Giáo án Sinh học 9 - Tuần 4, tiết 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài: Số lượng, hình dạng, cấu trúc .

- Mô tả được cấu trúc hiển vi của NST và nêu được chức năng của NST.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, cẩn thận.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 SGK.

2. Học sinh:

- Đọc trước nội dung bài 8

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tuần 4, tiết 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 04 Ngày soạn: 07/09/2014
 Tiết 08 Ngày dạy: 13/09/2014
CHƯƠNG II : NHIỄM SẮC THỂ
	BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:	
- Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài: Số lượng, hình dạng, cấu trúc . 
- Mô tả được cấu trúc hiển vi của NST và nêu được chức năng của NST.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 SGK.
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài 8
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1…………............................................… 9A2…………........................................…… 
9A3……………........................................… 9A4…………........................................……
9A5..............................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ. Không
3. Hoạt động dạy - học:
 Mở bài: Bố mẹ, ông bà, tổ tiên đã truyền cho con cháu vật chất gì để con cháu giống với bố mẹ, ông bà, tổ tiên? (NST, gen, ADN). Chúng ta cùng tìm hiểu chương II – Nhiễm sắc thể 
 Hoạt Động 1: Tính đặc trưng của bộ NST.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS đọc £ mục I, quan sát H 8.1 để trả lời câu hỏi:
- NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử?
- Thế nào là cặp NST tương đồng?
- Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội?
- GV: trong cặp NST tương đồng, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- Yêu cầu HS quan sát H 8.2 bộ NST của ruồi giấm, và H8.3 đọc thông tin cuối mục I và trả lời câu hỏi: Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng?
- GV: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX) hay không tương đồng tuỳ thuộc vào loài, giới tính. Có loài NST giới tính chỉ có 1 chiếc (bọ xít, châu chấu, rệp...) NST ở kì giữa co ngắn cực đại, có hình dạng đặc trưng có thể là hình que, hình hạt, hình chữ V.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 8 để trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài ?
+ Số lượng NST có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Vì sao?
+ Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?
- HS nghiên cứu phần đầu mục I, quan sát hình vẽ nêu được:
+ Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại từng cặp tương đồng, gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước.
+ Trong giao tử NST chỉ có một NST của mỗi cặp tương đồng.
+ Bộ NST chứa cặp NST tương đồng " Số NST là số chẵn kí hiệu 2n (bộ lưỡng bội).
+ Bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa n kí hiệu là n (bộ đơn bội).
- HS trao đổi nhóm nêu được: có 4 cặp NST gồm:
+ 1 đôi hình hạt
+ 2 đôi hình chữ V
+ con cái 1 đôi hình que. Con đực 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc.
- HS trao đổi nhóm, nêu được:
+ Số lượng NST ở các loài khác nhau.
+ Số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài.
=> HS rút ra kết luận.
*Tiểu kết: 
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
 Hoạt Động 2: Tìm hiểu cấu trúc của NST.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS quan sát H8.4 và H8.5, nghiên cứu thông tin SGK.
- Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa?
- Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết:
- Các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
- GV: mỗi NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) mỗi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn, ngoài ra một số NST còn có eo thứ hai là nơi tổng hợp rARN, các rARN này tích tụ lại tạo thành nhân con
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát và mô tả.
- HS điền chú thích
 1 - 2 crômatit
 2 - Tâm động
* Tiểu kết: 
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn ( nhiễm sắc tử chị em ) gắn với nhau ở tâm động. Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
 Hoạt Động 3: Tìm hiểu chức năng của NST.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
? NST có đặc điểm gì liên quan đến di truyền?
- HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
-> Rút ra kết luận.
* Tiểu kết: 
NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
- Hãy ghép các chữ cái a,b,c ở cột B cho phù hợp với các con số 1, 2, 3 ở cột A.
Cột A
Cột B
Trả lời
1 - Cặp NST tương đồng.
2 - Bộ NST lưỡng bội.
3 - Bộ NSt đơn bội.
a/ là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.
b/ là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.
c/ là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước.
1 - 
2 - 
3 - 
2. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Kẻ sẵn bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 9 - Nguyên phân.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 9TUAN 04TIET 08.doc
Giáo án liên quan