Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 21 - Trần Văn Lâm
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
1. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật. Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.
3. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
a. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
- Nêu nhiệm vụ của sinh học?
b. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức.
- Hoạt động nhóm 4 người
+ Thảo luận câu hỏi SGK trang 11.
- Quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu sau khi thảo luận HS rút ra kết luận về thực vật.
- Quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo.
Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.
VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn.
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.
- Lắng nghe phần trình bày của bạn, bổ sung nếu cần. I - Sự phong phú đa dạng của thực vật
- Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật
- Yêu cầu HS làm bài tập mục SGK trang 11.
- Kẻ bảng này lên bảng.
- Chữa nhanh vì nội dung đơn giản.
- Đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật:
+ Con gà, mèo, chạy, đi.
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng.
- Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật.
- Kẻ bảng SGK trang 11 vào vở, hoàn thành các nội dung.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.
- Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật. II - Đặc điểm chung của thực vật
- Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển.
ào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không? - GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau. - GV chốt lại kiến thức như SGV trang 114. - GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát. - HS đọc mục Ê SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95. - Yêu cầu xác định được: + Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị. + Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ. + Đài, tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Kết luận: - Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. - Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. - Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực. - Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái. 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ. a. Ghép hoa: - Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ. b. Ghép nhị, nhuỵ - GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3. - Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp. GV nhận xét, đánh giá điểm. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Làm bài tập SGK 95. - Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau. Tuần 17 Tiết 33 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 29: Các loại hoa I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính. - Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa. - HS: Mang các loại hoa như đã dặn. Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở. Xem lại kiến thức về các loại hoa. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa? 3. Bài học Như SGK. Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở. - GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm. - GV cho HS cả lớp được thảo luận kết quả. - GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK. - GV cho HS hoàn thiện nốt bảng liệt kê. - GV giúp HS điều chỉnh chỗ còn sai sót. - GV đưa câu hỏi củng cố: dựa vào bộ phận sinh snả chia thành mấy loại hoa? thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? - GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. - Từng HS lần lượt quan sát các hoa của các nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3 trong bảng ở vở bài tập. - HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm, viết ra giáy. - Một số HS đọc bài của mình, HS khác chú ý bổ sung. - HS nêu được: Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ. Nhóm 2: có nhị hoặc có nhuỵ. - HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 SGK trang 97. - HS tự điền nốt vào cột của bảng ở vở. - 1 vài HS đọc kết quả cột 4, HS khác góp ý. Kết luận: - Có 2 loại hoa: + Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ. + Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ. Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây Mục tiêu: HS biết có 2 nhóm: hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV bổ sung thêm một số VD khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng.... bằng mẫu thật hay bằng tranh (đối với hoa cúc, GV nên tách hoa nhỏ ra để HS biết). + Qua bài học em biết được điều gì? - HS đọc mục Ê, quan sát hình 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu. - HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia ra 2 cách mọc hoa + Mọc đơn độc + Mọc thành cụm 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - GV đánh giá giờ học. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn các nội dung đã học. - Chuẩn bị ôn tập tiết 34. Tiết 34 Ngày soạn: Ngày dạy: Ôn tập học kì I I. Mục tiêu - Học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học. - Biết cô đọng các kiến thức chính của nội dung từng bài. - Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo. - Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức. - Có thái độ yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh vẽ các hình trong nội dung chương 4, 5, 6. - HS: Chuẩn bị theo nội dung đã học. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp với khi ôn. 3. Bài mới Giáo viên hướng dẫn HS ôn tập theo nội dung từng chương: a. Chương IV: Lá - Đặc điểm bên ngoài của lá: + Nêu cấu tạo, cách xếp lá trên cây. + Chức năng - Cấu tạo trong: + Cấu tạo + Chức năng - Quang hợp: + Nêu được thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh snág. + Xác định được chất khỉ thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột. + Xác định được những chất cần thiết để lá chế tạo tinh bột. + Nêu được khái niệm quang hợp. + Nêu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởn đến quang hợp. + ý nghĩa của quang hợp. - Hô hấp của cây: + Nêu được các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây. + Khái niệm - Sự thoát hơi nước ở lá và ý nghĩa - Biến dạng của lá: + Các loại lá biến dạng + ý nghĩa b. Chương V: Sinh sản sinh dưỡng - Hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người. c. Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính - Cấu tạo và chức năng của hoa: + Nêu cấu tạo + Nêu chức năng của các bộ phận - Các loại hoa + Sự phân chia thành: hoa đơn tính, hoa lưỡng tính. + Sự phân chia thành: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm. * Lưu ý: GV dùng tranh ở mỗi bài, chương để HS quan sát. Yêu cầu HS tự nêu các đặc điểm và chức năng. 4. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - HS ôn bài. - Ôn nội dung tiết 34. - Chuẩn bị kiểm tra học kì I. Tuần 18 Tiết 35 Ngày soạn: Ngày dạy: Kiểm tra học kì I I. Mục tiêu - Học sinh thực hiện nội dung kiểm tra theo đúng yêu cầu. - Có kĩ năng tư duy làm bài. - Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử. II. Phương tiện - GV: Nội dung đề bài - HS: Chuẩn bị theo nội dung đã ôn tập. III. Đề bài A. Trắc nghiệm Câu 1: Đánh dấu (X) vào đầu các câu trả lời đúng nhất: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ: a. Mạch rây b. Mạch gỗ c. Cả a, b đều đúng. Trong quá trình quang hợp lá cây nhả ra: a. Khí O2. b. Khí CO2. c. Nước d. Cả a, b, c đúng. Trong quá trình hô hấp, cây nhả ra: a. Khí O2. b. Khí CO2. c. Hơi nước d. Cả b, c đúng. Lá của cây xương rồng biến thành gai là để: a. Bảo vệ b. Chống thoát hơi nước c. Quang hợp d. Tất cả đều sai Câu 2: Chọn mục tương ứng giữa cột A và B. A B Đáp án 1. Bảo vệ và góp phần phát tán hạt 2. Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây 3. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống. 4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các cơ quan khác của cây. 5. Thu nhận ánh sáng để quang hợp, trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước. a. Mạch gỗ và mạch rây b. Quả c. Lá d. Hạt e. Lông hút B. Tự luận Câu 1: thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Câu 2: Nêu khái niệm quang hợp? IV. Biểu điểm A. Trắc nghiệm Câu 1: 4 điểm: mỗi câu đúng 1 điểm. Câu 2: 2 điểm: Chọn đúng ý mục A với mục B B. Tự luận Câu 1: 2 điểm: Nêu được quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ở thực vật. Câu 2: 2 điểm: Nêu được khái niệm quang hợp. V. Củng cố - GV củng cố, nhận xét. - Chữa bài nếu còn thời gian. VI. Hướng dẫn học bài ở nhà - HS ôn tập lại cá phần đã học. - Đọc trước bài: Thụ phấn Tiết 36 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 30: Thụ phấn I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh phát biểu được khái niệm thụ phấn. - Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. - Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ. 2. Kĩ năng - Rèn luyện và củng cố các kĩ năng: + Làm việc nhóm nhỏ. + Quan sát mẫu vật, tranh vẽ. + Sử dụng các thao tác tư duy. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ. Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - HS: Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Tìm hiểu hiện tượng thụ phấn, cho HS đọc khái niệm hiện tượng thụ phấn trong SGK. Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn Mục tiêu: HS hiểu rõ đặc điểm hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. a. Hoa tự thụ phấn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi: + Thế nào là hiện tượng thụ phấn? - GV đưa vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào? - GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn. - HS tự quan sát hình 30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - HS làm s SGK (lựa chọn các đặc điểm ghi vào giấy nháp) + Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích. + Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần. - Đặc điểm hoa tự thụ phấn: + Hoa lưỡng tính. + Nhị và nhuỵ chín đồng thời. b. Hoa giao phấn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b. - Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi. - GV kết luận + Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố. - HS đọc thông tin trang 99. Thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác) - HS tự bổ sung hoàn thiệ
File đính kèm:
- Sinh 6 3cot ha giang.doc