Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 1 đến 45 - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ:

- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp tìm tòi

- Phân tích hình ảnh, video

- Hoạt động nhóm

- Giao nhiệm vụ cho học sinh.

III/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

1/ Giáo viên

- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.

- Máy chiếu.

2/ Học sinh

- Chuẩn bị các kiến thức về quá trình hấp thụ nước và muối khoáng

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Kiểm tra

- Trinh bày cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng

2/ Bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ nước:

3/ Củng cố:

- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh? Giải thích?

- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và các muối khoáng thuận lợi nhất?

4/ Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà

- Học bài, trả lờVận chuyển các chất trong cây và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Trong cây có những dòng mạch nào? Cấu tạo của các dòng mạch đó

2/ Động lực của dòng mạch gỗ và mạch rây?

V/ RÚT KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.

- Thành phần của dịch vận chuyển.

- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ:

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp tìm tòi

- Phân tích hình ảnh, video

- Hoạt động nhóm

- Giao nhiệm vụ cho học sinh.

III/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

1/ Giáo viên

- Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK.

- Máy chiếu.

- Phiếu học tập.

2/ Học sinh

- Chuẩn bị các kiến thức về quá trình thoát hơi nước ở lá

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Kiểm tra

- GV treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1 HS lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ ra con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ?

- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Giải thích vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn

 

doc122 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 1 đến 45 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- Hình 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK.
- Bảng 19.1, 19.2 SGK.
- PHT
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
1. Ổn định 
2. Bài cũ
* Hoạt động 2: Hoạt động của tim.
TT1 : GV nêu hiện tượng : Khi tim được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc sau mới dừng hẳn→ tim có khả năng hoạt động tự động. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
- Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim qui định?
* GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
- Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào ? Vai trò của các thành phần đó ?
TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
- Tại sao tim lại co bóp theo chu kì ?
- Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào ?
- Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ?
TT5 : HS nghiên cứu SGK, hình 19.3 và bảng 19.2, thảo luận → trả lời câu hỏi.
TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật .
TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần hở có ở động vật nào?
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? 
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1.
TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời câu hỏi: 
- Hệ tuần kín có ở động vật nào?
- Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín?
- Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ?
- Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4.
TT5 : HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi.
TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Phân biệt HTH kín và HTH hở? Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở?
III. Hoạt động của tim.
1. Tính tự động của tim:
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
2. Chu kì hoạt động của tim:
- Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
IV. Hoạt động của hệ mạch:
1. Cấu trúc của hệ mạch:
- Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
3. Vận tốc máu:
- Là tốc độ máu chảy trong một giây
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
3. Củng cố:
- Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
- Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.
a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú,
c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim
4. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
 Quảng Phú, ngày 03/12/2011
 Duyệt của chuyên môn
 TTCM
 Mai Văn Minh
Ngày soạn: 07/12/2011 Ngày dạy: 08/12/2011
Tiết 20	 Lớp dạy: 11A8,11A9
 CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm cân bằng nội môi, vai trò của cân bằng nội môi.
+ Sơ đồ điều hoà nội môi và chức năng của các bộ phận
+ Vai trò của gan và thận trong điều hoà cân bằng nội môi
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
II. CHUẨN BỊ: 
+ Hình vẽ: Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
1. Ổn định
2. Bài cũ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niêm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là cân bằng nội môi?
+ Tại sao phải cân bằng nội môi?
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3.Tìm hiểu sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
 + Phân tích sơ đồ? Vai trò của các yếu tố?
 + Giải thích tại sao nói : “ cơ chế điều hoà cân bằng nội mội là cơ chế tự động và tự điều chỉnh’?
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 4.Tìm hiểu vai trò của gan và thận trong việc điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu
TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
 + Quan sát sơ đồ cơ chế điều hoà huyết áp. Điền các thông tin phù hợp
 + ASTT của máu và dịch mô phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
 + Thận điều hoà ASTT của máu thông qua điều hoà yếu tố nào? 
 + Giải thích cảm giác khát? Tại sao uống nước biển không hết khát?
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Gan điều hoà thông qua điều hoà yếu tố nào?
 + Phân tích sơ đồ điều hoà glucozơ trong máu?
 + Bệnh đái tháo đường?
 + Hạ đường huyết là gì?
TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 5.Tìm hiểu vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi
TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
 + Vai trò của pH đối với môi trường các phản ứng sính hoá?
 + Có mấy hệ đệm và cơ chế đệm pH?
 + Nêu quá trình điều hoà pH của hệ đệm bicácbonnat?
 + Tại sao protein cũng là hệ đệm?
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
+ Tại sao tim có khả năng hoạt động tự động? So sánh nhịp tim của thỏ và voi? Giải thích?
+ Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch? Giải thích?
I KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI
- Nội môi : là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố hoá lý, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra
- Các hoạt động sinh lý chỉ diễn tra tốt trong một khoảng điều kiện nhất định. Và các hoạt động đó thường làm thay đổi điều kiện của nội môi
- Cân bằng nội môi : Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể( duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, thân nhiệt, pH..)
II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI.
- Sự thay đổi môi trường trong cơ thể sẽ tác động lên bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc thụ quan) – bộ phận này truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh lên cơ quan điều khiển (cơ quan thần kinh hoặc tuyến nội tiết)
- Bộ phận điều khiển truyền xung thần kinh hoặc hocmon xuống cơ quan thực hiện.
 - Bộ phận thực hiện làm thay đổi nội môi trở về trạng thái bình thường
- Trong cơ chế này, quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng.
- Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan : bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội tiết...
III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN
 TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU
1. Vai trò của thận:
+ Điều hòa lượng nước : Khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm do khối lượng nước trong cơ thể giảm. Vùng dưới đồi tăng tiết hoomôn ADH, tăng uống nước, giảm lượng nước tiểu. Khi lượng nước trong cơ thể tăng,làm áp suất thẩm thấu giảm, tăng huyết áp, tăng lượng bài tiết nước tiểu.
+ Điều hòa muối khoáng : Khi Na+ trong máu giảm, tuyến tụy trên thận tăng tiết hoocmôn anđôsteron
Tái hấp thu Na+ trên ống thận. Ngược lại, khi thừa Na+ tăng áp suất thẩm thấu uống nước nhiều muối dư thừa sẽ loại qua nước tiểu.
2. Vai trò của gan 
+ Gan điều hoà lượng protêin các chất tan và nồng độ glucozo trong máu.
+ Nồng độ đường tăng cao tuyến tụy tiết ra isullin làm tăng quá trình chuyển đường thành glicozem trong gan
+ Nồng độ đường giảm tuyến tụy tiết ra glucagon -- chuyển glicogen trong gan thành đường
IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BẰNG pH NỘI MÔI
- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi ion OH- thừa) khi các ion này làm thay đổi pH của môi trường trong.
- Có 3 hệ đệm 
+ hệ đệm bicacbonat : H2CO3 /NaHCO3
+ hệ đệm photphat : NaH2PO4/NaHPO4-
+ hệ đệm proteinat (protein)
3. Củng cố:
+ Tại sao phải cân bằng nội môi? Cân bằng cái gì?
+ Cơ chế điều hoà nội môi?
+ Trong 3 hệ đệm loại hệ đệm nào là tối ưu nhất? Tại sao?
4. Dặn dò
BT SGK
 Quảng Phú, ngày 0812/2011
 Duyệt của chuyên môn
 TTCM
 Mai Văn Minh
Ngày soạn: 08/11/2012 Ngày dạy: 09/12/2012
Tiết 21	 Lớp dạy: 11A8,11A9
 THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh thực hành xong bài này có khả năng đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người
II. CHUẨN BỊ: 
- Huyết áp điện tử hoặc huyết áp kế.
- Nhiệt kế để đo thân nhiệt
- Đồng hồ bấm giây
III. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
1. Nêu nội dung thực hành - kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức của học sinh
2 Làm mẫu – Nêu các chú ý
+ Cách đếm nhịp tim
+ Cách đo huyết áp
+ Cách đo thân nhiệt 
 	+ Hướng dẫn thu hoạch 
3 Phân nhóm phân dụng cụ. 
4. Thu hoạch và đánh giá
Nhịp tim
(nhịp/ phút)
Huyết áp tối đa (mmHg)
Huyết áp tối thiểu (mmHg)
Thân nhiệt (oC)
Trước khi chạy tại chỗ
Ngay sau khi chạy tại chỗ
Sau khi nghỉ chạy 5 phút
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài ôn tập chương
 Quảng Phú, ngày 09/12/2012
 Duyệt của chuyên môn
 TTCM
 Mai Văn Minh
 ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức chương 1
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện 

File đính kèm:

  • docBai 1 Su hap thu nuoc va muoi khoang o re(1).doc