Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 11+12 - Năm học 2010-2011
I. Mục tiêu :Sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức :
- Thấy được rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan
- Những điều kiện ảnh hưởng đến nhu cầu nước và muối khoáng
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát , phân tích hình vẽ , rút ra kiến thức , vận dụng kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế
3. Thái độ :
- yêu thích bộ môn , áp dụng trong sản xuất nông nghiệp .
II. Chuẩn bị:
1. GV : Trang hình 11.2
2. HS : nghiên cứu SGK
III. Hoạt động dạy học:
ss Các em đã biết cây rất cần nước và muối khoáng . Vậy nước và muối khoáng hoà tan sẽ đi vào cây theo con đường nào ?
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 :Tìm hiểu con đường rể cây hút nước và muối khoáng.
* Mục tiêu : Nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu được lông hút hút vào thịt vỏ mạch gỗ .
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- nêu cấu tạo miền hút của rễ
- Lông hút có đặc điểm nào để có thể hút được nước và muối khoáng hòa tan
- GV bổ xung : lông hút là tế bào có không bào tạo áp lực để hút nước và muối khoáng hoà tan
- Mạch gỗ có nhiệm vụ gì ?
- nước và muối khoáng hoà tan được hút từ đất vào cây như thế nào ?
- GV cung cấp thông tin : muối khoang ít hoặc không hoà tan được nhờ rễ tiết ra 1 chất giúp muối trở nên hoà tan do đó cây hút được . Nước còn được nhận qua rễ nhờ sự tự thấm nhờ lớp biểu bì - HS trả lời , HS khác bổ xung
- 1 HS trả lời , HS khác bổ xung
1-2 HS trả lời
- Thực hiện y/c /37 vào vở bài tập
- 2HS đọc phần làm bài các HS khác nhận xét và bổ xung
* Tiểu kết 1 :
-Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ vào lông hút . Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây
Tuần : 6 Ngày soạn:17/09/2010 Tiết : 11 Ngày dạy: BÀI 11 : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỂ(tt) I. Mục tiêu :Sau bài này học sinh phải : 1. Kiến thức : - Thấy được rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan - Những điều kiện ảnh hưởng đến nhu cầu nước và muối khoáng 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát , phân tích hình vẽ , rút ra kiến thức , vận dụng kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế 3. Thái độ : - yêu thích bộ môn , áp dụng trong sản xuất nông nghiệp . II. Chuẩn bị: 1. GV : Trang hình 11.2 2. HS : nghiên cứu SGK III. Hoạt động dạy học: ss Các em đã biết cây rất cần nước và muối khoáng . Vậy nước và muối khoáng hoà tan sẽ đi vào cây theo con đường nào ? 2. Phát triển bài: Hoạt động 1 :Tìm hiểu con đường rể cây hút nước và muối khoáng. * Mục tiêu : Nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu được lông hút hút vào à thịt vỏ à mạch gỗ . * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - nêu cấu tạo miền hút của rễ - Lông hút có đặc điểm nào để có thể hút được nước và muối khoáng hòa tan - GV bổ xung : lông hút là tế bào có không bào tạo áp lực để hút nước và muối khoáng hoà tan - Mạch gỗ có nhiệm vụ gì ? - nước và muối khoáng hoà tan được hút từ đất vào cây như thế nào ? - GV cung cấp thông tin : muối khoang ít hoặc không hoà tan được nhờ rễ tiết ra 1 chất giúp muối trở nên hoà tan do đó cây hút được . Nước còn được nhận qua rễ nhờ sự tự thấm nhờ lớp biểu bì - HS trả lời , HS khác bổ xung - 1 HS trả lời , HS khác bổ xung 1-2 HS trả lời - Thực hiện y/c Đ /37 vào vở bài tập - 2HS đọc phần làm bài các HS khác nhận xét và bổ xung * Tiểu kết 1 : -Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ vào lông hút . Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây Hoạt động 2 : Tìm hiểu đièu kiện bean ngoài. * Mục tiêu : HS nhận thấy các loại đất , thời tiết , khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây à giải thích được hiện tượng thực tế * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Sự hút nước & muối khoáng của các rễ cây ở các loại đất khác nhau như thế nào ? - Đất ở địa phương mình thuận lợi hay khó khăn cho sự hút nước của rễ cây - Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sự hút nước & muối khoáng như thế nào ? - Y/C bài tập Đ - Tại sao ở miền Bắc Việt nam cuối thu , đầu đông có một số cây rụng lá ? - Trời năng và nhiệt độ cao cần tưới đủ nước cho cây vào thời điểm nào ? - HS đọc thông tin 5 / 38/SGK - 1 HS trả lời -2 HS trả lời , HS khác bổ xung -1 HS đọc to thông tin 5 tiếp theo /38/ SGK - HS trả lời , HS khác bổ xung - Thảo luận nhóm theo y/c trang 38 / SGK - 2 nhóm trả lời nhận xét và bổ xung - Thảo luận nhóm cả lớp để rút ra kết luận * Tiểu kết 2 : - Các yếu tố bên ngoài như thời tiết , khí hậu , các loại đất khác nhau có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây - Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây sinh trưởng và phát triển 3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận chung 4. Kiểm tra đánh giá : - Bộ phận nào của cây có chức năng năng hút nước & muối khoáng ? - Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây ? - Tại sao trời năng , t0 cao phải tưới nhiều nước cho cây ? - Cày cuốc , xới đất có tác dụng gì ? - Nhận xét : Thái độ học tập của học sinh - Dặn dò : Học bài , xem bài tiếp theo , đọc mục em có biết , mỗi nhóm mang theo : củ sắn,củ carốt , cành trầu không , cây tâm gởi . 6.Rút kinh nghiệm: . Tuần : 6 Ngày soạn:18/09/2010 Tiết : 12 Ngày dạy: BÀI 12: THỰC HÀNH BIẾN DẠNG CỦA RỂ I. Mục tiêu : Sau bài nay học sinh phải : 1. Kiến thức : - Phân biệt 4 loại rễ biến dạng : rễ củ , rễ mọc , rễ thở , giác mú - Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chứng năng của chúng . - Nhận dạng được một số rễ biến dạng đơn giản thường gặp . - Giải thích đuợc vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát , nhận xét , so sánh , phân tích , hoạt động theo nhóm . 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật II. Chuẩn bị: 1. GV : Tranh vẽ một số rễ biến dạng 2. HS : Mỗi bàn chuẩn bị 1 số rễ củ ( càrốt , củ cải ) , 1số rễ mọc ra từ thân ( dây trầu không ) III. Hoạt động dạy học: 1. Mở bài: Trong thực tế rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan mà ở 1 số cây rễ còn có chức năng khác nữa nên hình dạng , cấu tạo của rễ thay đổi làm cho rễ biến dạng . Vậy có những loại rễ biến dạng nào ? Chúng có chức năng gì thì bài hôm nay “ Biến dạng của rễ “ sẽ cho biết những điều đó . 2. Phát triển bài: Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm hình thái của rể biến dạng * Mục tiêu : Thấy được các hình thái của rễ biến dạng * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Y/C HS hoạt động theo nhóm , đặc các mẫu vật lên bàn , quan sát à phân tích rễ thành nhóm , quan sát tranh trên bảng - GV gợi ý : có thể xem rễ đó ở dưới đất hay ở trên cây - GV củng cố thêm : môi trường sống của cây bần , cây mắm , cây bụt mọc là nơi ngập nước mặn hay gần ao hồ thiếu không khí - GV nhân xét hoạt động của nhóm à HS tự sửa ở mục sau . – GV chốt ý - HS đặt tất cả mẫu vật lên bàn cùng quan sát - HS dựa vào hình thái , màu sắc cách mọc để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ . - HS có thể chia rễ : Rễ dưới mặt đất , rễ mọc trên thân , rễ bám vào tường , rễ mọc ngược . - 1 nhóm trình bày kết quả phân loại * Tiểu kết 1 : Có 4 loại rễ biến dạng : rễ củ , rễ mọc , rễ thở , rễ giác mút . Đặc điểm cấu tạo của mỗi loại rễ biến dạng và môi trường sống của chúng cũng khác nhau Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc diểm cấu tạo và chức năng của rể biến dạng. * Mục tiêu : Thấy được các dạng chức năng của rễ biến dạng * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV Y/C HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng trang 40 - GV treo bảng mẫu để HS tự sửa - Y/C HS làm tiếp bài tập SGK / 41 - Gọi HS đoc kết quả - Chức năng của rễ biến dạng ? - Rễ củ có chức năng gì ? - Rễ mọc có chức năng gì ? - Rễ thở có chức năng gì ? - Rễ giác mút có chức năng gì ? - HS hoàn thành bảng trang 40 vào vở bài tập , so sánh với phần nội dung ở mục 1 để sửa những chỗ chưa đúng - HS làm bài tập - 1-2 HS đọc kết quả của mình , các HS khác nhận xét và bổ xung - Gọi HS HS trả lời * Tiểu kết 2: - Rễ củ phình to : chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả - Rễ mọc: Rễ phụ mọc từ thân cành trên mặt đất mọc vào trụ bám , giúp cây leo lên - Rễ thở : ( sống trong điều kiện thiếu không khí ) . Rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp trong không khí . - Rễ giác mút : rễ đâm vào thân hoặc cành của cây khác lây thức ăn từ cây đó . 3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận cuối bài 4. Kiểm tra đánh giá : - Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng - Làm bài tập trắc nghiệm sau : 4.1 . Hãy đánh dấy X vào ô 5 đầu câu trả lời đúng 5 Rễ mọc : rễ cây trầu không , cây hồ tiêu 5 Rễ củ : Rễ cây cải củ , củ su hào , củ khoai tây 5 Rễ Thở : Rễ cây mắm , cây bụt mọc , cây bần 5 rễ giác mút : Dây tơ hồng , cây tầm gửi Đáp án : a , c , d 4.2 . Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa ? Vì chất dự trữ của củ dùng để cung cấp chất dd cho cây khi ra hoa . - Kết quả : sau khi ra hoa chất dd trong củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa làm cho rễ củ xốp , teo nhỏ lai , chất lượng và khối lượng củ đều giảm . 5. Nhận xét , dăn dò : - Nhận xét : Thái độ học tập - Dặn dò : Làm bài tập trang 42 , học bài , sưu tầm 1 số cành : dâm bụt , hoa hồng , rau đay, ngọn bí đỏ . 6.Rút kinh nghiệm: ..
File đính kèm:
- T1112 TUAN06.doc