Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 42: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Tóm tắt được ba bộ bò sát thường gặp (bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu) bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài.

- Diễn giải được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của một số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng. Giải thích nguyên nhân sự diệt vong của khủng long và giải thích tại sao những loài bò sát cỡ nhỏ còn tồn tội cho đến ngày nay.

- Nhận biết được đặc điểm chung và vai trò của bò sát.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, HĐN.

3. Thái độ:

 Nhận thức đúng đắn về sự biến đổi thích nghi của sinh vật thấy được quan niệm về sinh vật bất biến là sai.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+ Tranh: Các loại: thằn lằn, rắn, rùa và cá sấu.

+ Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.

+ Mô hình bò sát.

- Học sinh:

 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.

 + Hoàn thành phiếu học tập.

III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoạivà hoạt động nhóm

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra đầu giờ:(5)

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?

3. Tiến trình bài giảng:

* Khởi động: Bò sát rất đa dạng, chúng thích nghi với đời sống riêng. Những loài khủng long có kích thước lớn đã bị diệt vong. Vậy sự ra đời và tuyệt chủng diễn ra như thế nào? Tại sao những loài bò sát bé hơn lại tồn tại đến ngày nay?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 42: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 1/ 2010 
Ngày dạy: 22/ 1/ 2010 
Tiết thứ: 42
Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Tóm tắt được ba bộ bò sát thường gặp (bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu) bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài.
- Diễn giải được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của một số loài khủng long thích nghi với đời sống của chúng. Giải thích nguyên nhân sự diệt vong của khủng long và giải thích tại sao những loài bò sát cỡ nhỏ còn tồn tội cho đến ngày nay.
- Nhận biết được đặc điểm chung và vai trò của bò sát.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, HĐN.
3. Thái độ :
 Nhận thức đúng đắn về sự biến đổi thích nghi của sinh vật thấy được quan niệm về sinh vật bất biến là sai.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Tranh: Các loại: thằn lằn, rắn, rùa và cá sấu.
+ Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.
+ Mô hình bò sát. 
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.
 + Hoàn thành phiếu học tập..
III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoạivà hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đầu giờ:(5’)
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
3. Tiến trình bài giảng:
* Khởi động: Bò sát rất đa dạng, chúng thích nghi với đời sống riêng. Những loài khủng long có kích thước lớn đã bị diệt vong. Vậy sự ra đời và tuyệt chủng diễn ra như thế nào? Tại sao những loài bò sát bé hơn lại tồn tại đến ngày nay?
Hoạt động 1. (10’)
Tìm hiểu sự đa dạng của bò sát
- Mục tiêu: So sánh bộ có vảy, bộ rùa và bộ cá sấu bằng những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
-Yêu cầu học sinh đọc   phần I SGK trang 130, quan sát hình 40.1.
-Làm theo phiếu học tập.
-Giáo viên treo bảng phụ, nội dung phiếu học tập
-Gọi học sinh lên điền bảng phụ.
?Vậy sự đa dạng của bò sát thể hiện ở điểm nào?
I. Đa dạng của bò sát: 
- Lớp bò sát rất đa dạng, số lượng loài lớn, chia làm ba bộ:
+ Bộ có vảy.
+ Bộ cá sấu.
+ Bộ rùa.
- Có lối sống và môi trường sống phong phú.
 Bảng phụ: Đặc điểm phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp bò sát.
Đặc điểm cấu tạo
Bộ có vảy: Thằn lằn bóng
Bộ cá sấu: cá sấu xiên
Bộ rùa: Rùa núi vàng
1. Mai và yếm
Không có
Không có
Có
2. Hàm và răng
Có răng nhỏ mọc trên hàm, hàm ngắn.
Hàm rất dài, có nhiều rănglớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng.
Hàm ngắn, không có răng
3. Vỏ trứng
Trứng có màng dai bao bọc.
Trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
Trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
-Lưu ý: Đặc điểm phân biệt giữa ba bộ là hàm hoặc răng.
Nhưng trong thực tế:
+ Dựa vào mai và yếm để phân biệt bộ rùa.
+ Dựa vào hàm rất dài để phân biệt bộ cá sấu.
+ Dựa vào hàm ngắn, kích thước nhỏ để phân biệt bộ thằn lằn.
Hoạt động 2. (13’)
Tìm hiểu sự ra đời phồn thịnh và sự diệt vong của khủng long.
- Mục tiêu:
+ Tóm tắt được sự ra đời và phát triển phồn thịnh của khủng long.
+ Diễn giải được nguyên nhân gây diệt vong của khủng long.
-Tiến hành: HĐNB
 -Yêu cầu học sinh đọc œ phần II SGK, quan sát hình 40.2, đọc ghi chú.
-Giáo viên phân tích sự ra đời của bò sát:
?Tổ tiên của bò sát như thế nào?
?Nguyên nhân nào dẫn đến sự phồn thịnh của bò sát?
-Quan sát hình 40.2 nêu đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, cánh, bạo chúa?
ẹ1?Vậy nguyên nhân nào khủng long bị diệt vong?
ẹ2?Vì sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay? 
II. Các loài khủng long:
1.Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long:
-Tổ tiên bò sát được xuất hiện cách đây 230-280 triệu năm.
-Sự phồn thịnh của bò sát
Do điều kiện sống thuận lợi và chưa có kẻ thù nên các loài khủng long phát triển mạnh và đa dạng.
2.Sự diệt vong của khủng long:
-Nguyên nhân sự diệt vong:
+Sự cạnh tranh với chim và thú.
+Do ảnh hưởng của khí hậu lạnh đột ngột và thiên tai.
-Bò sát cỡ nhỏ tồn tại vì:
+Cơ thể nhỏ nên dễ tìm nơi ẩn náu.
+Yêu cầu thức ăn không cao.
Hoạt động 3. (12’)
Đặc điểm chung và vai trò của bò sát.
- Mục tiêu: Tóm tắt được đặc điểm chung và vai trò của bò sát.
-Tiến hành:
 -Yêu cầu học sinh thực hiện theoẹ SGK trang 132
?Em hãy nêu đặc điểm chung của lớp bò sát?
-Gọi 1-2 học sinh nhắc lại đặc điểm chung của lớp bò sát.
-Nghiên cứu tiếp œ phần vai trò.
?Trong thực tế bò sát có ích lợi gì? 
III. Đặc điểm chung của bò sát:
Học theo phần ghi nhớ SGK tr 132
IV.Vai trò của bò sát:
-Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ có hại (thằn lằn), các loại gặm nhấm phá hại mùa màng (rắn)
-Giá trị thực phẩm: ba ba, rùa
-Làm thuốc chữa bệnh: rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa
-Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi
-Tác hại: gây độc cho người (nọc rắn).
4. Củng cố - đánh giá:(5’)
- Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với ếch?
- Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát?
- Hoàn thành sơ đồ: Theo hình 40.1 SGK trang 130.
- Học sinh đọc kết luận chung 
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang .
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 41: Chim bồ câu.
- Kẻ bảng 1, 2 vào vở bài tập.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet42.doc