Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 27: Phần lớn nước vào cây đi đâu
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- HS lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
- Giải thích ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng, khô hanh, hay có gió thổi nhiều
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
- Thực hành – thí nghiệm
- Trực quan
- Giải quyết vấn đề
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 24.3
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Hô hấp là gì?Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp ?
Chúng ta đã biết cây cần có nước đễ quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động sống khác nên hằng ngày rễ phải hút rất nhiều nước, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước vào cây đi đâu?
2. Kết nối:
TIẾT 27: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh có khả năng: - HS lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước. - Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá. - Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá. - Giải thích ý nghĩa của một số biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát và giải thích các hiện tượng của thí nghiệm - Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao phải tưới nước cho cây nhiều hơn khi trời nắng nóng, khô hanh, hay có gió thổi nhiều III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Dạy học nhóm - Trình bày 1 phút - Thực hành – thí nghiệm - Trực quan - Giải quyết vấn đề IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 24.3 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khám phá: Hô hấp là gì?Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp ? Chúng ta đã biết cây cần có nước đễ quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động sống khác nên hằng ngày rễ phải hút rất nhiều nước, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước vào cây đi đâu? 2. Kết nối: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? - Một số học sinh đã dự đoán điều gì? - Để chứng minh dự đoán đó họ đã làm thí nghiệm . - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm của hai nhóm bạn , thảo luận : + Trình bày lại thí nghiệm của hai nhóm bạn. - Thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + Vì sao trong các thí nghiệm các bạn đều sử dụng 2 cây tươi: 1 cây có lá, 1 cây không có lá? + Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được điều dự đoán ban đầu? Vì sao em chọn thí nghiệm này? + Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận gì? - Treo bảng kết quả thí nghiệm. Giới thiệu: Lớp dầu để nước không bay hơi qua mặt thoáng - Xem hình cho biết nước thoát hơi qua cơ quan nào của lá? - Sơ đồ đường đi của nước từ lông hút ®vỏ rễ® mạch dẫn của rễ ®mạch dẫn của thân ® lá ®thóat ra ngoài (qua lỗ khí) Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước - Yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của cây? - GV nhận xét, tổng kết lại các ý kiến của HS Hoạt động 3: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá? - Yêu cầu HS đọc thông tin trả lời câu hỏi SGK/82: + Vì sao người ta làm như vậy? + Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài nào? - Dự đoán: Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài và họ nghĩ rằng nước đã thoát hơi qua lá - Nhóm thảo luận: + Đại diện trình bày thí nghiệm của hai nhóm bạn + Để chứng minh vai trò của lá trong thí nghiệm + Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải đã chứng minh được : nước do rễ hút vào và thoát hơi qua lá + Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài - Nước thoát hơi qua lỗ khí - HS đọc thông tin để trả lời câu hỏi của giáo viên - Hs đọc thông tin trả lời câu hỏi: +Cây bị mất nhiều nước à lá không quang hợp được à các hoạt động khác sẽ bị ngừng à cây khô héo và chết . Người ta làm như vậy để cung cấp đủ nước cho cây + Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm , không khí 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu? a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú: SGK/80 b. Thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải: SGK/80 c. Kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá: - Giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá - Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng bởi ánh nắng mặt trời 3. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí 3. Thực hành, luyện tập: - Từ thí nghiệm của nhóm 1, hãy cho biết nhóm 2 có thể thay cân bằng dụng cụ gì mà vẫn chứng minh được phần lớn nước do rễ hút vào cây thoát hơi qua lá? 4. Vận dụng: - Khi bứng cây đi trồng nơi khác, người ta phải chọn những ngày râm mát và tỉa bới bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn, vì sao? Dặn dò: - Học bài , trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/ 82. - Chuẩn bị:Cây mây, đậu hà lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng. Kẻ bảng sgk trang 85 vào vở bài tập. Giâm sẵn cây mía, cây sắn chuẩn bị cho bài 27
File đính kèm:
- tiet 27 kns.doc