Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: - Hs nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh,từ đó có biện pháp phòng tránh. Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn

 2/ Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. - Kĩ năng hoạt động nhóm

 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống.

II/ Đồ dùng dạy học :

• GV: Tranh một số giun tròn

• HS: Kẻ bảng “ đặc điểm của ngành giun tròn” vào vở học bài

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi

 H: Nêu đời sống và cấu tạo của giun đũa?

 H: Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa? Vì sao phải ăn chín uống sôi, tẩy giun định kì?

Gọi Hs khác nhận xét – bổ sung

GV: Nhận xét – Ghi điểm

2/ Hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 30/09/2010
Tiết : 14	 Ngày dạy : 31/09/2010
Bài: 14 MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Hs nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh,từ đó có biện pháp phòng tránh. Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn
 2/ Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. - Kĩ năng hoạt động nhóm
 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống. 
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: Tranh một số giun tròn
HS: Kẻ bảng “ đặc điểm của ngành giun tròn” vào vở học bài
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi
 H: Nêu đời sống và cấu tạo của giun đũa?
 H: Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa? Vì sao phải ăn chín uống sôi, tẩy giun định kì?
Gọi Hs khác nhận xét – bổ sung
GV: Nhận xét – Ghi điểm 
2/ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, quan sát hình 14.1 à 14.4 
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người?
+ Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ? 
+ Hãy trình bày vòng đời của giun kim.
+ Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì 
+ Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất? 
- Gv để Hs tự chữa bài à Gv chỉ thông báo đúng saià các nhóm tự sửa nếu cần. 
+ Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh?
à Gv cho Hs tự rút ra kết luận.
- Gv cho 1 à 2 Hs nhắc lại kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin và thông tin ở các hình vẽà ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi trong nhóm thống nhất câu trả lời.
Nêu được:
+ Giun chỉ, giun tóc, giun móc câu, giun kim
+ Kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người, Đv, Tv như ở: ruột non, tá tràng, mạch bạch huyết, rễ lúa. Gây tác hại: Lấy tranh thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra các chất độc có hại cho cơ thể vật chủ.
+ Phát triển trực tiếp.
+ Ngứa hậu môn
+ Mút tay
- Đại diện nhóm trình bày đáp ánà nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Biện pháp: Giữ vệ sinh, đặc biệt là trẻ em. Diệt muỗi , tẩy giun định kì. Không tưới rau bằng phân tươi
- 1 à 2 học sinh rút ra kết luận.
I. Một số giun trò khác.
 -Đa số giun tròn sống kí sinh như : Giun kim, giun chỉ giun tóc, giun móc câu...
 -Chúng sống chủ yếu trong nội quan của động vật và người, gây tác hại cho vật chủ
-Cần có các biện pháp vệ sinh hợp lýđể phòng các bệnh về giun tròn. 
Đại diện
Nơi kí sinh
Tác hại
Con đường xâm nhập
Cách phòngchống
Giun kim
Ruột già ở người
Gây ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn
Đường tiêu hoá
tực hiện 
chế độ 3
 sạch
Giun móc câu
Tá tràng của người
Làm người bệnh xanh xao vàng vọt
Qua da
 Dùng đồ bảo hộ lao động khi ra vườn
Giun rễ lúa
ở rễ lúa
Gây bệnh vàng lụi
Qua phân bón và nước tưới
Phun thuốc bảo vệ thực vật 
HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Gv yêu cầu trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 1 “ Đặc điểm của ngành giun tròn” 
- Gv kẻ sẵn bảng 1 để Hs chữa bài. 
- Gv gọi đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm.
- Gv thông báo kiến thức đúng trong bảng để các nhóm tự sửa chữa.
- Trong nhóm: Cá nhân nhớ lại kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành các nội dung ở bảng. 
- Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm vào bảng 1 à nhóm khác nhân xét à bổ sung ý kiến. 
II. Đặc điểm chung
Cơ thể có hình trụ thường thuôn 2 đầu.
 - Có lớp vỏ cuticun thường trong suốt.
 - Có khoang cơ thể chưa chính thức
 - Cơ quan tiêu hóa dạng ống bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
 Bảng: Đặc điểm của ngành giun tròn
TT
 Đại diện 
Đặc điểm
Giun đũa
Giun kim
Giun móc câu
Giun rễ lúa
1
Nơi sống
Ruột non
Ruột già
Tá tràng
Rễ lúa
2
Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu
v
v
v
3
Lớp vỏ cuticun thường trong suốt ( nhìn rõ nội quan )
v
v
v
v
4
Kí sinh chỉ ở một vật chủ
v
v
v
v
5
Đầu nhọn, đuôi tù
v
- Gv tiếp tục cho học sinh thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành giun tròn. 
- Gv yêu cầu Hs tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành giun tròn.
- Trao đổi nhómà thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lờià nhóm khác bổ sung.
à rút ra kết luận
IV/ Kiểm tra-đánh giá: 
Gv cho học sinh đọc kết luận cuối bài.
Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK.
 Đ/a: C1: So sánh giun kim và giun móc câu , thấy giun móc câu nguy hiểm hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng. Tuy thế, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim ở chỗ chỉ cần đi giày,dép,ủngkhi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng của giun móc là đủ. 
 C2: Đặc điểm cơ thể hình giun, thuôn 2 đầu và mình tròn ( tiết diện ngang tròn ) là đặc điểm dễ nhận biết chúng với các đông vật khác.
 C3: Vì: + Nhà tiêu, hố xíchưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
 + Ruồi, nhặng còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa.
 + Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp như : tưới rau xanh bằng phân tươi; ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng.
V/ Dặn dò: 
Học bài trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc mục ‘ em có biết’
VI/ Rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docsinh7(2).doc
Giáo án liên quan