Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 9: Tế bào nhân thực (Tiếp theo) - Năm học 2014-2015
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể và lục lạp
- Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào
- Mô tả được cấu trúc và nêu chức năng của màng sinh chất
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào
2. Kỹ năng: Rèn một số kĩ năng tư duy hệ thống, khái quát.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
Tich hợp GDMT:
- Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái.
- Trồng và bảo vệ cây xanh.( mục II.5)
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Hình 9.1, 9.2, 10.1,10.2 / SGK
2. Học sinh:
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về tế bào nhân thực ( tt ).
IV. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp. Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào,bộ máy Gôngi.
- Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất, trong cơ thể có các tế bào sau: tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì và tế bào cơ, hãy cho biết tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
3. Bài mới:
Mở bài: Ở bài học trước , các em đã tìm hiểu về các loại bào quan có trong tế bào chất ở tế bào nhân thực. Bài học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu các bào quan còn lại có trong tế bào chất và màng sinh chất.
Ngày soạn: 5/10/2014 Tiết ppct: 9 Ngày dạy: 15/10/2014 Tuần: 9 BÀI 9,10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (TT) I. Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: - Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể và lục lạp - Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm - Trình bày được cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào - Mô tả được cấu trúc và nêu chức năng của màng sinh chất - Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào Kỹ năng: Rèn một số kĩ năng tư duy hệ thống, khái quát. Thái độ: Có ý thức học tập. Tich hợp GDMT: - Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái. - Trồng và bảo vệ cây xanh.( mục II.5) III. Chuẩn bị: Giáo viên: - Giáo án. - Hình 9.1, 9.2, 10.1,10.2 / SGK 2. Học sinh: - Xem trước bài mới, tìm hiểu về tế bào nhân thực ( tt ). IV. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định lớp. Kiểm diện. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào,bộ máy Gôngi. - Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất, trong cơ thể có các tế bào sau: tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì và tế bào cơ, hãy cho biết tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? 3. Bài mới: Mở bài: Ở bài học trước , các em đã tìm hiểu về các loại bào quan có trong tế bào chất ở tế bào nhân thực. Bài học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu các bào quan còn lại có trong tế bào chất và màng sinh chất. II. TẾ BÀO CHẤT. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Quan sát hình 9.1 trình bày cấu trúc và chức năng của ty thể? -Trong các tế bào của cơ thể người : tế bào cơ tim, tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì,tế bào xương, tế bào nào có nhiều ti thể nhất? Bổ sung: ngoài ra trong cơ thể người tế bào gan cũng là cơ quan thường xuyên có hoạt động trao đổi chất mạnh do đó cũng có nhiều ti thể. - Vì sao người ta ví ti thể như “ nhà máy điện”? * Giải thích: ATP: A là Ađênin, T là tri và P là phôtphat. Ngoài ti thể, trong tế bào còn có nhà máy năng lượng nào nữa không? - Yêu cầu HS quan sát hình 9.2 và mô tả cấu trúc của lục lạp có điểm gì giống và khác với ti thể? Nêu chức năng của lục lạp? + Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không? + Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh? Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết không bào thường có ở tế bào nào? Có cấu tạo và chức năng gì? - Trình bày cấu tạo và chức năng của lizôxôm? + Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất? - HS suy nghĩ, trả lời. Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp khúc chứa ADN và ribôxôm - Giữ chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. - Tế bào cần nhiều năng lượng-hoạt động nhiều- có nhiều ty thể- tế bào cơ tim). - Chú ý nghe giảng - Vì cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. - Liên hệ: ngoài ti thể còn có bào quan lục lạp cũng là nhà máy năng lượng. - HS quan sát hình 9.2, thảo luận, cử đại diện trình bày: * Giống: có 2 lớp màng + Bên trong chất nền có chứa ADN và ribôxôm. * Khác: - ti thể: có ở tất cả các tế bào, màng trong gấp khúc có nhiều enzim hô hấp. - Lục lạp: chỉ có ở tế bào thực vật. Màng trong không gấp khúc Có chứa các túi tilacôit trên đó có nhiều chất diệp lục và enzim quang hợp. Dựa vào SGK và trả lời. - Suy nghĩ, thảo luận và đại diện trình bày: + Do trong lá cây có chứa lục lạp mà trong lục lạp có chứa chất diệp lục nên lá có màu xanh,lá cây không hấp thụ ánh sáng màu xanh mà phản xạ lại ánh sáng đó,nên màu xanh của lá cây không liên quan tới chức năng quang hợp. - Liên hệ thực tế: vì cây xanh giúp môi trường xanh,sạch, đẹp,điều hòa khí hậu,chống xói mòn, hạn hán. - Không bào có chủ yếu ở tế bào thực vật,ngoài ra một số tế bào động vật nguyên sinh cũng có không bào nhỏ,là bào quan có một lớp màng bao bọc,chức năng phụ thuộc vào từng loại tế bào và tùy từng loài sinh vật. - Dựa vào thông tin SGK, thảo luận và trả lời: Được bao bọc bởi 1 lớp màng, thực hiện chức năng phân hủy tế bào già,các tế bào bị tổn thương Liên hệ kiến thức cũ và trả lời: tế bào bạch cầu vì cần nhiều enzim thủy phân. * Tiểu kết: 4. Ti thể . - Cấu tạo: là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm. - Chức năng: Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. 5.Lục lạp. - Cấu tạo: là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp của thực vật. - chức năng: Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ). 6. Không bào. - Cấu tạo : là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. - Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật. 7. Lizôxôm. - Cấu tạo: là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. - Chức năng: Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào, các tế bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng. II. MÀNG SINH CHẤT. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát hình 10.2/SGK và cho biết thành phần tham gia cấu tạo nên màng sinh chất? * Giải thích : khảm – động cho HS hiểu : khảm là lớp phôtpholipit kép được khảm bởi các phân tử prôtêin, động vì các phân tử cấu tạo màng sinh chất có thể di chuyển trong phạm vi màng ( do liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là liên kết yếu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và rút ra chức năng của màng sinh chất? + Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơthề người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải cơ quan lạ đó? - Thành tế bào có ở nhóm sinh vật nào? Phân biệt thành tế bào của nhóm sinh vật đó? Vai trò của thành tế bào? - Chất nền ngoại bào có ở nhóm sinh vật nào? Cho biết cấu tạo và chức năng? Dựa vào thông tin SGK và trả lời. - HS quan sát hình 10.2/SGK, thảo luận nhóm và đại diện trình bày: gồm các thành phần phôtpholipit, prôtêin,colesteron, cacbohiđat,glicôprôtêin,chất nền ngoại nền. - Chú ý nghe giảng - HS thảo luận nhóm và rút ra chức năng của màng sinh chất. + Liên hệ bài học và trả lời : nhờ có “dấu chuẩn” nhận biết các tế bào lạ đó và đào thải. - HS liên hệ kiến thức cũ và trả lời - Nghiên cứu SGK thảo luận và trả lời: Có ở tế bào người và động vật * Tiểu kết: Màng sinh chất. - Là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào. - Cấu tạo: Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. - Chức năng: Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”). 2. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào. 4. Củng cố: - HS đọc phần kết luận trong SGK bài 9, 10. - Vì sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động? - So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK bài 9, 10. - Ôn tập từ bài 1- 10 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Bai 9 Te bao nhan thuc tiep theo.doc