Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 9

I. Lý thuyết:

Câu 1: Em hãy cho biết những dấu hiệu xuất hiện của nam giới và nữ giới khi đến tuổi dậy thì?

Câu 2: Em hãy phát biểu qui luật phân li của Men đen? Nếu F1 đồng tính thì có nhất thiết P phải thuần chủng không? Hãy giải thích?

Câu 3: Em hãy trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai, con gái có đúng không? Hãy giải thích?

Câu 4: Ưu thế lai là gì? Tại sao ưu thế biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Lấy ví dụ chứng minh.

II. Bài tập:

Câu 1: Cho lai giữa chuột đuôi cong thuần chủng với chuột đuôi thẳng thuần chủng, F1 thu được toàn chuột đuôi cong. Biết rằng hình dạng đuôi chuột do một cặp gen qui định.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
môn sinh học
	 Thời gian làm bài: 150 phút.
Lý thuyết:
Câu 1: Em hãy cho biết những dấu hiệu xuất hiện của nam giới và nữ giới khi đến tuổi dậy thì?
Câu 2: Em hãy phát biểu qui luật phân li của Men đen? Nếu F1 đồng tính thì có nhất thiết P phải thuần chủng không? Hãy giải thích?
Câu 3: Em hãy trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai, con gái có đúng không? Hãy giải thích?
Câu 4: Ưu thế lai là gì? Tại sao ưu thế biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Lấy ví dụ chứng minh.
II. Bài tập:
Câu 1: Cho lai giữa chuột đuôi cong thuần chủng với chuột đuôi thẳng thuần chủng, F1 thu được toàn chuột đuôi cong. Biết rằng hình dạng đuôi chuột do một cặp gen qui định.
 Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn?
Cho chuột F1 lai với chuột đuôi thẳng được thế hệ lai như thế nào?
Nếu kết quả một phép lai giữa hai giống chuột nói trên cho kiểu hình ở đời con lai F1 là 3 chuột đuôi cong, 1 chuột đuôi thẳng thì kiểu gen và kiểu hình của những con chuột bố mẹ đem lai như thế nào?
Câu 2: Một phân tử ADN có số lượng nuclêôtít mỗi loại như sau:
 Trên mạch đơn 1: A1 = 1000 nuclêôtít, G1 = 3000 nuclêôtít
 Trên mạch đơn 2: A2 = 2000 nuclêôtít, G2 = 4000 nuclêôtít
Xác định số lượng nuclêôtít mỗi loại trên từng mạch và trong cả phân tử ADN?
Tính chiều dài phân tử ADN ?
Tính số liên kết hiđrô trong phân tử ADN?
..Hết
đáp án . biểu Điểm thi học sinh giỏi huyện
môn sinh học lớp 9
Lý thuyết:
Câu 1: 3đ
 Dấu hiệu xuất hiện khi đến tuổi dậy thì của nam giới (1.5đ)
- Lớn nhanh, cao vượt 
- Cơ quan sinh dục to ra
- Sụn giáp phát triển lộ hầu 
- Xuất hiện mụn trứng cá, xuất tinh lần đầu.
- Võ tiếng, giọng ồm
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
- Mọc ria mép, lông nách, lông mu.
- Vai rộng, ngực nở
- Cơ bắp phát triển
Dấu hiệu xuất hiện khi đến tuổi dậy thì của nữ giới (1.5đ)
- Lớn nhanh, 
- Vú phát triển
- Bộ phận sinh dục phát triển 
 - Xuất hiện mụn trứng cá, 
 - Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển
- Mọc lông nách, lông mu.
- Hông nở rộng,mông, đùi phát triển
- Bắt đầu có kinh nguyệt.
Câu 2: 3đ
Định luật phân li của Men đen (1đ): Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội, 1 lặn
Nếu F1 đồng tính thì không nhất thiết P phảI thuần chủng (1đ)
GiảI thích (1đ)
Ví dụ: Cây cao x cây cao Cây cao x cây thấp
 AA x Aa	AA	x	aa
 F1 1AA, 1Aa Toàn cây cao F1 Aa Toàn cây cao
Câu 3: 3đ
Cơ chế sinh con trai, con gáI ở người (1,5đ)
P 44A + XX x 44A + XY
Gp	22A + X 22A + X 22A + Y
F1 44A + XX ( con gái) 44A + XY( con trai)
Quan điểm người mẹ quyết định việc sinh con trai, con gái là sai. (0.5đ)
GiảI thích (1đ): Nữ giới chỉ có 1 loại trứng X
 Nam giới có hai loại tinh trùng X, Y
	Do vậy quyết định việc sinh con trai, con gái là do người bố chứ không phải người mẹ. ( Như sơ đồ lai trên)
Câu 4: 3đ
 - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu , năng suất chất lượng (1đ)
 - Ưu thế biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 (1đ) vì: 
+ Cơ thể lai F1 tồn tại các cặp gen dị hợp, các gen trội có lợi được biểu hiện ở thế hệ lai F1
+ Các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần
Ví dụ: (1đ)
P AA x aa
F1 Aa x Aa
 F2 1AA, 2Aa, 1aa
Bài tập:
Câu 1: 4đ
Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn: (1đ)
Theo giả thiết ta có P thuần chủng. Kết quả tuân theo qui luật dồng tính của Menđen Vậy: 
+ Tính trạng đuôi cong là tính trạng trội
+ Tính trạng đuôi thẳng là tính trạng lặn
Lai chuột F1 với chuột đuôi thẳng (1,5đ)
Qui ước: gen A qui định đuôi cong
 gen a qui định đuôI thẳng
 Chuột đuôi cong thuần chủng: AA	(0.5đ)
 Chuột đuôi thẳng thuần chủng: aa
Sơ đồ lai: (1đ)
	 đuôi cong đuôi thẳng
P AA x aa 
Gp A a
F1 Aa (đuôi cong)
 Cho F1 lai với chuột đuôi thẳng ta có sơ đồ sau:
 Aa x aa
 G A a	 a
Thế hệ lai Aa, aa 1đuôi cong, 1 đuôi thẳng
Kiểu gen và kiểu hình của P (1.5đ)
 - Nếu đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là: Đuôi cong/ duôi thẳng = 3/1 đây là kết quả của phép lai tuân theo qui luật phân li của Men đen. Vậy P đều phải có kiểu gen dị hợp tử Aa. (0.75đ)
 - Sơ đồ lai P: Aa x Aa
 Gp A a	 A a
 F1 AA, Aa, Aa, aa
+ Tỉ lệ kiểu gen 1AA, 2Aa, 1aa
+ Tỉ lệ kiểu hình 3 đuôi cong, 1 đuôi thẳng
 Kết quả tương tự như giả thiết (0.75đ)
Bài 2: 4đ
a. Số nuclêôtít mỗi loại trên từng mạch và trong cả phân tử ADN(1.5đ)
Số nuclêôtít mỗi loại trên từng mạch: (0.75đ)
 A1 = T2 = 1000 G1 = X2 = 3000
 T1 = A2 = 2000 X1 = G2 = 4000 
Số nuclêôtít mỗi loại trên cả hai mạch: (0.75đ)
	A = T = A1 + A2 = 1000 + 2000 = 3000
	G = X = G1 + G2 = 3000 + 4000 = 7000
b. Chiều dài phân tử ADN (1.5đ)
Tổng số nuclêôtít là (7000 + 3000).2 = 20000 (0.75đ)
Dựa vào công thức lADN = lADN = = 34000Ao (0.75đ)
c. Số liên kết hiđrô trong phân tử ADN (1đ)
Ta có H = 2A + 3G = 2. 3000 + 3. 7000 = 27000.
...........................Hết...............................

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh9 de xuat.doc