hạt hình cầu màu xanh nhỏ bơi lơ lửng, xoay tròn chưa? (Đó chính là tập đoàn trùng roi).
- Tranh vẽ 4.3 GV giới thiệu.
- Yêu cầu HS làm bài tậpÑ SGK/19.
-GV kết luận.
- Gồm nhiều tế bào có roi liên kết với nhau tạo thành, chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
 IV.Củng cố:( 5 phút)
 	- HS đọc ghi nhớ SGK/19.
 	- HS làm Ñ SGK/18. Có thể gặp trùng roi ở đâu?
 V.Dặn dò: (3 phút) 
	- Đọc và ghi nhớ mục “Em có biết”.
	- Trả lời câu hỏi 3/SGK 19
	- Chuẩn bị phiếu học tập ở mục 2 ð SGK/20.
 VI.Bổ sung:
Ngày soạn: 09/09/2008 Ngày giảng: 11/09/2008
Tiết 05 	Bài 3: TRÙNG BIẾN HÌNH – TRÙNG GIÀY
A.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Học sinh phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày về di chuyển, lối sống, dinh dưỡng và sinh sản.
 2.Kỹ năng: Kỹ năng quan sát so sánh đặc điểm cấu tạo.
 3.Thái độ: Giáo dục HS khám phá thiên nhiên, yêu thích môn học.
B.Chuẩn bị của thầy và trò:	
 1.Chuẩn bị của thầy: -Tranh vẽ phóng to H5.1, 5.2, 5.3/SGK
 2. Chuẩn bị của trò: - Phiếu học tập.
 C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định tổ chức: (1phút ) Sỉ số? Vắng? Lý do? 7A: 7B: 7C: 
 II.Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) 
 ?Trùng roi xanh có cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản như thế nào?
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:(2phút) 
Trùng biến hình là đại diện có cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong ĐVNS nói riêng và giới động vật nói chung. Trong khi đó trùng giày được coi là một trong những ĐVNS có cấu tạo và lối sống phức tạp nhất nhưng lại dễ quan sát nhất. Vậy chúng có đặc điểm như thế nào? ...
 2.Phát triển bài:
 a.Hoạt động 1: (15 phút) I.Trùng biến hình:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Yêu cầu HS đọc thông tin ð mục 1 SGK.
- Treo tranh vẽ hình 5.1SGK yêu cầu HS quan sát.
?Trùng biến hình có cấu tạo như thế nào?
?Với cấu tạo như thế thì trùng biến hình di chuyển như thế nào?
- Treo tranh vẽ hình 5.2 SGK.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và thảo luận nhóm để sắp xếp một cách hợp lí.
 (2 – 1 – 3 – 4)
- Giới thiệu sự trao đổi khí ở trùng biến hình.
- HS đọc thông tin SGK.
? Trùng biến hình sinh sản như thế nào?
1. Cấu tạo và di chuyển:
- Là động vật đơn bào có cấu tạo đơn giản nhất chỉ gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.
- Di chuyển nhờ khối chất nguyên sinh dồn về một phía (chân giả)
2. Dinh dưỡng:
- Dị dưỡng: Khi một chân giả tiếp cận mồi ® lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi, 2 chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất NS. 
- Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
3. Sinh sản:
- SS vô tính theo cách phân đôi.
 b.Hoạt động 2: ( 15 phút) II. Trùng roi:
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK + quan sát hình 5.3 SGK.
?Cấu tạo của trùng giày?
?So sánh cấu tạo trùng giày và trùng biến hình?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
?Trùng giày bắt mồi và tiêu hoá mồi như thế nào?
?So với trùng biến hình có những gì khác nhau trong cách dinh dưỡng?
- HS đọc thông tin SGK.
?Cho biết các hình thức sinh sản của trùng giày?
- GV giảng giải thêm các hình thức sinh sản của trùng giày.
-GV kết luận.
1. Cấu tạo:
- Ở giữa cơ thể có bộ nhân (nhân lớn và nhân bé).
- Có 2 không bào co bóp.
- Chổ lõm của cơ thể là rãnh miệng ® lỗ miệng ® hầu.
2. Dinh dưỡng:
- Thức ăn ® lông bơi dồn về miệng ® miệng ® hầu ® không bào tiêu hoá ® di chuyển trong cơ thể theo quỷ đạo nhất định, thức ăn tiêu hoá hết nhờ enzim tiêu hoá.
3. Sinh sản:
- Vô tính: hình thức phân đôi.
- Hữu tính bằng cách tiếp hợp.
 IV.Củng cố:( 5 phút)
 	- HS đọc ghi nhớ SGK/22.
 	- Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình như thế nào?
 V.Dặn dò: (2 phút) 
	- Đọc và ghi nhớ mục “Em có biết”.
	- Chuẩn bị phiếu học tập ghi sẵn 2 bài tập ở bài trùng kiết lị - trùng sốt rét, tìm hiểu bệnh kiết lị và bệnh sốt rét.
 VI.Bổ sung:
Ngày soạn: 12/09/2008 Ngày giảng: 16/09/2008
Tiết 06 	Bài 3: TRÙNG KIẾT LỊ – TRÙNG SỐT RÉT
A.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được trong số các loài ĐVNS có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong số đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét. Nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
 2.Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát nhận biết 2 loại trùng kiết lị và trùng sốt rét.
 3.Thái độ: - Th

File đính kèm:

  • docgiao an chuong I sinh hoc 7.doc