Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 56: Trả và chữa bài kiểm tra 1 tiết - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

 - Đánh giá chung về bài làm của HS

 - Giúp HS nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình.

 - Hướng dẫn các em cách làm bài tự luận, tự sữa lỗi chính tả trong quá trình làm bài.

 - Thống kê chất lượng và bài làm đạt điểm cao

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thuyết trình

- Giảng giải

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 - GV: + Bảng tổng kết các ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của HS.

 + Đáp án đề kiểm tra

 - HS: Xem lại bài kiểm tra

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định:(1ph) Kiểm tra sỉ số

 2. Tiến trình lên lớp: (40ph)

  Hoạt động 1: Đánh giá chung về bài làm của HS

 - GV viết lại đề bài lên bảng.

 - GV đưa ra nhận xét chung về bài làm của HS

 * Ưu điểm:

 + Một số bài làm nắm rõ được yêu cầu của đề.

 + Trình bày bài khoa học, sạch đẹp.

 + Chữ viết rõ ràng, đẹp.

 +

 * Khuyết điểm:

 + Chưa nắm rõ được yêu cầu của đề.

 + Trình bày bài chưa khoa học: mỗi ý nên xuống dòng.

 + Dùng từ chưa chính xác: hai chi trước tiến hóa thành cánh, hậu thận sang nhiệt, xoang nghiệt, xoang nhiệt, phá họa, lớp vẩy và sừng hậu thận, khép và thân, do tiếp chất dày.

 + Sai lỗi chính tả.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 56: Trả và chữa bài kiểm tra 1 tiết - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	 	 NS: 18/3/2012
Tiết: 56	 	 
I. MỤC TIÊU:
	- Đánh giá chung về bài làm của HS
	- Giúp HS nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình.
	- Hướng dẫn các em cách làm bài tự luận, tự sữa lỗi chính tả trong quá trình làm bài.
	- Thống kê chất lượng và bài làm đạt điểm cao
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thuyết trình
- Giảng giải
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
	- GV: + Bảng tổng kết các ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của HS.
	+ Đáp án đề kiểm tra
 - HS: Xem lại bài kiểm tra
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định:(1ph) Kiểm tra sỉ số
 2. Tiến trình lên lớp: (40ph) 
 ☼ Hoạt động 1: Đánh giá chung về bài làm của HS
	- GV viết lại đề bài lên bảng.
	- GV đưa ra nhận xét chung về bài làm của HS
	* Ưu điểm:	
	+ Một số bài làm nắm rõ được yêu cầu của đề.
	+ Trình bày bài khoa học, sạch đẹp.
	+ Chữ viết rõ ràng, đẹp.
	+ 
	* Khuyết điểm:
	+ Chưa nắm rõ được yêu cầu của đề.
	+ Trình bày bài chưa khoa học: mỗi ý nên xuống dòng.
	+ Dùng từ chưa chính xác: hai chi trước tiến hóa thành cánh, hậu thận sang nhiệt, xoang nghiệt, xoang nhiệt, phá họa, lớp vẩy và sừng hậu thận, khép và thân, do tiếp chất dày...
	+ Sai lỗi chính tả.
	+ Tách ý không đúng chỗ
	+ Bài làm còn viết tắt
	+ Dùng hai màu mực trong bài làm
	+ Bài làm nhớp, tẩy xóa nhiều
	+ Bài làm sai giống nhau:
 ☼ Hoạt động 2: Phát bài cho HS 
	- GV phát và kết hợp sửa từng bài
	- Sửa đủ các đối tượng: kém, yếu, trung bình, khá và giỏi
 ☼ Hoạt động 3: Đưa ra đáp án đúng của bài kiểm tra
 A. Phần trắc nghiệm: (4đ)
I. Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng: (3đ)	(Mỗi câu đúng được 0,5điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
B
A
C
B
II. Tìm các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: (1đ)
	Thứ tự các từ cần điền: Phổi, tâm thất, máu pha, thận sau.
	(Điền đúng mỗi chỗ trống được 0,25 điểm)
B. Phần tự luận. (6đ)	
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước: (2đ)
	- Cơ thể ếch có đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước: rẽ nước dễ dàng khi bơi.
	- Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí: làm giảm sức cản của nước và hô hấp được trong nước.
	- Mắt, mũi ếch ở vị trí cao trên đầu giúp ếch thở và quan sát trong khi bơi. 
	- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón giúp ếch bơi được trong nước.
Câu 2: (2đ) Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau:
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
	- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 3: (2đ)
	- Vai trò của thú (1đ): 
	+ Cung cấp thực phẩm: gia súc (lợn, bò...)
	+ Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa, voi...
	+ Cung cấp nguồn dược liệu quý: sừng, nhung của hươu, nai...
	+ Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo), ngà voi....
	+ Vật liệu thí nghiệm: chuột bạch, chuột lang...
	+ Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chồn, cầy, mèo rừng...
	- Biện pháp để bảo vệ và giúp thú phát triển (1đ):
	+ Có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ động vật hoang dã.
	+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
	+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
	+ Góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay.
4. Củng cố: (3ph) 
	- GV đưa ra các bài làm đạt điểm cao để cả lớp rút kinh nghiệm
	- Thống kê kết quả
	Kết quả kiểm tra:
Lớp
0 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
Trên Tb
7A
7B
7
 5. Dặn dò: (1ph)	 	
- Về nhà xem lại các nội dung đã học
- Soạn bài 54
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTIET 56 SINH HOC 7.doc