Giáo án Sinh học lớp 10 - Ban cơ bản

i. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích, yêu cầu của chương:

Qua chương này, học sinh nắm được:

- Nắm được một cách tổng quát về thế giới sống

- Các cấp tổ chức của thế giới sống, các đặc điểm chung về tổ chức của thế giới sống.

- Nêu được các đặc điểm phân biệt giới vô sinh và hữu sinh? Lấy ví dụ minh hoạ?

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh vẽ hình 1 sgk và những tranh ảnh có liên quan đến bài học

- HS: Xem lại chương trình sinh học lớp 9

III. Lên lớp:

1. ổn định tổ chức: Kiểm điểm sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Nội dung bài mới

 

doc90 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học lớp 10 - Ban cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức chế hoạt động của enzim?
5. Chất ức chế enzim: 
- Một số chất hoá học ức chế hoạt động của enzim 
Ví dụ: DDT ức chế các enzim của hệ thần kinh người và động vật
- Giải thích: do có hình thái giống với enzimà cạnh tranh cơ chất
+ Do liên kết với trung tâm hoạt động của enzim
+ Làm biến dạng trung tâm hoạt độngà enzim mất hoạt tính
(?) Nêu vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất của tế bào và cơ thể?
V. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất: sgk
4. Củng cố: trả lời các câu hỏi sgk
5. Dặn dò: học bài cũ và đọc trước bài mới
Ngày soạn: 29/11/2008
Tiết 15 Bài 15
Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
i. Mục Tiêu bài học:
Qua bài này, học sinh phải:
- Làm được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với enzim và thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim, trên cơ sở đó củng cố kiến thức về enzim.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành và khả năng làm việc độc lập cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
- GV: nguyên liệu, hoá chất, dụng cụ như trong sgk
- HS: Ôn tập bài cũ. Đọc trước bài thực hành.
III. Lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm điểm sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
1/ Nhắc lại những đặc tính của enzim? Lấy ví dụ minh hoạ?
2/ Nêu các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim?
3. Nội dung bài thực hành:
Hoạt động thày trò
Nội dung
- GV chia nhóm học sinh
+ Chia dụng cụ
+ Nhắc lại các nội quy phòng thí nghiệm
 (?) Đọc trước sgk và nêu mục tiêu cần đạt được của buổi thực hành?
I. Thí nghiệm với enzim amilaza:
1. Mục tiêu bài thực hành:
- Chứng minh ản hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim catalaza.
- Chứng minh tính đặc hiệucủa enzim
(?) Đọc sgk và nêu các dụng cụ, hoá chất và nguyên liệu cần chuẩn bị?
(?) Tác dụng của mỗi loại hoá chất dùng để tiến hành thí nghiệm nào trong các thí nghiệm sgk giới thiệu?
2. Chuẩn bị:
2.1. Mẫu vật: 
Một vài của khoai tây tây sống và một vài củ khoai tây đã luộc.
2.2. Dụng cụ và hoá chất:
- Dao, ống nhỏ giọt
- Dung dịch H2O2, nước đá
(?) Nhắc lại về ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim?
(?) Dự đoán về hoạt tính của enzim trong lát khoai tây sống so với lát khoai tây chín?
GV: Loại enzim có vai trò phân giải H2O2 là gì? Khi bị enzim phân giải sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
(?) Dự đoán hiện tượng xảy ra?
3. Cách tiến hành:
- Cắt khoai tây sống và khoai tây chính thành lát mỏng (dày khoảng 5mm)
- Cho một số lát khoai tây sống vào trong khay đựng nước đá hoặc trong ngăn đá tủ lạnh trước khi thí nghiệm khoảng 30 phút
- Lấy một lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chính và một lát khoai tây sống lấy ở trong tủ lạnh ra, rồi dùng ống hút nhỏ lên giữa mỗi lát khoai một giọt H2O2
- Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên các lát khoai tây và giải thích nguyên nhân tại sao lại có sự sai khác đó?
4. Thu hoạch:
- Viết tường trình và trả lời các câu hỏi:
- Tại sao với lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín lại có sự khác nhau về hiện tượng khí thoát ra?
- Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì?
- Tại sao lại có sự khác nhau về hoạt tính enzim giữa các lát khoai tây để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và ở trong tủ lạnh?
Lưu ý: Thí nghiệm này với điều kiện thực tế của nhà trường không thể tiến hành. Giáo viên chỉ dạy với tính chất giới thiệu cho học sinh
(?) Loại enzim được thí nghiệm là gì? Cơ chất của loại enzim đó?
(?) Nếu dùng enzim saccaraza để tiến hành thuỷ phân tinh bột, theo em sẽ thu được kết quả như thế nào?
II. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN:
1. Mục tiêu:
- Tách chiết được ADN ra khỏi tế bào bằng các hoá chất và dụng cụ đơn giản theo quy trình đã cho.
(?) Nêu các mẫu vật, hoá chất và dụng cụ cần chuẩn bị?
(?) Tác dụng của mỗi loại hoá chất?
2. Chuẩn bị:
a. Mẫu vật:
- Dứa tươi (không quá xanh hoặc quá chín): 1 quả
- Gan gà tươi hoặc gan lớn: 1 buồng gan gà cho 1 nhóm học sinh
b. Dụng cụ hoá chất:
- ống nghiệm dường kính 1-1,5 cm, cao 10-15cm, pipet, cốc thuỷ tinh, máy xay sinh tố hay chày cối sứ hoặc dụng cụ khác để nghiền mẫu vật, dao, thớt, phễu, vài màn hoặc lưới lọc, ống đong, que tre có đường kính 1mm và dài khoảng 15cm.
- Cồn etanol 70-90o, nước lọc lạnh hoặc nước cất lạnh, chất tẩy rửa (nước rửa bát, chén)
(?) Đọc sgk và nêu cách tiến hành thí nghiệm
(?) Giải thích rõ mục đích khi tiến hành mỗi bước?
3. Tiến hành thí nghiệm :
* Nghiền mẫu vật:
- Lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn để loại bỏ phần sơ lấy dịch lỏng.
* Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào:
- Cho 1 ít dịch lọc vào ống nghiệm
- Thêm một lượng nước rửa chén bằng 1/6 khối lượng dịch lọc.
- Khuấy nhẹ rồi để yên 15' (tránh làm xuất hiện bọt)
- Thêm 1 lượng nước cốt dứa bằng khoảng 1/6 hỗn hợp dịch
- Khuấy nhẹ, để 5-10phút
* Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn:
- Nghiêng ống nghiệm, rót cồn dọc theo thành ống nghiệm tạo một lớp nổi lên bề mặt hỗn hợp và với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm
- Để khoảng 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơn lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.
* Tách ADN ra khỏi lớp cồn:
- Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm dựa vào các câu hỏi và và viết bản tường trình theo mẫu
4. Thu hoạch:
Trả lời các câu hỏi:
- Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì? Giải thích
- Dùng enzim trong quả dứa tươi nhằm mục đích gì? Giải thích
Ngày soạn: 06/12/2008
Tiết 16 Bài 16
Hô hấp tế bào
i. Mục Tiêu bài học:
Qua bài này, học sinh phải:
- Hiểu được khái niệm "hô hấp tế bào"
- Mô tả được các giai đoạn: đường phân, chu trình Crep. Nắm được khái quát quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ qua sơ đồ
- Rèn luyện tư duy phân tích- tổng hợp thông qua việc học sinh phải phân tích sơ đồ đường phân và chu trình Crep, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh vẽ hình 16.1, 16.2, 16.3 sgk
- HS: Ôn tập bài cũ. Đọc trước bài mới
III. Lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: Kiểm điểm sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung bài mới
Hoạt động thày trò
Nội dung
(?) Theo em hô hấp là gì? O2 có vai trò gì trong quá trình hô hấp, tại sao nhiều sinh vật không cần oxi mà vẫn sống được?
(?) Trong các hợp chất hữu cơ cơ bản đã học, hợp chất nào là nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống?
HS:- Hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ta trong mọi tế bào sống. Trong quá trình này, các chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phầm trung gian rồi cuối cùng đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng tích luỹ trong các chất hữu cơ được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng cho mọi hoạt động của tế bào là ATP
GV: Thực chất quá trình hô hấp gồm các phản ứng diễn ra liên tiếp nhưng để dễ nghiên cứu chia thành các giai đoạn.
I. Khái quát về hô hấp:
- Bản chất: là quá trình bẻ gẫy dần dần mạch cacbon trong các phân tử chất hữu cơ cho tới sản phẩm cuối cùng là CO2, đồng thời năng lượng hoá học trong các liên kết của nguyên liệu hô hấp được chuyển thành năng lượng tích luỹ trong ATP.
- Nguyên liệu trực tiếp tham gia hô hấp: các đường đơn
- Các giai đoạn:
+ Đường phân: Glucozoà2 axit pirucvic (3cacbon)
+ Phân giải axit piruvic qua chu trình Crep (tác giả đưa ra chu trình này)àđiện tử và H+ được chuyển cho NADH
+ Chuỗi hô hấp: điện tử và H+ của NADH được chuyển cho chuỗi vận chuyển điện tử để tổng hợp ATP. O2 là chất nhận điện tử cuối cùng.
(?) Quan sát hình 23.1 cho biết vị trí diễn ra 3 giai đoạn của quá trình hô hấp? Bào quan nào làm nhiệm vụ chính trong quá trình hô hấp?
(?) Quan sát hình 23.2 cho biết quá trình đường phân gồm những giai đoạn nào? Mô tả từng giai đoạn?
HS: 
a. Hoạt hoá glucozo: Glucozo kết hợp với 2 ATP thành fructozo 1,6 diphotphat
b. Cắt mạch cacbon: fructozo 1,6 diphotphat bị cắt thành 2 phân tử glixeraldehit 3 photphat
c. Oxi hoá mạch cacbon bị cắt: 2 phân tử glixeraldehit 3 photphat bị oxi hoá khử
d. Sản phẩm tạo ra:
2ATP+2NADH+2C3H4O3 (axit piruvic)
(?) Thực tế tạo ra bao nhiêu ATP?
GV: Mũi tên lớn chỉ con đường phân giải glucozo tới axit piruvic, rồi 2 phân tử axit piruvic lại tiếp tục bị biến đổi để đi vào chu trình Crep. Mũi tên nhỏ chỉ hướng biến đổi tiếp theo của NADH (đi vào chuỗi vận chuyển điện tử trên màng trong của ty thể)
II. Các giai đoạn chính của hô hấp
1. Đường phân:
- Diễn ra trong tế bào chất
- Bản chất: là quá trình biến đổi phân tử glucozo à2 phân tử 3 các (C3H4O3 axit piruvic) và 2 phân tử ATP
- Các giai đoạn quá trình đường phân:
a. Hoạt hoá phân tử đường glucozo
b. Cắt mạch cacbon
c. Oxi hoá mạch cacbon bị cắt
d. Tạo sản phẩm
(?) Quan sát hình 23.3 và cho biết các giai đoạn của chu trình Crep?
- Các giai đoạn:
a. Từ axetyl CoA+oxaloaxeticàAxit xitric (6C)
b. Từ axit xitric qua 3 phản ứng, loại được 1CO2 và tạo 1 NADH cùng với axit xetoglutaric (5C).
c. Từ axit 5C loại 1 CO2 và tạo 1 NADH cùng với axit 4C
d. Từ axit 4C qua phản ứng tạo 1 ATP, qua phản ứng tạo 1 phân tử FADH2
e. Cuối cùng qua 2 phản ứng tạo 1NADH và giải phóng oxaloaxetic (4C)
(?) Nêu kết quả của chu trình?
(?) ý nghĩa của chu trình Crep là gì?
HS trả lờià giáo viên nêu thành bản chất của chu trình Crep
2. Chu trình Crep:
- Diễn ra trong chất nền ty thể (nhờ các enzim phân giải có trong chất nền ty thể)
- Bản chất: phân tử axit piruvic tiếp tục bị bẻ gẫy thành CO2, H+ và điện tử. H+ và e được chuyển cho NAD+àNADH.
+ Trong chu trình Crep còn tạo rất nhiều sản phẩm hữu cơ trung gian, là nguyên liệu cho các quá trình chuyển hoá.
+ Axit piruvic bị biến đổi thành axetyl-Coenzim A trước khi đưa vào chu trình
AP+HS-CoÀAxetylCoA+NADH+CO2
- Kết quả: 
1 axetyl-CoÀ2NADH+1FADH2+1CO2
- Nếu tính từ giai đoạn APà tạo 2CO2 và 4 NADH.
- NADH và FADH2 được đưa đến màng trong ty thể, chuyển H+ và e cho chuỗi vận chuyển điện tử trên màng.
(?) Nhắc lại cấu trúc của ty thể? Đặc điểm cấu trúc nào liên quan đến chức năng hô hấp của ty thể?
(?) Quan sát hình 24.1 sgk cho biết thành phần củ

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 10.doc
Giáo án liên quan