Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2012-2013

40 Bài 30: THỤ PHẤN (TT)

I.Mục tiêu cần đạt:

 Kiến thức:

Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn

Kĩ năng

Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng, .Rèn kỹ năng quan sát thực hành

*Kns: Kỹ năng phân tích ,so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn .

 Kỹ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình

Hướng nghiệp

Biết một số cây trồng trong nông nghiệp qua các loại hoa. Ứng dụng thụ phấn để lai tạo giống. Nghề trồng hoa, cây cảnh, cắm hoa trang trí.

Thái độ

Có ý thức bảo vệ thiên nhiên góp phần thụ phấn cho cây

II.Chuẩn bị của GV và HS:

 -GV: Cây ngô có hoa. Hoa bí ngô, dụng cụ thụ phấn cho hoa.

- HS: Xem bài mới

III.Tổ chức hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Hiện tượng thụ phấn là gì ? Hoa tự thụ phấn khác hoa giao phấn ở điểm nào ?

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

 

GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật -> trả lời các câu hỏi

+ Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái ?

+ Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?

Y/cầu HS đọc thông tin mục 3 -> làm phiếu học tập

=> Rút ra kết luận đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

-> hoa đực ở trên -> dễ tung hạt phấn.

HS đọc thông tin mục 3 -> làm phiếu học tập

-> các nhóm thảo luận , trao đổi hoàn thành phiếu học tập.

-1,2 nhóm trình bày kết quả -> các nhóm bổ sung

 3.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

 

 

 

 

Những cây thụ phấn nhờ gió có đặc điểm:

+ Hoa tập trung ở ngọn cây

+ Bao hoa thường tiêu giảm

+ Chỉ nhị dài, bao phấn dài lủng lẳng

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ

+ Đầu hoặc vòi nhuỵ dài, có nhiều lông

 

 

GV yêu cầu HS quan sát H.30.5, kết hợp đọc thông tin mục 4 -> trả lời câu hỏi

-Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người .

+ Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung ?

+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn ?

+ con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì ?

-Hs đọc thông tin mục 4 -> trả lời câu hỏi

-> Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn .

-> đã nuôi ong, hoặc trực tiếp thụ phấn cho hoa

 

 

-Người ta còn chủ động thụ phấn cho hoa làm tăng khả năng tạo quả, hạt cho cây hơn.

KNS: kỹ năng so sánh, phân tích và vận dụng

GV: GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài động vật bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, duy trì nòi giống của các loài thực vật từ đó bảo vệ sự đa dạng sinh học.

HN: nghề trồng hoa, lai giống cây trồng

4.Ứng dụng kiến thức về thụ phấn

Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp:
Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. 
3. Các ngành thực vật:
1.Giới thực vật;
2.Các ngành tảo;
3.Ngành rêu;
4.Ngành dương xỉ;
5.Ngành Hạt trần;
6.Ngành Hạt kín.
IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
 - GV: thế nào là phân loại thực vật?
- HS: Là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành từng nhóm theo quy định.
- GV: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có bào tử là đặc điểm của:
a/ Ngành rêu
b/ Ngành Dương xỉ
c/ Nhành hạt trần
d/ Ngành hạt kín
- HS: b
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr141
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 44, trả lời các câu hỏi sau: 
- Giới thực vật phát triển qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
NS:
ND:
Bài 44 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
(ĐỌC THÊM)
I.Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:	
 Phát biểu được giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn. Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật.
Kỹ năng:	
 	Rèn kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
Hướng nghiệp: 
Công việc của nhà nghiên cứu khoa học về sinh vật học là phân loại các nhóm thực vật,. . . .nghiên cứu về sự phát triển hay tiến hóa của thực vật
 Thái độ:
 Giáo dục hs có thái độ bảo vệ thiên nhiên.
II.Chuẩn bị của GV và HS:
- Gv: Chuẩn bị sơ đồ H: 44.1
- Hs: Đọc trước bài 44.
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Thế nào là phân loại thực vật? Hãy phân loại các ngành thực vật mà em đã học từ thấp đến cao ?
3.Bài mới: 
Vào bài: - Gv: cho HS đọc thêm
IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Hs: Đọc phần “Em có biết”.
Hs: Học bài. Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị mẫu vật như hình 45.1 (sgk).
Tuần:28;Tiết:56 
NS:
ND:
Bài 45 : NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I.Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:	
 Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
Kỹ năng:	
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, thực hành.
*Kns: Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ ,lớp.
Kỹ năng lắng nghe tích cực ,trình bày suy nghĩ /ý tưởng hợp tác trong hoạt động nhóm . 
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 
Hướng nghiệp: 
Công việc của nhà nghiên cứu khoa học về sinh vật học là tìm hiểu về nguồn gốc cây trồng và sự phát triển của chúng
 Thái độ:
Giáo dục hs yêu thích bộ môn.	
II.Chuẩn bị của GV và HS:
- Gv: Chuẩn bị 45.1.
- Hs: Chuẩn bị mẫu vật như hình 45.1 (sgk).
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 	
 Nêu quá trình xuật hiện và phát triển của giới thực TV ?
TV có những giai đoạn phát triển nào ?
3.Bài mới: 
Vào bài: Xung quanh ta rÊt nhiÒu c©y cèi, trong ®ã cã nhiÒu c©y mäc d¹i vµ c©y ®­îc trång. VËy gi÷a c©y trång vµ c©y d¹i cïng loµi cã quan hÖ víi, nhau nh­ thÕ nµo, vµ so s¸nh víi c©y d¹i, c©y trång cã g× kh¸c.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng.
- Gv: Đặt vấn đề: cho hs trả lời: 
H: Cây như thế nào được gọi là cây trồng ?
-Hs: Cây được con người trồng, chăm sóc thì gọi là cây trồng
H: Thế nào là cây dại ?
-Hs: Tự mọc, không có sự chăm sóc của con người.
-Gv: Nhận xét, giới thiệu: Cây dại và cây trồng
-Gv: Cho hs thảo luận nhóm câu lệnh ở SGK:
H:Kể tên 1 số loại cây trồng? công dụng của nó?
-Hs: Trả lời Vd: Cây mồng tơi làm rau. Cây chanh cam lấy quả. Cây cao su lấy nhựa. Cây cà phê lấy quả
H: Con người trồng cây nhằm mục đích gì ?
 Nhằm phục vụ nhu cầu cho con người .
-Hs: trả lời.
-Gv: Nhận xét, bổ sung, cho hs liên hệ thực tế trong trồng trọt và chăm sóc cây trồng 
-Gv: Cho hs chốt lại:
H: Vậy cây trồng được bắt nguồn từ đâu ?
-Hs: Trả lời..Gv: Ghi nội dung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại.
-Gv: Cho hs quan sát H: 45.1 kết hợp với mẫu vật. 
Yêu cầu hs thảo luận nhóm nhỏ để hoàn thành bảng:
Stt
T
n c
y
Bộ phận dùng
So sánh tính chất
Cây trồng
Cây hoang dại
1
Chuối
Quả
To, ngọt
Nhỏ, chát
2
3
4
-Hs: thống nhất, lên bảng hoàn thành bài tập
-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung đáp án đúng.
H: Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhiều so với cây dại ?
Được con người chăm sóc, tác động nhiều
H: Vậy cây trồng khác với cây dại như thế nào ?
Cây trồng có đặc điểm tốt hơn cây dại 
-Hs: Trả lời.
-Gv: Nhận xét, bổ sungRút ra kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo cây trồng.
-Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu t.tin sgk trả lời:
H: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ?
H: Ở nhà (địa phương) em có những hình thức cải tạo cây trồng gì ? 
-Hs: Liên hệ thực tế trả lời 
-Gv: Nhận xét, bổ sung liên hệ thực tế.
KNS: kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng tự tin khi trình bày,... 
HN: nghề nghiên cứu thực vật,...
1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu ?
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người .
2. Cây trồng khác cây dại như thế nào ?
 Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tên hoang dại của chúng.
3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ?
Nhờ khả năng cải tạo thực vật của con người,
ngày nay đã có nhiều thứ cây trồng khác nhau.
IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- Tại sao lại có cây trồng ? Nguồn gốc của nó từ đâu ?
- Cây trồng khác với với cây dại như thế nào ?
 Do đâu có sự khác nhau đó ?
- Học bài, làm các bài tập ở SGK vào vở.
- Xem kĩ bài 46
Tuần:29;Tiết:57 
NS:
ND:
ÔN TẬP TỪ TIẾT 49 ĐẾN TIẾT 56
I.Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức của từ tiết 49 đến tiết 56
Kỹ năng:	
- Rèn kĩ năng hoạt động độc lập, hoạt động theo nhóm và tái hiện kiến thức.
 Thái độ:	
- Giáo dục hs tự giác trong học tập .
-Vấn đáp, thảo luận nhóm.
II.Chuẩn bị của GV và HS:
- Gv: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bảng phụ ( có bài tập trắc nghiệm).
- Hs: Ôn tập kiến thức ở chương VI.
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 	
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Lần lượt treo bảng phụ có nội dung các câu hỏi sau:
H.Tảo là gì?
H. Tảo xoắn và rong mơ có gì khác nhau và giống nhau?
H. Tảo có vai trò gì?
H. Rêu là gì?
H. So sánh giữa tảo và rêu?
H. So sánh giữa tảo và dương xỉ?
H. Đặc điểm khác nhau giữa rêu và dương xỉ trong quá trình sinh sản là gì?
H.Nêu điểm khác nhau giữa lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm ?
1.Tảo, rêu, quyết:
 -Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, có cấu tạo đơn giản, màu sắc khác nhau và luôn luôn có diệp lục. Hầu hết sống ở nước.. -Sự giống và khác nhau giữa tảo xoắn và rong mơ:
 Giống: + Cơ thể đa bào
 + Chưa có rễ thân lá
 + Đều có diệp lục
 + Tinh sản vô tính
 Khác nhau: Hình dạng, màu sắc khác nhau.
 a.Vai trò của tảo:
- Cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước.
- Một số tảo làm thức ăn cho người, gia súc, làm thuốc, làm phân bón.
- Rêu là những thực vật đã có thân, lá và rễ giả nhưng còn đơn giản, thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có hoa.
b. Sự giống và khác nhau giữa tảo và rêu:
 Giống:
 + Đều có diệp lục
 Khác:
Tảo
Rêu
- Sống ở nước
- Chưa có rễ, thân, lá.
- Sinh sản vô tính
- Sống ở cạn
- Có thân, lá và rễ giã.
- Sinh sản bằng bào tử
c. Sự giống và khác nhau giữa dương xỉ và rêu.
Giống:
 + Sống ở cạn
 + Sinh sản bằng bào tử.
Khác:
Rêu
Dương xỉ
- Rễ giả
- Quá trình thụ tinh trước khi hình thành bào tử
- Rễ thật
- Quá trình thụ tinh sau khi hình thành bào tử.
- Ở rêu bào tử phát triển thành cây con, ở Dương xỉ bào tử phát triển thành nguyên tản, sự thụ tinh xảy ra ở nguyên tản sau đó mới phát triển thành cây con.
2.Phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm:
-Lớp 1 lá mầm có 1 lá mầm của phôi ở trong hạt.
- Lớp 2 lá mầm có 2 lá mầm của phôi ở trong hạt.
Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác
3.Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật:
Ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Gv: Yêu câu hs hoàn thành nội dung vào vở ghi 
Gv: Nhận xét sự chuẩn bị ôn tập của hs.
Hs: Ôn các chương đã học để làm bài kiểm tra 1 tiết. 
 Tuần:29;Tiết:58 
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II
 MÔN SINH HỌC
Câu 1: (2đ) Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? 
Câu 2: (2đ) Trình bày đặc điểm của cây sống ở môi trường nước và cây sống ở môi trường cạn? Kể tên một vài cây sống ở môi trường đó?
Câu 3: (2,5đ) Em hãy nêu các bộ phận của hạt .
Câu 4: (3,5đ) Hãy nêu cơ quan sinh sản (nón) của hạt trần (cây thông).
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 6
Câu 1: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:
	( Mỗi ý đúng được 0.5đ)
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
Thực hiện ở hoa lưỡng tính.
Là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác.
Thực hiện ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính
Câu 2: 
Đặc điểm của những cây sống môi trường nước: lá to, xốp, nhẹ thích nghi với đời sống trôi nổi ở nước.(0,5 đ )
Ví dụ: cây sen, bèo, rong đuôi chó.(0,5 đ )
Đặc điểm của cây sống môi trường cạn: rễ ăn sâu, nông, lan rộng, thân thẳng đứng hoặc phát triển nhiều cành. .(0,5 đ )
Ví dụ: cây thông, mít, xoài, (0,5 đ )
Câu 3: Hạt gồm có vỏ , phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (0,5 đ )
Phôi của hạt gồm rễ mầm , thân mầm, lá mầm và chồi mầm. (1,0đ)
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ (1,0 đ)
Câu 4: Cơ quan sinh sản của hạt trần:
Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm(0,5đ)
Gồm trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn,túi phấn chứa hạt phấn. (1,5đ)
Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc (1,0đ)
Gồm trục nón, vảy (lá noãn) noãn. (0,5đ)
Tuần:30;Tiết:59 
NS:
ND:
CHƯƠNG IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46 : THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I.Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:	
Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người
Hiểu được thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường.
Kỹ năng:	
Nêu được ví dụ minh họa .Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
*Kns: Kỹ năng tự tin 

File đính kèm:

  • docsinh 6 hk hai 1213.doc