Giáo án Sinh học Lớp 10 - Học kỳ I - Năm học 2014-2015

I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

 - Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao

2/ Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hoạt động nhóm và tính khoa học, logic khi tìm hiểu về các cấp tổ chức sống.

- Hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức.

3/ Thái độ

- Học sinh hứng thú học tập.

II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp tìm tòi

- Phân tích hình ảnh, video

- Hoạt động nhóm

- Giao nhiệm vụ cho học sinh.

III/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

1/ Giáo viên

- Hình 1 SGK.

- Các hình ảnh phóng to: tế bào, cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và các mũi tên.

2/ Học sinh

- Chuẩn bị các kiến thức về các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống.

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Kiểm tra

Giáo viên giới thiệu phương pháp học tập bộ môn và những yêu cầu trong quá trình dạy và học.

2/ Bài học

 Giáo viên dẫn vào bài mới, giới thiệu chương trình sinh học lớp 10, nội dung phần một: Thế giới sống là một hệ thống vô cùng đa dạng và khác với hệ không sống ở nhiều đặc điểm, chủ yếu là tính tổ chức cao, trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Hệ sống là hệ mở, tự điều chỉnh và cân bằng động, có khả năng thích ứng với môi trường.

Hoạt động 1: Tìm hiểu ở cấp độ tế bào

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

 GV nêu vấn đề:

- Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của hệ thống sống?

GV gợi ý:

- Đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể sinh vật là gì?

- Hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở đâu?

- Tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào?

Giáo viên nhận xét, bổ sung.

Học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trang 6 để trả lời.

GV cho ví dụ minh họa:

+ Ở động vật nguyên sinh, cơ thể chỉ gồm 1 tế bào thực hiện mọi chức năng.

+ Ở động, thực vật đa bào, quá trình hô hấp, quang hợp, phân chia đều diễn ra ở TB.

- Tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào?

HS: Tế bào được cấu tạo từ các phân tử (vô cơ, hữu cơ), đại phân tử, bào quan. I/ Cấp tế bào

- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng. Mỗi tế bào đều có 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).

Hoạt động 2: Tìm hiểu ở cấp độ cơ thể

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

GV nêu câu hỏi:

- Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim, hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể chúng có hoạt động sống được không? Tại sao?

Học sinh quan sát hình 1 SGK trang 7 kết hợp với nội dung SGK, thảo luận trong nhóm: nếu tách khỏi cơ thể thì tim không co rút bơm máu, tuần hoàn máu thiếu sự điều chỉnh của các cơ quan khác như hô hấp, nội tiết, hệ thần kinh. Cấp cơ thể gồm: mô, cơ quan, hệ cơ quan.

- Cấp cơ thể có tổ chức như thế nào?

- Chức năng của mỗi thành phần trong cấp cơ thể là gì?

HS mô tả chức năng của các thành phần trong cấp cơ thể.

- Tại sao nói cơ thể là một thể thống nhất? Minh họa bằng một ví dụ?

Hs thảo luận nhóm nhỏ để trả lời:

Trong cơ thể có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong một hệ và giữa các hệ cơ quan với nhau.

Ví dụ: khi ta vận động, hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, thải nhiều chất cặn bã, tim đập nhanh để vận chuyển nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, hô hấp tăng để tăng oxy cho hệ tuần hoàn và tất cả đều được điều khiển bằng hệ thần kinh.

- GV: Sinh vật sống trong môi trường luôn thay đổi  sinh vật phải thích nghi. Muốn tồn tại sinh vật phải thay đổi về cấu trúc để thích nghi. Sự phân hóa tế bào hình thành mô, cơ quan, hệ cơ quan và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một cơ thể là điều tất yếu trong sự phát triển, tiến hóa của sinh giới.- II/ Cấp cơ thể

- Cơ thể đơn bào: Chỉ gồm một tế bào, nhưng có đầy đủ chức năng của một cơ thể sống (trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng – phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.).

- Cơ thể đa bào: Được cấu tạo từ nhiều tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào có sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng tạo nên các mô, cơ quan, hệ cơ quan.

 

 

doc141 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Học kỳ I - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS: Lá nhận được nhiều ánh sáng có màu xanh đậm còn là nhận ít ánh sáng có màu sanh nhạt.
Có sự liên quan giữa lục lạp và ánh sáng.
àDiệp lục trong lục lạp được tạo thành ngoài ánh sáng.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 15.2 và nội dung SGK để miêu tả cấu trúc siêu hiển vi và vị trí của lục lạp.
GV: Lục lạp có chứa hệ sắc tố làm cho thực vật có màu. Mỗi lục lạp được bao bởi lớp màng kép dễ thấm đối với các chất hữu cơ phân tử nhỏ, bên trong là khối cơ chất (stroma) và các hạt grana mà khi ta quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì thấy đó là hệ thống túi màng tilacôit. Giữa các hạt có màng nối gọi là phiến màng. 
Mỗi hạt có thể chứa từ vài đến vài chục tilacôit, mỗi lục lạp có thể chứa hàng trăm hay nhiều hơn nữa các hạt. Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và các thành phần khác của pha sáng quang hợp định vị trong màng tilacôit của lục lạp.
Chất nền có chứa nhiều enzim cần để tổng hợp cacbohydrat trong pha tối của quang hợp. Lục lạp có ADN và riboxom riêng nên có thể tự tổng hợp các prôtêin cần thiết cho mình.
Phân tử ADN vòng của lục lạp lớn hơn ti thể nhưng nhiều gen quy định các thành phần của lục lạp thì được định vị ở trong nhân.
Lục lạp có khả năng tự nhân đôi để tạo ra nhiều lục lạp mới.
Quan niệm hiện đại cho rằng lục lạp bắt nguồn từ vi khuẩn quang hợp hiếu khí nội cộng sinh.
- GV: Chức năng của lục lạp là gì?
- GV: Làm thế nào để biết được lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp cho tế bào?
HS nghiên cứu SGK và kiến thức ở lớp 9 để trả lời lục lạp có chức năng quang hợp.
HS nhớ lại TN đã học ở lớp 6:
- Cho chậu cây vào bóng tối 2 ngày.
- Dùng giấy đen bịt kín 2 mặt 1 phần của lá.
- Đem chậu cây ra ngoài ánh sáng 8h.
- Ngắt lá, bỏ giấy bịt.
- Đem cách thủy và ngâm vào dung dịch iot loãng.
- Phần lá bị bịt không bắt màu iod chứng tỏ không có tinh bột được được tạo thành, phần lá không bịt có màu xanh sẫm tức là có tinh bột.
GV liên hệ: Trong sản xuất cần có biện pháp kỹ thuật gì để cây trồng phát triển tốt?
HS: Chú ý vấn đề mật độ cây trồng và loại cây ưa sáng hay ưa bóng.
II/ Lục lạp
1/ Cấu trúc
- Vị trí: Lục lạp có trong các tế bào có chức năng quang hợp của thực vật.
- Hình dạng: bầu dục.
- Cấu trúc:
+Phía ngoài được bao bọc bởi hai lớp màng kép (cả 2 đều trơn).
+Bên trong:
*Khối cơ chất không màu gọi là chất nền (strôma).
*Các hạt nhỏ (grana).
*ADN và ribôxôm.
@Cấu trúc hạt grana:
- Gồm nhiều túi dẹt (tilacôit) xếp chồng lên nhau.
- Trên màng tilacôit có hệ sắc tố và hệ enzim tạo thành các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu gọi là đơn vị quang hợp (có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời biến thành dạng năng lượng hóa học)
2/ Chức năng
Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
3/ Củng cố
- Kết luận SGK
- Cho học sinh hoàn thành phiếu học tập: So sánh ti thể và lục lạp
Ti thể
Lục lạp
Màng
- Màng ngoài trơn nhẵn
- Màng trong gấp nếp, tạo nhiều mào có chứa nhiều enzim hô hấp.
- Hai màng đều trơn nhẵn.
Loại tế bào
- Có tất cả các tế bào
- Chỉ có ở tế bào quang hợp ở thực vật.
Tổng hợp và sử dụng ATP
- ATP được tổng hợp nhờ phân giải hợp chất hữu cơ.
- Dùng cho mọi hoạt động của tế bào.
- ATP được tổng hợp ở pha sáng.
- Dùng cho pha tối.
4/Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trườc bài 16:
Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm, không bào.
V/ RÚT KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 5/10/2014 	Lớp dạy: 10A1,2
Tiết 14
BÀI 16: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bào quan: lưới nội chất, bộ máy goongi, lizoxom, không bào
- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng lưới nội chất, bộ máy goongi, lizoxom, không bào là điểm khác biệt so với tế bào nhân sơ
2/ Kỹ năng
- Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
- Tư duy so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát kiến thức.
3/ Thái độ
- Yêu thích khoa học
II/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Vấn đáp tìm tòi
- Phân tích hình ảnh, video
- Hoạt động nhóm
 - Giao nhiệm vụ cho học sinh.
III/ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
1/ Giáo viên
- Hình vẽ 16.1, 16.2 SGK.
- Phiếu học tập:
Mạng lưới nội chất có hạt
Mạng lưới nội chất không hạt
Vị trí, cấu trúc
Chức năng
Loại tế bào có mạng lưới nội chất phát triển
2/ Học sinh
Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm, không bào.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài củ
 - Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể? Tại sao nói ti thể như là nhà máy điện (trạm năng lượng) của tế bào?
2/ Bài mới
 Trong tế bào nhân thực có nhiều bào quan cùng hoạt động, vậy chúng có ảnh hưởng với nhau như thế nào. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 16: Tế bào nhân thực (tt)
Hoạt động 1: Lưới nội chất
Hoạt động của thầy-trò 
Nội dung kiến thức
 GV thông báo với học sinh: lưới nội chất không có ở tế bào nhân sơ, chỉ có ở tế bào nhân thực.
GV cho học sinh quan sát tranh về lưới nội chất.
- Lưới nội chất là gì?
- Có mấy loại lưới nội chất?
HS quan sát tranh về lưới nội chất, nghiên cứu SGK để trả lời:
GV giới thiệu về hai loại lưới nội chất trên hình vẽ và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút để thấy được sự khác biệt giữa hai loại lưới nội chất.
Học sinh hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung:
Lưới nội chất có hạt tổng hợp các các photpholipit và cholesterol để thay thế dần cho chúng ở trên màng, nhất là khi tế bào phân chia các phức chất này góp phần thành lập màng mới cho các tế bào con.
- GV: Tại sao ở người tế bào bạch cầu có lưới nội chất có hạt phát triển mạnh nhất?
- HS: Bạch cầu có nhiệm vụ tổng hợp kháng thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn mà kháng thể có bản chất là prôtêin.
- GV: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc (bào quan nào của tế bào phải hoạt động mạnh) để cơ thể người khỏi bị đầu độc?
HS: Gan hoạt động nhiều để khử độc (lưới nội chất không hạt). Do đó sẽ ảnh hưởng xấu đến gan.
GV cảnh báo học sinh không nên uống rượu vì rượu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan và hoạt động của hệ thần kinh.
I/ Lưới nội chất
- Lưới nội chất là hệ thống màng bên trong tế bào nhân thực, chia tế bào chất thành các vùng tương đối cách biệt nhau.
- Lưới nội chất được cấu tạo bởi hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau.
(đáp án phiếu học tập)
 Đáp án phiếu học tập
Mạng lưới nội chất hạt
Mạng lưới nội chất trơn
Vị trí, cấu trúc
- Nằm gần nhân.
- Là hệ thống xoang dẹp nối với màng nhân ở một đầu và lưới nội chất trơn ở đầu kia.
- Trên mặt ngoài của các xoang có đính nhiều riboxom.
- Nằm xa nhân.
- Là hệ thống xoang hình ống nối tiếp từ lưới nội chất có hạt.
- Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt riboxom.
Chức năng
- Tổng hợp protein để xuất bào, các protêin màng, prôtêin dự trữ, protêin kháng thể.
- Hình thành các túi mang để vận chuyển protêin mới được tổng hợp.
- Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc đối với cơ thể.
- Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.
Loại tế bào có mạng lưới nội chất phát triển
- Tế bào thần kinh. 
- Tế bào bạch cầu, bào tương.
- Nơi nào tổng hợp lipit mạnh mẽ thì ở đó lưới nội chất không hạt phát triển. (TB tinh hoàn)
- Tế bào tuyến nhờn, tế bào tuyến xốp.
- Tế bào gan, tế bào tuyến tụy, ruột non.
Hoạt động 2: Bộ máy goongi và lizoxom
Hoạt động của thầy-trò 
Nội dung kiến thức
 GV yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 16.1 và 16.2, nội dung SGK để trả lời câu hỏi:
- Vị trí của bộ máy gôngi trong tế bào nhân thực?
- Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi?
Học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi:
GV: Bộ máy gôngi được phát hiện đầu tiên bởi nhà vật lý người Italia: Camillo Golgi vào thế kỷ XIX.
Cấu trúc của bộ máy gôngi là một chồng túi màng dẹt xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Có thể xem bộ máy gôngi như một xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. 
(Giải thích hình 16.2 SGK)
Prôtêin và lipit được tổng hợp từ lưới nội chất được bao gói bằng các túi tiết gửi đến gôngi để gắn thêm các gốc đường ngắn (tạo nên glicôprôtêin và glicôlipit) sau đó lại được đóng gói vào các túi tiết để gởi đi các nơi trong tế bào hay xuất bào.
Trong mỗi tế bào động vật chứa từ 10 – 20 thể gôngi, còn trong tế bào thực vật có thể chứa hàng trăm thể gôngi (gọi là đictiôxôm). Đặc biệt, tế bào sinh vật nguyên sinh chỉ chứa một hay rất ít thể gôngi.
Bộ máy gôngi ở tế bào thực vật còn tham gia tạo thành xenlulôzơ. Trong quá trình phân bào, các túi của bộ máy gôngi được vận chuyển tới vùng thành tế bào mới. Ở đó, các túi hòa lẫn các sản phẩm polisaccharit tạo thành (vách) tế bào tách hai tế bào con. Ngoài ra, bộ máy gôngi còn có vai trò thu gom các chất độc, các vật thể lạ để thải ra ngoài.
Các em hãy quan sát hình 16.1 và nội dung SGK để trả lời câu hỏi:
- Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
Học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi.
- GV: Điều gì sẽ xảy ra nếu vì lý do nào đó mà lizôxôm của tế bào bị vỡ ra?
HS: Nếu lizôxôm bị vỡ các enzim thủy phân tràn ra tế bào chất phân hủy tế bào.
- GV: Tại sao enzim thủy phân có trong lizôx

File đính kèm:

  • docBai 1 Cac cap to chuc cua the gioi song.doc