Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 59: Cây phát sinh giới động vật

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: .

- Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật - cây phát sinh động vật.

b. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

c. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS tính tự học, lòng ham học hỏi và yêu thích bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV & HS:

a. Chuẩn bị của GV:

- Tranh sơ đồ H56.1 SGK

- Tranh cây phát sinh giới động vật

b. Chuẩn bị của HS:

 - Chuẩn bị kỹ nội dung bài học GV dặn từ tiết trước.

- Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật

 3. Tiến trình bài học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 59: Cây phát sinh giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
12/03/2012
Ngày giảng:
Sinh
7
A
59
12/03/2012
Sinh
7
B
59
#N/A
Sinh
7
C
59
#N/A
Sinh
7
D
59
12/03/2012
Sinh
7
E
59
#N/A
Tiết 59. CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: .
- Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật - cây phát sinh động vật.
b. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm
c. Thái độ: 
 - Giáo dục cho HS tính tự học, lòng ham học hỏi và yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh sơ đồ H56.1 SGK
- Tranh cây phát sinh giới động vật 
b. Chuẩn bị của HS:
 - Chuẩn bị kỹ nội dung bài học GV dặn từ tiết trước.
- Ôn lại kiến thức đã học về đặc điểm chung các ngành động vật
 3. Tiến trình bài học:
a. Kiểm tra bài cũ: (8')
Câu hỏi
Đáp án
Sinh sản vô tính là gì? Lấy ví dụ minh họa?
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp TB sinh dục đực và cái 
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi và tái sinh
Sự tiến hóa về sinh sản hữu tính được thể hiện ntn?
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản thể hiện:
+ Thụ tinh ngoài ? thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng? đẻ ít trứng?đẻ con.
+ Phôi phát triển có biến thái ? phát triển trực tiếp không có nhau thai?phát triển trực tiếp có nhau thai 
+ Con non không được nuôi dưỡng?được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ?được học tập thích nghi với cuộc sống.
b. Giảng bài mới: 
 * Mở bài: Để hiểu về mối quan hệ giữa các loài sinh vật, và mức độ tiến hóa của động vật chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật
+ Mục tiêu: Thấy được di tích hóa thạch là bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật.
 -GV:Yêu cầu HS: Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, hình 182. SGK trả lời câu hỏi.
-?: Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau?
-?: Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư giống với cá vây thân chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư ngày nay.
-?: Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay.
-?: Nhữnng đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật?
 -GV: ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm lên bảng.
 -GV: nhận xét và thông báo ý kíên đúng của nhóm.
 -GV: cho HS rút ra kết luận.
-HS:Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng, quan sát các hình 56.1. 56.2 tr.182 – 183 SGK.
-Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi yêu cầu nêu được.
Yêu cầu nêu được.
+ Di tích hoá thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật.
+ Lưỡng cư cổ – lưỡng cư ngày nay có 4 chi 5 ngón.
+ Chim cổ giống bò sát: có răng có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt. Chim cổ giống chim hiên nay: có cánh, lông vũ.
+ Nói lên nguồn gốc của động vật.
VD; Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của ếch nhái.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- Thảo luận toàn lớp g thống nhất ý kiến.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
1. Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật
- Di tích hoá thạch của các động vật có nhiều đặc điểm của các nhóm động vật ngày nay.
- Những loài động vật được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng.
Hoạt động 2: 
Cây phát sinh giới động vật
+ Mục tiêu: Nêu được vị trí của các ngành động vật và mối quan hệ họ hàng của các ngành động vật.
 -GV: Giảng, những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau.
- GV yêu cầu: Quan sát hình, đọc SGK, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi.
-?: Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?
-?: Mức độ quan hệ hệ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?
-?: Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết đựơc số lượng loài của nhóm động vật nào đó?
-?: Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
-?:Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?
- GV ghi tóm tắt phần trả lời của nhóm lên bảng.
-?: Hãy nêu ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật?
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
 -HS:Cá nhân tự đọc thông tin § trong SGK và quan sát hình 56.3 tr. 183, Thảo luận nhóm g yêu cầu nêu được:
+ Cho biết mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật.
+ Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa.
+ Ví kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài đông.
+ Chân khớp có quan hệ gần với thân mềm hơn.
+ Chim và thú gần bò sát hơn các loài khác.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án của nhóm mình.
-HS: Trả lời.
2: Cây phát sinh giới động vật
 - Cây phát sinh động vật phản ánh qua sát họ hàng giữa các loài sinh vật.
c. Củng cố - Luyện tập3’)
- GV dùng tranh cây phát sinh động vật ? yêu cầu HS trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Học baìo trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục " Em có biết"
- HS kẻ phiếu học " Sự thích nghi của ĐV ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng vào vở bài tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_tiet_59_cay_phat_sinh_gioi_dong_v.doc