Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 42: Thằn lằn bóng đuôi dài - Phan Thị Mỹ Nương
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS phải trình bày được:
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống trên cạn.
- So sánh cấu tạo ngoài và sự sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng để thấy được cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
- Mô tả được sự cử động của thân và được phối hợp với trật tự cử động của các chi trong sự di chuyển. Đặc điểm của kiểu di chuyển bằng cách bò sát.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng:
- Làm việc với SGK.
- Quan sát phân tích hình rút ra kiến thức.
- Thảo luận nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan – Vấn đáp – giảng giải.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh hình 38.1, 38.2
- Mô hình thằn lằn bóng đuôi dài.
- Bảng phụ: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà
Giáo án sinh học 7 GV: Phan Thị Mỹ Nương LỚP BÒ SÁT THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI Tổ: Hoá- sinh. Bài: 38. Tiết 42: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS phải trình bày được: - Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng. - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống trên cạn. - So sánh cấu tạo ngoài và sự sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng để thấy được cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. - Mô tả được sự cử động của thân và được phối hợp với trật tự cử động của các chi trong sự di chuyển. Đặc điểm của kiểu di chuyển bằng cách bò sát. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: - Làm việc với SGK. - Quan sát phân tích hình rút ra kiến thức. - Thảo luận nhóm. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan – Vấn đáp – giảng giải. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh hình 38.1, 38.2 - Mô hình thằn lằn bóng đuôi dài. - Bảng phụ: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng. 2. Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà IV. KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu 1: Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau. Trả lời Cá cóc Tam Đảo thích nghi chủ yếu môi trường nước. Ễnh ương lớn đời sống ở nước nhiều hơn trên cạn. Ếch giun chỉ xuống nước để đẻ trứng. Câu 2: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người. Trả lời - Cung cấp thực phẩm. - Bột cóc làm thực phẩm chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. - Nhựa cóc( Thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. - Làm vật thí nghiệm. - Tiêu diệt sâu bọ gây hại. Câu 3: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban đêm? Trả lời Đa số chim ăn sâu bọ thường kiếm ăn vào ban ngày, ngược lại lưỡng cư đi kiếm ăn vào ban đêm. V. BÀI MỚI: A. MỞ BÀI: Thằn lằn bóng đuôi dài là đối tượng điển hình cho lớp bò sát, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Thông qua cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn bóng đuôi dài, học sinh hiểu được những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn khác với ếch đồng. B. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Đời sống. Mục tiêu: Cho HS biết được: Nhận thấy thằn lằn bóng đuôi dài có đời sống khác hẳn ếch đồng, chúng hoàn toàn ở cạn. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG - Gọi 1 HS đọc thông tin mục I cho cả lớp nghe. - Thằn lằn có đời sống như thế nào? + So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng. - 1 HS đọc thông tin mục I cho cả lớp nghe. + Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng. + Bò sát đất. + Bắt mồi vào ban ngày. + Hô hấp bằng phổi. + Có hiện tượng trú đông. + Là động vật biến nhiệt. + Thụ tinh trong. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàn + Sự phát triển trực tiếp. - HS thảo luận nhóm( 4 phút) trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Dưới sự trợ giúp của GV, HS trả lời được như bảng dưới. I. Đời sống: - Sống nơi khô ráo. - Bắt mồi vào ban ngày. - Thích phơi nắng. - Có hiện tượngtrú đông trong hang hốc đất khô ráo. - Thụ tinh trong. - Số trứng trong một lần sinh ít. - Phát triển trực tiếp. Thằn lằn bóng đuôi dài Ếch đồng - Sống nơi khô ráo. - Bắt mồi vào ban ngày. - Thích phơi nắng. - Có hiện tượngtrú đông trong hang hốc đất khô ráo. - Thụ tinh trong. - Số trứng trong một lần sinh ít. - Phát triển trực tiếp. - Sống nơi ẩm ướt. - Bắt mồi vào chập tối hay ban đêm. - Thích ở nơi tối có bóng râm. - Trú đông trong hang, hốc đất ẩm. - Thụ tinh ngoài. - Số trứng trong một lần sinh nhiều. - Phát triển qua biến thái. 2. Hoạt động 2 Mục tiêu: Cho HS: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 và đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm điền thông tin đúng vào bảng trang 125 SGK. - Gọi đại diện nhóm điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, dựa vào các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. - Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Gọi 1 HS đọc thông tin mục 2 SGK và quan sát hình 38.2, trả lời câu hỏi: + Thằn lằn bóng di chuyển như thế nào? - HS quan sát hình 38.1 và đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm(4 phút) điền thông tin đúng vào bảng trang 125 SGK. - Đại diện nhóm điền các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dưới sự trợ giúp của GV, HS điền đúng như bảng dưới. - HS thảo luận nhóm( 4 phút), dựa vào các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng so sánh với đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng để thấy thằn lằn bóng thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Dưới sự trợ giúp của GV, HS trả lời đúng như bảng 2 dưới: Kiểu uốn mình: Thân và đuôi tì vào đất, phối hợp với các chi làm cơ thể tiến lên phía trước. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển: 1. Cấu tạo ngoài: -Da khơ,vảy sừng bao bọc ® cản sự thốt hơi nước của cơ thể. -Cĩ cổ dài →phát huy giác quan nằm trên đầu,tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. -Mắt cĩ mí,cĩ nước mắt ®bảo vệ mắt để màng mắt khỏi bị khơ. -Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu ®bảo vệ màng nhỉ hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. -Thân dài, đuơi dài ®động lực chính của sự di chuyển. -Bàn chân cĩ năm ngĩn cĩ vuốt ®tham gia sự di chuyển trên cạn. 2. Di chuyển: Kiểu uốn mình: Thân và đuôi tì vào đất, phối hợp với các chi làm cơ thể tiến lên phía trước. ( Bảng 1) TT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 1 Da khô có vảy sừng bao bọc. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. 2 Có cổ dài. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. 3 Mắt có mi cử động, có nước mắt. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô. 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. 5 Thân dài, đuôi rất dài. Động lực chính của sự di chuyển. 6 Bàn chân có 5 ngón có vuốt. Tham gia di chuyển trên cạn Những câu lựa chọn: A. Tham gia di chuyển trên cạn. B. Động lực chính của sự di chuyển. C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô. E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. (Bảng 2) TT Đặc điểm cấu tạo ngoài So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng với ếch đồng. Giống nhau Khác nhau 1 Da khô có vảy sừng bao bọc. - + 2 Có cổ dài. - + 3 Mắt có mi cử động, có nước mắt. + + 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. - + 5 Thân dài, đuôi rất dài. - + 6 Bàn chân có 5 ngón có vuốt. - + VI. TỔNG KẾT BÀI: Gọi 1 HS đọc phần tổng kết cuối bài. VII. CỦNG CỐ: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của tha7n2 lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng. Trả lời - Da khô có vảy sừng bao bọc. - Có cổ dài. - Mắt có mi cử động, có nước mắt. - Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. - Thân dài, đuôi rất dài. - Bàn chân có 5 ngón có vuốt. Câu 2: Mô tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi tha7n2 lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi. Trả lời -Mình uốn sang phải thì đuôi uốn sang trái, chi trước bên phải và chi sau bên trái chuyển lên phía trước. Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất. Khi thằn lằn uốn thân sang trái thì đuôi uốn sang phải, chi trước bên trái và chi sau bên phải chuyển lên phía trước, vuốt của chúng tiếp tục cố định vào đất.( Sự di chuyển của chi giống như người leo thang). - Vai trò của thân và đuôi: Khi thân và đuôi uốn mình bò sát vào đất. Do đất không nhẫn, nên động tác uốn mình tạo nên một lực ma sát vào đất. Thắng sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài bao nhiêu thì lực ma sát của thân và đuôi lên mặt của đất càng lớn bấy nhiêu, sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh bấy nhiêu, nên thằn lằn bò càng nhanh. VIII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - IX. RÚT KINH NGHIỆM: ..
File đính kèm:
- Tiet 42 Than lan bong duoi dai.doc