Giáo án dạy Sinh học 6 cả năm năm học 2011-2012

- Gv cho một số học sinh lấy các ví dụ về đồ vật xung quanh ta. Gv ghi nhanh lên bảng (Khi ghi lên bảng các ví dụ Gv nên ghi thành 2 cột ;một cột vật sống và một cột vật không sống)

- Gv từ các ví dụ mà học sinh đưa ra chọn lấy 2 ví dụ (Một vật sống và một vật không sống) rồi yêu cầu học sinh dựa và hai ví dụ đó trả lời câu hỏi:

 Vật sống khác vật không sống ở những điểm nào ?

 - Lấy các ví dụ gần gũi xung quanh ta.

- Độc lập làm việc trả lời câu hỏi.Học sinh bổ sung câu trả lời cho nhau rồi từ đó rút ra kết luận.

Kết Luận:

Vật sống là vật có quá trình lớn lên ,sinh sản và trao đổi chất với môi trường còn vật không sống thì không có.

Hoạt động 2 :Đặc điểm của cơ thể

 

 

doc144 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Sinh học 6 cả năm năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng độc lập.
1 -2 học sinh trả lời các câu hỏi - học sinh khác nhận xét bổ sung.
học sinh tự rút ra kết luận.
Kl: Giâm cành là một đoạn cành hay thân cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ và thành cây mới. Vd: sắn - dâu tằm.
Cây con mang đầy đủ tính chất của cây mẹ.
- Là những cây mà thời gian ra rễ ngắn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi thực hiện them lệnh ẹ mục 2 trang 90 sgk.
Giáo viên sửa chữa - giúp học sinh hoàn chỉnh câu trả lời.
Hoạt động độc lập.
Học sinh nắm lại kiến thức ở phần 1 và bài vận chuyển các chất trong thân - trả lời câu hỏi.
1 -2 em trả lời.
Kl: chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt đem trồng.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về ghép cây
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh quan sát hình 27.3 kết hợp thông tin suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Em hiểu như thế nào là ghép cây? có mấy cách ghép cây?
- Ghép mắt gồm những bước nào?
- Ghép cây khác 2 hình thức trước ở điểm cơ bản nào?
Học sinh hoạt động độc lập - quan sát nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
3 em trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Kl: Ghép cây là đem cành hoặc mắt của cây này ghép vào cây khác cùng loại.
- Có 2 cách ghép cây - ghép cành mắt.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghiên cứu thông tin quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi.
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là gì? nó có ưu điểm gì? 
Hoạt động độc lập trả lời câu hỏi?
Kl: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp nhân giống bằng vô tính trong các điều kiện nhân tạo.
iv. kiểm tra đánh giá.
Giáo viên sử dụng các câu hỏi cuối bài.
Giáo viên nhận xét giờ học.
v. dặn dò.
Học bài - trả lời các câu hỏi.
Làm bài tập.
 Chuẩn bị 1 số hoa các loại (dâm bụt, hồng)
Chương VI : Hoa và sinh sản hữu tính
	Ngày soạn : 04 - 12 - 2011.
Tiết32 : cấu tạo và chức năng của hoa 
i. mục tiêu.
-Biết được bộ phận hoa và vai trò của hoa đối với cây.
-Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực cái với sinh sản sinh dưỡng. 
- Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
ii. đồ dùng.
Tranh vẽ hình 28.1 -3 sgk
Một số hoa thật.
Mô hình lắp ghép 1 bông hoa.
Kính lúp - dao lam.
iii. tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức.
2.Bài mới.
Hoạt động 1 : Các bộ phận của hoa và vai trò của hoa. 
chức năng từng bộ phận của hoa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh dựa vào hướng dẫn của sgk quan sát mẫu vật tìm kiến thông tin.
Cho học sinh xác định các bộ phận của hoa trên mô hình.
Cho học sinh tách các bộ phận, quan sát nhị và nhuỵ để trả lời các câu hỏi.
Cho học sinh đưa ý kiến ra thảo luận trước lớp.
 Giáo viên chốt lại.
Hoạt động nhóm.
Đại diện 1 -2 nhóm xác định nhóm khác nhận xét bổ sung.
Đại diện 1 -2 nhóm trả lời các câu hỏi.
Kết luận:- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Các bộ phận của hoa :
+Bộ phận bảo vệ : Đài ,tràng.
+ Bộ phận sinh sản chủ yếu : nhị và nhuỵ
- Chức năng từng bộ phận :
+Đài, tràng :tạo bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ.Tràng có nhiều cánh hoa ,màu sắc khác nhau tuỳ loại.
+Nhị:Bao phấnchứa nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
+Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Vai trò của hoa : thực hiện chức năng sinh sản .Hoa là cơ quan mang tính đực cái tham gia vào sinh sản hữu tính.
Hoạt động 2: 
Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực cái với sinh sản sinh dưỡng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS liên hệ các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
HS phân biệt dựa vào các gợi ý :
+Khái niệm 
+Bộ phận tham gia sinh sản
iv. kiểm tra đánh giá.
Giáo viên sử dụng câu hỏi cuối bài để kiểm tra.
Giáo viên nhận xét giờ học.
v. dặn dò.
Học bài - trả lời câu hỏi.
Làm bài tập.
Chuẩn bị 1 số loài hoa - kẻ sẵn bảng trang 97.
Ngày soạn : 11 - 12 – 2011
	Tiết 33 Các loại hoa
i. mục tiêu.
Phân biệt được hai loài hoa đơn tính và lưỡng tính.
Phân biệt được hai cánh hoa sắp xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
ii. đồ dùng.
Giáo viên: Tranh vẽ hình 29.1 sgk.
Mẫu vật thật: 1 số loài hoa
Học sinh: Mẫu vật thật 1 số loài hoa.
Kẻ sẵn bảng trang 97 vào vở bài tập.
iii. các hoạt động dạy học .
ổn định tổ chức.
Bài cũ.
Hãy nêu tên các bộ phận chính của hoa, chức năng mỗi bộ phận? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: sgk
Hoạt động 1:
Phân chia các loại hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát mẫu vật kết hợp với hình vẽ tìm thông tin để hoàn thành cột 1-2-3 của bảng.
Cho học sinh hoa thành 2 nhóm dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu.
Cho học sinh hoàn thành bài tập.
Cho học sinh hoàn thành cột 4 của bảng.
Giáo viên giúp học sinh hoàn chỉnh bảng.
Hoạt động theo nhóm (3 -4 em).
Đại diện 1 -2 nhóm lên hoàn thành trên bảng của giáo viên, nhóm khác nhận xét bổ sung.
1 -2 học sinh hoàn thành cho cả lớp nghe.
1 em lên hoàn thành bảng của giáo viên.
Hoàn thành bảng cá nhân - rụt ra kết luận.
Kl: Có hai loại hoa đó là: hoa đơn tính (chỉ có nhị hoặc nhuỵ) và hoa lưỡng tính (có cả nhị và nhuỵ).
Hoạt động 2:Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh quan sát hình vẽ, mẫu vật kếp hợp với thông tin, suy nghĩ trả lời câu hỏi sau:
Hoa mọc đơn độc khác hoa mọc thành cụm chỗ nào?
Hoạt động độc lập.
1 -2 học sinh trả lời câu hỏi - học sinh khác nhận xét bổ sung - tự rúr ra kết luận.
Kl: Có 2 loại hoa đó là: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
iv. kiểm tra đánh giá.
Giáo viên sử dụng câu hỏi cuối bài sgk.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Giáo viên có thể cho điểm 1 số học sinh tích cực trong giờ học.
v. dặn dò.
Về nhà học bài chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Ngày soạn : 11 -12 -2011
Tiết 34 ôn tập học kì 
i. mục tiêu.
Cũng cố những kiến thức đã học về chương lá, sinh sản sing dưỡng tự nhiên và 1 phần hoa.
Rèn luyện kỷ năng trình bày câu trả lời.
ii. đồ dùng.
Tranh vẽ: Các loại lá.
 Các loại lá biến dạng.
 Hoa.
 Các dạng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. 
iii. các hoạt động dạy học .
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ .
? Căn cứ vào đâu để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Cho ví dụ 
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cơ bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh tập trung thành nhóm (4 em) thảo luận trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng.
Lá có chức năng gì? đặc điểm nào giúp nó thực hiện được chức năng đó?
Cấu tạo biểu bì phiến lá phù hợp với chức năng như thế nào?
Cấu tạo thịt lá phù hợp với chức năng như thế nào?
Yêu cầu học sinh trình bày các thí nghiệm chứng tỏ cây chế tạo ra tinh bột và nhả oxi, cây lấy C02 trong quá trình quang hợp.
Cho 1 học sinh tên viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp rồi yều câu học sinh khác trình bày quá trình quang hợp.
Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào? quang hợp có ý nghĩa gì?
Lá biến dạng có những loại nào, chức năng của mỗi loại là gì?
Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào? sinh sản sinh dưỡng là gì?
Giáo viên không nên đi quá sâu vào ôn kiến thức mà 1 số câu hỏi chỉ nêu ra cho học sinh về trả lời để thời gian cho việc hướng dẫn cách làm bài kiểm tra học kỳ trong đó có phần trắc nghiệm.
Đại diện 1 -2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được .
- Phiến lá đa dạng về hình dạng, gân lá có 3 kiểu.
Chia làm 2 loại lá.
 Có 3 cách xếp là trên cây.
- Lá có chức năng là quang hợp. Lá có phiến lá hình bản dẹp- nhận được nhiều ánh sáng, các lá xếp trên cây so le nhau - lá nhận được nhiều ánh sáng.
- Gồm 1 lớp tế bào xếp sát nhau và có vạch phía ngoài dày, bảo vệ là những tế bào trong suốt không màu, cho phép ánh sáng xuyên qua.
- Lớp trên gồm các tế bào xếp sát nhau và nhiều lục lạp, xếp rời rạc, khoang chứa khí, chưa và trao đổi khí.
3 hoc sinh trình bày.
Nước + khí CO2 ánh sáng-DL Tinh bột + Khí O2
Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp là ánh sáng, nước, nhiệt độ, hàm lượng khí C02.
Cung chấp hữu cơ và 02 cho các sinh vật trên trái đất.
Giúp điều hoà lượng khí C02.
Đại diện nhóm trả lời.
iv. dặn dò.
- Về nhà xem lại tất cả các bài tập trong sgk đã làm.
- Xem lại các hình vẽ đã vẽ.
- Ôn tập kỉ để chuẩn bị kiểm tra.
- Chú ý các thí nghiệm.
	Ngày soạn : 18 – 12 - 2011
Tiết 35: Kiểm tra học kì I
I : mục tiêu .
- Giúp Gv có được kết quả phục vụ cho việc đánh giá nhận xét tình hình học tập của học sinh và công tác giảng dạy của bản thân từ đó đưa ra các phương pháp giảng dạy tốt hơn.
- Giúp học sinh có được kết quả nhằm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học tập.
- Giáo dục tính trung thực ,ý thức tự lực tự cường trong quá trình làm bài kiểm tra.
II : Đề ra( Đề của phòng GD-ĐT Vũ Quang).
III : Đáp án của phòng GD-ĐT Vũ Quang 
Ngày soạn : 18 - 12 - 2011
Tiết 36 Thụ phấn
i. mục tiêu.
Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
Nhận biết được những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
Rèn kỷ năng quan sát, làm việc độc lập.
Giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. 
ii. đồ dùng.
Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 30.1 và 30.2
Học sinh: Một số bông hoa.
iii. các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1:Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Hoa tự thụ phấn.
Cho học sinh nghiên cứu sgk, quan sát hình 30.1 trả lời câu hỏi.
Hoa như thế nào gọi là hoa tự thụ phấn?
Nó thuộc loại hoà nào?
Thời gian chín của nhị so với nhuỵ như thế nào.
b. Hoa giao phấn.
Cho học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn chổ nào?
Cho học sinh tự rút ra kết luận.
Hoạt động đọc lập.
1 -2 hoc sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét bổ sung.
Tk1: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của ho

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 6 full.doc
Giáo án liên quan