Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 7: Quang hợp

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết: -Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ tế bào .

 -Trình bày được vai trò của quang hợp

 Hiểu: - Giải thích được bản chất hóa học của quá trình quang hợp .

-Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thái , giải phẫu lá ,lục lạp với chức năng quang hợp.

- Nhận thức được sự thích nghi kỳ diệu cuả thực vật với điều kiện môi trường.

 V.dụng: -Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần , cấu trúc , hóa học và chức năng.

2.Kỹ năng: - Rèn luyện 1 số kỹ năng:

 Quan sát; phân tích; so sánh; khái quát; tổng hợp.

 Thảo luận nhóm.

3. Thái độ: -Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp.

II. Phương pháp: - Vấn đáp -Trực quan-Minh họa.

 

III. Chuẩn bị:

 A. Giáo viên: -Tranh vẽ phóng to hình 7.1 ,7.2,7.3 / sgk TN trang 32,33

 -Vẽ sơ đồ quá trình quang hợp.

-Tranh vẽ hình thái cấu tạo giải phẫu lá, lục lạp ,cấu tạo hóa học các nhóm sắc tố quang hợp.

 B. Học sinh: - Đọc SGK .

IV. Kiểm tra bài cũ:

 Không có

V. Tiến trình bài giảng:

 A. Mở bài : GV->Cho học sinh đọc sgk để xác định mục tiêu và cách tiến hành thí nghiệm .

 B. Phát triển bài :

 Hoạt động 1:VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP

 Mục tiêu : -Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ tế bào .

 -Trình bày được vai trò của quang hợp

 -Giải thích được bản chất hóa học của quá trình quang hợp .

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 7: Quang hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAØI 7: QUANG HÔÏP.
Số tiết: 1	Ngày soạn:	Tiết CT:7	Tuần CT: 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
¯Biết:	 -Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ tế bào .
 	 -Trình bày được vai trò của quang hợp 
 ¯Hiểu: - Giải thích được bản chất hóa học của quá trình quang hợp .
-Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thái , giải phẫu lá ,lục lạp với chức năng quang hợp. 
- Nhận thức được sự thích nghi kỳ diệu cuả thực vật với điều kiện môi trường.
 ¯V.dụng:	-Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần , cấu trúc , hóa học và chức năng.
2.Kỹ năng:	- Rèn luyện 1 số kỹ năng: 
Quan sát; phân tích; so sánh; khái quát; tổng hợp.
Thảo luận nhóm.
3. Thái độ:	-Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp.
II. Phương pháp:	- Vấn đáp -Trực quan-Minh họa.
III. Chuẩn bị:
	A. Giáo viên:	-Tranh vẽ phóng to hình 7.1 ,7.2,7.3 / sgk TN trang 32,33
 	 	-Vẽ sơ đồ quá trình quang hợp.
-Tranh vẽ hình thái cấu tạo giải phẫu lá, lục lạp ,cấu tạo hóa học các nhóm sắc tố quang hợp.
	B. Học sinh:	- Đọc SGK .	
IV. Kiểm tra bài cũ:	
	Không có 
V. Tiến trình bài giảng:
	 A. Mở bài : GV->Cho học sinh đọc sgk để xác định mục tiêu và cách tiến hành thí nghiệm .
	B. Phát triển bài :
	Hoạt động 1:VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP
Mục tiêu : -Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ tế bào .
 	 	 -Trình bày được vai trò của quang hợp 
 	 -Giải thích được bản chất hóa học của quá trình quang hợp . 
Tiến hành : 
Hoạt động Thầy
Hoạt động HS
Nội dung 
-Nhắc lại câu hỏi:
? Quang hợp là gì?
?Phương trình quang hợp được viết như thế nào ?
-Bản chất sinh học /QHở cả thực vật , vi khuẩn :
CO2+12 H2O->C6H12O6+ 6CO2+ 6 H2O
-Vi khuẩn ( VK lưu huỳnh ) 
CO2+ 2H2S->CH2O+ 2S+ H2O
PT chung 
CO2+ 2H2A->CH2O+ 2A+ H2O
CH2O: Ct chung cho các chất hữu cơ dạng cacbonhydrat
A:O2 đối với thực vật,Sđối với vi khuẩn lưu huỳnh
-Bản chất năng lượng :là quá trình thực vật nhờ hệ sắc tố của mình đã biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dự trữ trong các hợp chất hữu cơ.
-Bản chất hóa học: là quá trình ôxy hóa khử, trong đó nước bị ôxyhóa và O2bị khử.
Lưu ý sự khác nhau giữa quang hợp của VK và QH của TV:TV thải ôxy,VK:không thảiO2vì chất cung cấp H2 và điện tử để khử CO2 không phải là H2O
QH là quá trình mà tất cả sự sống đều phụ thuộc vào nó , vai trò của qh?
NLHH tự do : ATP .NLASMT: năng lượng lượng tử.
-Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật .
CO2 + H2O as – dl C6H12O6+H2O
I .Vai trò của quang hợp 
1.Phương trình quang hợp 
6CO2+12 H2O NLAS C6H12O6 + 6CO2 + 6 H2O
 Hệ sắc tố
2.Định nghĩa 
Quang hợp là quá trình cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng bằng hệ sắc tố của mình và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2& H2O)
3.Vai trò :3
a) Tạo chất hữu cơ :
-Quang hợp tạo ra toàn bộ chất hữu cơ trên trái đất từ chất vô cơ 
b) Tích lũy năng lượng :
Năng lượng sử dụng cho quá trình sống của sinh vật đều được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ quang hợp .
c)Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển :
Nhờ quang hợp tỷ lệ CO2 và O2 trong khí quyển được cân bằng .(CO2: 0,03% và O2: 21%)
Tiểu kết : Vai trò của quang hợp : Tạo nguồn chất hữu cơ chủ yếu cho sự sống trên trái đất , biến đổi năng lượng vật lý ( NLAS) thành năng lượng hóa học dự trữ trong các hợp chất hữu cơ , cân bằng nồng độ CO2 và O2 trong khí quyển . 
Hoạt động 2: BỘ MÁY QUANG HỢP 
Mục tiêu : 	-Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thái , giải phẫulá ,lục lạp với chức năng quang hợp 
-Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần , cấu trúc , hóa học và chức năng .
Tiến hành : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
-Phân tích hình 7.2/sgk để rút ra 2 đặc điểm của lục lạp liên quan đến việc pha sáng và pha tối của quang hợp ?
Đặc điểm cấu trúc của hạt , thể nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng , pha tối của quang hợp ?
Gợi ý cho học sinh phân biệt sự khác nhau về công thức cấu tạo dẫn đến sự khác nhau của các nhóm sắc tố -sử dụng hình 7.1/sgv( trang 50)
Phân biệt công thức và vai trò của các nhóm sắc tố 
Hãy quan sát và phân tích hình 7.3 để giải thích tại sao lá cây có màu lục?
-Trong dải bức xạ mặt trời chỉ có 1 vùng ánh sáng từ 400 – 700nm chúng ta có thể nhìn thấy được ánh sáng trắng –có tác dụng quang hợp .Ánh sáng này gồm 7 màu : đỏ, cam, vàng, lục , lam , chàm , tím 
-Khi ánh sáng trắng chiếu qua lá cây hấp thụ vùng đỏ và vùng xanh tím , để lại hoàn toàn vùng lục .
Vì vậy khi nhìn lá cây chúng ta thấy lá cây có màu lục 
II.Bộ máy quang hợp 
1.Lá- Cơ quan quang hợp 
-Lá có dạng mỏng .
-Luôn hướng về phía có ánh sáng.
-Cấu trúc phù hợp với chức năng năng lượng .
2.Lục lạp –Bào quan thực hiện chức năng quang hợp :
* Cấu trúc lục lạp
-Ngoài->Màng kép bao bọc xung quanh .
-Trong -> Hạt grana và cơ chất (chất nền )
+Cấu trúc hạt (grana) chứa hệ sắc tố QH, trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử -> phù hợp với việc thực hiện pha sáng .
+Chất nền ( strôma ): có cấu trúc dạng keo lỏng , trong suốt và chứa một lượng lớn enzim cacbôxi hóa phù hợp với thực hiện pha tối.
 *Cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha của quang hợp 
 -PS thực hiện trên cấu trúc hạt ( grana)
 -PT thực hiện trên chất nền (cơ chất )
3. Hệ sắc tố quang hợp: 
a) Các nhóm sắc tố 
-Nhóm sắc tố chính ( diệp lục=clorophyl )
+DL a: C55H72O5N4 Mg
+DL b: C55H70O6N4Mg
-Nhóm sắc tố phụ ( carôtenôit) 
+ Carôten: C40H56
+Xantôphyl : C40H56On( n=1+6)
b) Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp 
-Nhóm clorophyl :
+Diệp lục hấp thụ ánh sáng chủ yếu vùng đỏ , xanh , tím 
+Chuyển năng lượng thu được từ phôton ánh sáng 
->quá trình quang phân ly nước + các phản ứng quang hóa -> ATP + NADPH
-Nhóm carôtenôit:
+Sau khi hấp thu ánh sáng thì truyền năng lượng thu được thu được cho clorophyl
 C.Củng cố: 
1.Ghi chú cho hình vẽ 7.1(trang 32)vẽ riêng trên bảng con chưa chú thích 
2.Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục ?
	A.Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy .
	B.Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác .
	C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang .
	D.Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp 
3.Những lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục , nhưng bị che khuất bởi nhóm màu đỏ của sắc tố dịch bào là antôxianin và carôtenôit.Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường , tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao 
4.Hãy tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của một ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối /năm
 ( Dựa vào phương trình quang hợp : nCO2 + H2O -> ( CH2O)n + nCO2
Tính phân tử lượng CO2 ,O2, CH2O suy ra cho 15 tấn sinh khối của rừng .Tất nhiên chỉ dựa trên lý thuyết )
 	D.Dặn dò : 
 - Đọc mục em có biết .
 -Xem phần nội dung pha sáng với các phản ứng kích thích hệ sắc tố , phản ứng quang phân ly H2O, phản ứng quang hóa sơ cấp. 
*** Rút kinh nghiệm:	 	

File đính kèm:

  • docbai7.doc